Hà Nội: Hô biến “đất vàng” thành chung cư cao tầng!

THÔNG CHÍ |

Sau khi di dời các cơ sở công nghiệp ra khỏi nội đô Hà Nội, những chung cư, văn phòng ùn ùn mọc lên từ đất vàng công nghiệp. Việc này dẫn đến tăng mạnh mật độ dân số, kéo theo hệ lụy tắc đường, thiếu trường học. Theo KTS Đào Ngọc Nghiêm, để xảy ra thực trạng trên bởi có lợi ích ngầm chi phối.

Sau cổ phần hóa, “đất vàng” thành chung cư

Khảo sát của Lao Động, đường Nguyễn Tuân (Hà Nội) gần 10 dự án chung cư cao tầng bủa vây. Cách gần chục năm, đường Nguyễn Tuân là thủ phủ đặt trụ sở, nhà xưởng của các ngành công nghiệp nhẹ, tên tuổi một thời như Dệt Mùa Đông, Xe đạp Thống Nhất, hay mới hơn là Xe buýt Hà Nội.

Tuy nhiên, sau khi các Cty này được chuyển đổi thành Cty cổ phần thì trụ sở, nhà xưởng cũng chuyển đổi theo thành những chung cư thương mại. Cụ thể, với trường hợp của Cty TNHH MTV Thống Nhất, tiền thân là Nhà máy xe đạp Thống Nhất, được thành lập ngày 30.6.1960. Ngày 8.2.2017, UBND TP.Hà Nội ban hành quyết định chuyển Cty TNHH MTV Thống Nhất thành Cty CP Thống Nhất Hà Nội.

Tuy nhiên trước đó, vào năm 2011, Xe đạp Thống Nhất đã liên doanh với Cty TNHH phát triển Bắc Việt, góp 30% vốn thành lập Cty TNHH Thống Nhất - Bắc Việt để thực hiện dự án xây dựng tổ hợp nhà liền kề, trung tâm thương mại và căn hộ trên diện tích gần 18.000m2 tại số 82 Nguyễn Tuân. Một trường hợp khác là dự án chung cư cao cấp 349 Vũ Tông Phan (quận Thanh Xuân). Khu đất này thuộc Cty CP Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu (Prosimex), Cty này được thành lập năm 1989, tiền thân là cơ sở tăng gia sản xuất của Bộ Thương mại.

Tháng 6.2006, Cty chuyển đổi thành Cty CP như hiện nay, và tới năm 2014 thì nhóm cổ đông chi phối nắm quyền điều hành đã quyết định liên danh với Cty CP Thiết kế và Xây dựng Việt Nam (Videc) để khai thác khu đất làm chung cư cao tầng. Chính việc này dẫn tới, nhóm cổ đông vốn là cán bộ công nhân của Prosimex phản ứng cho rằng, Cty đã bán tài sản đất cho chủ đầu tư dự án là Videc. Vụ việc đến nay vẫn còn tranh chấp. 

Ngoài ra có nhiều nơi cũng xảy ra tình trạng tương tự như đường Minh Khai, Nghi Tàm, Tây Sơn... Điểm chung các trường hợp này bắt nguồn từ các Cty thuộc các bộ, ngành được giao đất lâu năm làm trụ sở, nhà xưởng. 

Lợi ích ngầm chi phối?

TP.Hà Nội trước khi quy hoạch được Chính phủ phê duyệt năm 1998 có hơn 900ha đất các khu công nghiệp và điểm công nghiệp nhỏ lẻ. Từ đầu những năm 2000, Hà Nội đã có chủ trương di dời các khu công nghiệp, điểm công nghiệp ra ngoại thành để khai thác tốt hơn hiệu quả sử dụng đất và nâng cao chất lượng sống của người dân. 

Đến khi Luật Thủ đô ban hành vào năm 2012 cũng quy định rất rõ: “Quỹ đất sau khi di dời cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp…, được ưu tiên để xây dựng, phát triển các công trình công cộng, công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật; không được sử dụng để xây dựng chung cư cao tầng sai quy hoạch”.

Sau khi có Luật Thủ đô, đến cuối năm 2014, trong Quyết định “Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc chung thành phố Hà Nội” cũng nêu rõ sẽ từng bước di dời cơ sở công nghiệp, kho tàng gây ô nhiễm môi trường và cơ sở đào tạo, y tế, cơ quan không phù hợp quy hoạch ra khỏi khu vực nội đô. Ngoài ra, quy chế này nhấn mạnh, cần phải đưa ra các “vùng cấm” không cho xây dựng cao tầng hậu di dời.Tuy nhiên, từ chủ trương cách đây hàng chục năm, đến khi có Luật Thủ đô để hiện thực hóa chủ trương này, có hướng dẫn bằng Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc chung thì Hà Nội vẫn không thực hiện được.

Nhận xét với Lao Động về việc này, KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Hà Nội - cho rằng, thực trạng trên là bởi có những điều chỉnh cục bộ trái quy hoạch chung được chi phối bởi lợi ích ngầm. “Quá trình cách làm có vấn đề, chủ đầu tư tự đề xuất rồi thành phố phê duyệt nhưng Hà Nội thiếu sự kiên quyết. Mà chủ đầu tư đề xuất thì bao giờ cũng phải có lợi nhiều nhất cho họ”. 

Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà: Có dấu hiệu trục lợi trong quy hoạch

Tại buổi trả lời chất vấn về nhóm vấn đề do UBTV Quốc hội ngày 16.8, trước câu hỏi của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy (Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội) rằng “có trục lợi hay không trong tổ chức quy hoạch”, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà trả lời: “Về tổng thể chúng ta thực hiện tốt, nhưng trong một số trường hợp cụ thể, đúng là có dấu hiệu của trục lợi”.

THÔNG CHÍ
TIN LIÊN QUAN

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.