Hà Nội: Biệt thự cổ nơi bỏ không, chỗ trở thành nơi kinh doanh

PHẠM ĐÔNG |

Những biệt thự cổ ở Hà Nội hiện tại đã xuống cấp nghiêm trọng, bỏ hoang lâu ngày không được duy tu sửa chữa hoặc chuyển đổi sử dụng sai mục đích.

Giữa tháng 4.2021, Thường trực HĐND TP. Hà Nội đề nghị UBND TP. Hà Nội chỉ đạo rà soát, báo cáo thực trạng quỹ nhà biệt thự và công trình kiến trúc có giá trị xây dựng trước năm 1954 trên địa bàn. Trong đó, đề nghị nêu rõ số lượng, địa chỉ cụ thể, hiện trạng, phân loại và xếp theo từng nhóm, hình thức sở hữu... Từ đó đề xuất giải pháp quản lý trong thời gian tới, đề xuất danh mục biệt thự và công trình kiến trúc có giá trị xây dựng trước năm 1954 cần bảo trì, cải tạo, chỉnh trang, bảo tồn giai đoạn 2021-2025.

Những căn biệt thự cổ ở Hà Nội đang được cải tạo thành nơi kinh doanh. Ảnh: V.Đ

Ghi nhận của Lao Động ngày 21.4, tình trạng các biệt thự cổ xuống cấp hay bị cơi nới, xây thêm làm biến dạng và sử dụng sai mục đích đang diễn ra khá phổ biến. Hầu hết các biệt thự cổ đều được trưng dụng làm nơi kinh doanh, bãi trông giữ xe hoặc bỏ hoang.

Cụ thể, tại khu vực phố Hàng Bồ (Hoàn Kiếm, Hà Nội), bên cạnh những tòa nhà hiện đại, kiên cố đó là căn nhà cổ đã nhuốm màu thời gian ở số 57 Hàng Bồ. Có thể dễ dàng nhận thấy các khung cửa chính và cửa sổ đã xuống cấp, các mảng tường bong tróc. Ở phía tầng dưới đã được người dân sử dụng làm nơi kinh doanh.

Căn biệt thự cổ ở phố Hàng Bồ có dấu hiệu xuống cấp.
Căn biệt thự cổ ở phố Hàng Bồ có dấu hiệu xuống cấp.
Căn biệt thự cổ ở phố Hàng Bồ có dấu hiệu xuống cấp.

Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở trên phố Phùng Hưng (Hoàn Kiếm, Hà Nội) những căn biệt thự sát nhau được tận dụng để kinh doanh hàng ăn uống và nhiều dịch vụ khác.

Bên cạnh đó, biệt thự cổ kiểu Pháp nằm ở số 46 Hàng Bài, nằm ở vị trí đắc địa được coi là đất vàng của thủ đô nhưng từ lâu đã để hoang phế, xuống cấp nghiêm trọng. Khoảng sân rộng lớn bên trong được sử dụng làm bãi trông giữ xe.

Những căn biệt thự sát nhau được tận dụng để kinh doanh hàng ăn uống và nhiều dịch vụ khác

Tại phố Quán Sứ (Hoàn Kiếm, Hà Nội) những biệt thự có độ tuổi gần 100 năm đã được cải tạo để sử dụng với mục đích kinh doanh cà phê. Ngay cạnh đó cũng có căn biệt thự đang được tiến hành cải tạo, trong thời gian đó mặt tiền được sử dụng làm nơi trông giữ xe máy.

Một biệt thự cổ trên phố Quán Sứ được cải tạo hoàn toàn để cho thuê toàn bộ kinh doanh cà phê, giải khát.

Trao đổi với Lao Động ông Nguyễn Duy Hùng (41 tuổi) hiện đang thuê mặt bằng kinh doanh ở khu vực này cho biết, các nhà biệt thự cũ ở xung quanh khu vực phố cổ đã tồn tại gần 1 thế kỉ nên việc xuống cấp là khó tránh khỏi. Nhiều nhà muốn cải tạo để có thể chỗ ở rộng rãi và an toàn hơn nhưng không được nên họ đành chuyển sang cho thuê mặt bằng.

Các căn biệt thự cũ ở các phố như Quán Thánh, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo,... cũng đã được cho thuê mặt bằng sử dụng làm nơi kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ. Điểm chung của các ngôi biệt thự cổ và nhà cổ là đều đã cũ kỹ và xuống cấp nghiêm trọng.

Biệt thự cổ ở trên nhiều tuyến phố ở Hà Nội bị xuống cấp và sử dụng sai mục đích.
Biệt thự cổ ở trên nhiều tuyến phố ở Hà Nội bị xuống cấp và sử dụng sai mục đích.
Biệt thự cổ ở trên nhiều tuyến phố ở Hà Nội bị xuống cấp.

