Hàng loạt nhà ở tái định cư "đắp chiếu", nhiều năm không người ở

Nguyễn Thúy |

Trong khi hàng nghìn người lao động vẫn thiếu chỗ ở, không mua được nhà tại Hà Nội thì nhiều tòa nhà tái định cư tại quận Hoàng Mai lại trong tình cảnh bỏ hoang, vắng hơi người, khuôn viên xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng.

Bỏ hoang hàng nghìn căn hộ

 
Tòa chung cư tái định cư nằm tại vị trí đắc địa trên phố Tân Mai. Ảnh: Nguyễn Thúy

Dù có một vị trí đắc địa khi nằm ngay mặt đường lớn Tân Mai (Hoàng Mai, Hà Nội) đối diện hồ Đền Lừ, song 3 tòa chung cư thuộc Dự án tái định cư Đền Lừ III đến nay vẫn bỏ hoang, không có người chuyển về ở.

Hệ thống cửa kính bị phá vỡ. Ảnh: Nguyễn Thúy
Hệ thống cửa kính bị phá vỡ. Ảnh: Nguyễn Thúy

Ghi nhận của PV trong ngày 14.6 cho thấy, các mặt sảnh của tòa nhà được người dân tận dụng để hàng hoá phục vụ kinh doanh. Khu vực vườn hoa, sân chơi bỏ hoang khiến mọc cỏ um tùm. Hạ tầng kỹ thuật xuống cấp, hư hỏng, cửa kính bị đập vỡ. Bên trong tòa nhà trở thành điểm tập trung hút chích của người nghiện.

Từng khu vực của tòa nhà được tận dụng với những mục đích khác nhau. Ảnh: Nguyễn Thúy
Từng khu vực của tòa nhà được tận dụng với những mục đích khác nhau. Ảnh: Nguyễn Thúy

Tương tự, khu tái định cư Trần Phú (Hoàng Mai, Hà Nội) được phê duyệt chủ trương đầu tư từ năm 2010, nhằm mục đích phục vụ tái định cư giải phóng mặt bằng Công viên Tuổi trẻ (quận Hai Bà Trưng).

Do không có người ở, nên các lối ra vào tòa nhà tái định cư này đều đóng kín, cỏ mọc um tùm...Ảnh: Nguyễn Thúy
Do không có người ở, các lối ra vào tòa nhà tái định cư này đều đóng kín, cỏ mọc um tùm...Ảnh: Nguyễn Thúy

Tuy nhiên, đến nay theo ghi nhận của PV, có hai toà chung cư cao tầng được xây dựng xong nhưng không có người ở.

Nhiều hạng mục của tòa nhà xuống cấp, khuôn viên tận dụng để trồng rau, nuôi gà. Ảnh: Nguyễn Thúy
Nhiều hạng mục của tòa nhà xuống cấp, khuôn viên tận dụng để trồng rau, nuôi gà. Ảnh: Nguyễn Thúy

Một số khu vực vốn được quy hoạch làm khuôn viên, vườn hoa, tiểu cảnh hiện được trưng dụng để chăn nuôi gà, vịt. Lớp sơn tường bên ngoài tòa nhà đã bạc màu, ngả ố, công trình xuất hiện nhiều dấu hiệu xuống cấp, cỏ mọc um tùm.

Tìm gặp những người dân thuộc diện tái định cư khi giải phóng mặt bằng Công viên Tuổi trẻ, PV nhận được câu trả lời của những người dân xung quanh là: “Họ chuyển đi hết rồi”.

“Rất nhiều người trước kia họ đồng ý nhận tiền đền bù để chuyển đi mua nhà chỗ khác, chứ giờ chẳng ai ở đây nữa đâu”, bà Thu Trà (phường Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng) cho hay.

Nhà tái định cư đã hoàn thành thô nhiều năm nhưng đến nay vẫn trong tình trạng “đắp chiếu“. Ảnh: Nguyễn Thúy
Nhà tái định cư đã hoàn thành thô nhiều năm nhưng đến nay vẫn trong tình trạng “đắp chiếu“. Ảnh: Nguyễn Thúy

Trên đường Khuyến Lương (Hoàng Mai, Hà Nội) đã nhiều năm nay, người dân xung quanh quen với việc hai tòa nhà tái định cư không có người ở.

Hai tòa nhà đã hoang hóa từ lâu. Ảnh: Nguyễn Thúy
Hai tòa nhà đã hoang hóa từ lâu. Ảnh: Nguyễn Thúy

Theo quan sát, trên tường nhà, nhiều nơi đã mốc, nứt. Cửa kính các căn hộ đã xỉn màu vì mưa nắng. Phía bên ngoài, những đường cống thoát nước bị che lấp bởi rác thải, vật liệu xây dựng.

Chỗ thừa, chỗ thiếu do đâu? 

Nhiều chuyên gia bất động sản nhìn nhận, chất lượng xây dựng nhà tái định cư kém so với tiêu chuẩn, quy chuẩn, trong khi xây dựng không tham vấn ý kiến cộng đồng dân cư… là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng cư dân không mặn mà với nhiều dự án nhà tái định cư.

Trước đó, tại buổi thảo luận về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhận định, nhà tái định cư ở Hà Nội hiện nay “thừa thì vẫn thừa, thiếu vẫn thiếu”.