Liên quan đến vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, UBND thành phố tán thành về chủ trương thiết lập danh mục nhà biệt thự cũ được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn thành phố. Đồng thời UBND TP cũng giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp Sở Quy hoạch và Kiến trúc, Viện Quy hoạch xây dựng, các sở, ngành thành phố và đơn vị có liên quan hoàn chỉnh báo cáo thành phố.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Giãn dân phố cổ Hà Nội: Chậm vì chờ điều chỉnh quy hoạch, cơ chế đầu tư

ĐÌNH TRƯỜNG |

Trong thông tin vừa được gửi tới Báo Lao Động, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết, nguyên nhân đề án giãn dân phố cổ chậm trễ trong một thời gian dài là bởi cần phải điều chỉnh quy hoạch và điều chỉnh cơ chế đầu tư cho đề án.

Giãn dân phố cổ: Tìm lời giải "an cư lạc nghiệp" cho người dân ở nơi ở mới

Nhóm PV |

Với việc ban hành quy hoạch phân khu đô thị ở 4 quận nội đô, Hà Nội một lần nữa đi tìm lời giải cho bài toán giãn dân phố cổ. Dự kiến, đến năm 2030 sẽ có ít nhất 215.000 người dân sẽ phải rời nội thành. Để thực hiện được việc này, Hà Nội cần có các cơ chế chính sách đột phá cũng như giải pháp hợp lý để sớm hiện thực ước mơ an cư lạc nghiệp cho người dân tại nơi ở mới.

Cafe chiều thứ 7: Đất phố cổ như “gà đẻ trứng vàng”, lợi ích chưa hài hòa dân sẽ khó dời đi

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Để tháo gỡ những khó khăn cho bài toán giãn dân phố cổ - một bài toán kéo dài hơn 20 năm chưa có lời giải thỏa đáng, PV Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với PGS-TS-KTS Nguyễn Quang Minh (Đại học Xây dựng). Ông Minh nhận định, đất phố cổ như “gà đẻ trứng vàng”, khi người dân chưa nhận được những lợi ích thỏa đáng thì sẽ khó nhận được sự đồng thuận để di chuyển, dời đi khỏi khu phố này.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Bi hài chuyện người già online: Suýt bị lừa gần 300 triệu đồng

BẠN ĐỌC NGUYỄN MINH ÚT |

Tôi nhận được một tin nhắn trên Facebook với nội dung vô cùng phấn khởi: “Xin chúc mừng tài khoản của bạn đã may mắn nhận được giải nhất từ sự kiện tuần lễ tri ân khách hàng năm 2022… Phần quà giải nhất của chị gồm: 1 xe máy Honda SH 150i; 1 phiếu quà tặng trị giá 200 triệu đồng tiền mặt… do tập đoàn Facebook tổ chức bình chọn…”.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Giãn dân phố cổ Hà Nội: Chậm vì chờ điều chỉnh quy hoạch, cơ chế đầu tư

ĐÌNH TRƯỜNG |

Trong thông tin vừa được gửi tới Báo Lao Động, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết, nguyên nhân đề án giãn dân phố cổ chậm trễ trong một thời gian dài là bởi cần phải điều chỉnh quy hoạch và điều chỉnh cơ chế đầu tư cho đề án.

Giãn dân phố cổ: Tìm lời giải "an cư lạc nghiệp" cho người dân ở nơi ở mới

Nhóm PV |

Với việc ban hành quy hoạch phân khu đô thị ở 4 quận nội đô, Hà Nội một lần nữa đi tìm lời giải cho bài toán giãn dân phố cổ. Dự kiến, đến năm 2030 sẽ có ít nhất 215.000 người dân sẽ phải rời nội thành. Để thực hiện được việc này, Hà Nội cần có các cơ chế chính sách đột phá cũng như giải pháp hợp lý để sớm hiện thực ước mơ an cư lạc nghiệp cho người dân tại nơi ở mới.

Cafe chiều thứ 7: Đất phố cổ như “gà đẻ trứng vàng”, lợi ích chưa hài hòa dân sẽ khó dời đi

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Để tháo gỡ những khó khăn cho bài toán giãn dân phố cổ - một bài toán kéo dài hơn 20 năm chưa có lời giải thỏa đáng, PV Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với PGS-TS-KTS Nguyễn Quang Minh (Đại học Xây dựng). Ông Minh nhận định, đất phố cổ như “gà đẻ trứng vàng”, khi người dân chưa nhận được những lợi ích thỏa đáng thì sẽ khó nhận được sự đồng thuận để di chuyển, dời đi khỏi khu phố này.