Theo ông Dũng, thừa là theo nhu cầu, vừa qua một loạt dự án người dân không nhận nhà mà nhận tiền. Còn thiếu là theo Luật Đất đai cứ có nhà tái định cư thì mới được triển khai dự án.

Ông Dũng cho rằng cần có hướng mở hơn trong quy định này, hoàn toàn giao cho cấp tỉnh bố trí nhà tái định cư sang nhà ở xã hội và ngược lại một cách linh hoạt.

Cần xem xét lại quy hoạch để xây dựng khu tái định cư. Ảnh: Nguyễn Thúy
Cần xem xét lại quy hoạch để xây dựng khu tái định cư. Ảnh: Nguyễn Thúy

Để tháo gỡ các khó khăn hiện nay, phát triển nhà ở tái định cư giai đoạn 2021 - 2030, theo ông Mạc Đình Minh - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, UBND TP Hà Nội sẽ kiểm soát tiến độ các dự án đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư và kế hoạch bồi thường, hỗ trợ tái định cư giải phóng mặt bằng các dự án hạ tầng trọng điểm, quá trình triển khai các dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trên địa bàn thành phố nhằm đảm bảo hiệu quả việc sử dụng quỹ nhà tái định cư.

Thành phố yêu cầu kiểm soát, đôn đốc tiến độ bố trí, bàn giao quỹ nhà tái định cư để đảm bảo hiệu quả sử dụng, tránh tình trạng bỏ trống, lãng phí tài sản Nhà nước.

Nguyễn Thúy
TIN LIÊN QUAN

Thiếu công cụ để "đo" đời sống của dân sau giải tỏa, tái định cư

Thanh Hải |

Giải tỏa, thu hồi đất, đưa dân đến khu tái định cư mới luôn là vấn đề nóng ở các địa phương. Một phần vì dân không đồng tình với áp giá đền bù đất, tài sản... một phần nơi ở mới không đảm bảo đủ các điều kiện tối thiểu. Nhất là thiếu đất sản xuất...

Hiện trạng 3 khu tái định cư phục vụ các dự án trọng điểm của TP Cần Thơ

Tạ Quang |

Cần Thơ - 3 khu tái định cư dành cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi các dự án giao thông, bờ kè, xây trụ sở,... triển khai trong thời gian qua, thuộc địa bàn quận Ninh Kiều.

Chuyển hơn 18 ha đất trồng lúa để thực hiện dự án tái định cư ở Long An

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chấp thuận cho UBND tỉnh Long An quyết định chuyển mục đích sử dụng 18,11 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp để thực hiện dự án Khu tái định cư Nam Tân Tập.

Thu phí cao hơn giá đấu thầu, Kon Tum hoàn lại tiền xét nghiệm COVID-19

THANH TUẤN |

Ngày 16.6, ông Võ Văn Thanh – Giám đốc Sở Y tế tỉnh Kon Tum cho biết, hiện các đơn vị y tế trên địa bàn đang thông báo, triển khai thực hiện việc trả tiền chênh lệch thu phí dịch vụ xét nghiệm COVID-19 tại thời điểm dịch bệnh bùng phát.

Khai quật thanh kiếm 3.000 năm tuổi còn mới nguyên ở Đức

Anh Vũ |

Các nhà khảo cổ đã khai quật được một thanh kiếm có chuôi hình bát giác quý hiếm trong một ngôi mộ từ thời đại đồ đồng ở Đức.

Giám đốc một Công ty bảo hiểm tại Ninh Bình bị khởi tố, bắt giam

DIỆU ANH |

Ngày 16.6, Công an thành phố Ninh Bình cho biết, đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với Lê Văn Hồng, sinh năm 1958, (trú tại khu 3, thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá) về tội “Gian lận trong kinh doanh bảo hiểm”.

Chủ tịch Cần Thơ chỉ đạo chấn chỉnh vụ đào đường sau phản ánh của Báo Lao Động

PHONG LINH |

Cần Thơ - UBND TP Cần Thơ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố về việc khẩn trương chấn chỉnh thi công các tuyến đường trong nội ô thành phố sau phản ánh của Báo Lao Động.

Cảnh báo nắng nóng kéo dài ở Bắc Bộ

Hiếu Anh |

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai cảnh báo nắng nóng khu vực Bắc Bộ có khả năng kéo dài đến khoảng ngày 21.6.

Thiếu công cụ để "đo" đời sống của dân sau giải tỏa, tái định cư

Thanh Hải |

Giải tỏa, thu hồi đất, đưa dân đến khu tái định cư mới luôn là vấn đề nóng ở các địa phương. Một phần vì dân không đồng tình với áp giá đền bù đất, tài sản... một phần nơi ở mới không đảm bảo đủ các điều kiện tối thiểu. Nhất là thiếu đất sản xuất...

Hiện trạng 3 khu tái định cư phục vụ các dự án trọng điểm của TP Cần Thơ

Tạ Quang |

Cần Thơ - 3 khu tái định cư dành cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi các dự án giao thông, bờ kè, xây trụ sở,... triển khai trong thời gian qua, thuộc địa bàn quận Ninh Kiều.

Chuyển hơn 18 ha đất trồng lúa để thực hiện dự án tái định cư ở Long An

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chấp thuận cho UBND tỉnh Long An quyết định chuyển mục đích sử dụng 18,11 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp để thực hiện dự án Khu tái định cư Nam Tân Tập.