Giật mình với đất nội đô bán giá bèo, người mua cần cảnh giác

ANH HUY |

Hà Nội - Nhiều môi giới rao bán đất xen kẹt với giá rẻ hơn 50 - 80% so với đất có đầy đủ giấy tờ ở cùng khu vực. Tuy nhiên, người mua phải cân nhắc thật kỹ trước khi xuống tiền đầu tư vào loại hình này để tránh thiệt thòi, tranh chấp sau này.

Đất xen kẹt là cụm từ mà những người bán và mua loại đất này tự đặt tên. Nói một cách dân dã, đất xen kẹt là đất vườn, đất nông nghiệp nằm trong khu dân cư đô thị, hoặc đất dư sau quy hoạch chưa được công nhận là đất thổ cư (đất ở).

Thông thường, những loại đất này không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mà chỉ được chuyển nhượng thông qua giấy tờ viết tay. Cũng chính vì quyền sử dụng đất mù mờ nên giá các loại đất này thường rẻ hơn 50 - 80% so với đất có đầy đủ giấy tờ ở cùng khu vực.

Mặc dù vậy, trên thị trường hiện nay, việc mua bán loại đất này không phải là hiếm, nhiều môi giới rao bán với giá cực rẻ.

Tìm hiểu của Lao Động trong ngày 25.9 cho thấy, đơn cử tại phường Khương Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội), giá chào bán đất xen kẹt chỉ từ 22 -25 triệu đồng/m2, trong khi giá thị trường với đất đã có sổ đỏ tại đây khoảng 60 - 80 triệu đồng/m2 tùy từng vị trí.

Còn tại khu vực Hà Đông, loại đất xen kẹt được chào bán với giá từ 12-15 triệu đồng/m2 trong khi giá thị trường của đất thổ cư dao động từ 40-60 triệu đồng/m2 tùy từng vị trí. Đất xen kẹt tại Vĩnh Hưng, Định Công Thượng (quận Hoàng Mai) có giá bán 13-18 triệu đồng/m2, đất đã có sổ đỏ là 50-70 triệu đồng/m2 tùy từng vị trí.

Giá đất xen kẹt ở Ngọc Trục, Đại Mỗ, Phú Diễn, Tân Mỹ, Mễ Trì Thượng (quận Nam Từ Liêm) là 13-20 triệu đồng/m2, trong khi đó, giá đất có đầy đủ pháp lý rơi vào khoảng 80 triệu đồng/m2 tùy từng vị trí.

Trao đổi với phóng viên Lao Động, anh Nguyễn Đức Hải (quê ở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương) cho biết, gia đình anh đã chán cảnh thuê nhà tại Hà Nội, vì tính ra trung bình mất khoảng 40 - 50 triệu đồng/năm, nhưng sinh hoạt lệ thuộc nhiều vào chủ nhà. Do đó, vợ chồng anh đã quyết định tìm mua nhà.

Vì thu nhập không cao, không có tiền tích lũy nhiều, lại không thích ở chung cư, nên vợ chồng anh đã chọn phương án mua đất xen kẹt đã có nhà tạm cấp 4. Sau nhiều ngày tìm kiếm, cách đây ít ngày, anh đã xuống tiền mua mảnh đất xen kẹt 60m2, có nhà cấp 4 với giá 950 triệu đồng ở phường Phú Diễn, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội).

Một mảnh đất xen kẹt được môi giới rao bán với giá rẻ. Ảnh: Chụp màn hình.
Mảnh đất xen kẹt tại quận Nam Từ Liêm được rao bán cách đây hơn 2 tháng với giá gần 1 tỉ đồng. Ảnh: Chụp màn hình.

Tuy nhiên dưới góc độ pháp lý, trao đổi với phóng viên, luật sư Nguyễn Doãn Hùng (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng, đất xen kẹt bề ngoài rất hấp dẫn, nhưng thực tế lại tiềm ẩn muôn vàn rủi ro, nhà đầu tư thậm chí có nguy cơ mất trắng.

Vì vậy, nếu muốn mua đất xen kẹt, nhà đầu tư nên xem xét kỹ những điều như: Tìm hiểu thông tin về quy hoạch và chủ sở hữu tại cơ quan chức năng địa phương.

Về khía cạnh quản lý, việc giao dịch các sản phẩm nhà, đất xen kẹt một cách không hợp lệ đang làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thị trường bất động sản, mang đến sự cạnh tranh không lành mạnh, rủi ro cao đối với người mua và gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước.

Như vậy, dù giá bán rẻ nhưng việc mua đất xen kẹt tiềm ẩn rủi ro rất cao, người mua phải cân nhắc thật kỹ trước khi xuống tiền đầu tư vào loại hình này. Đồng thời, tìm hiểu rõ thông tin nguồn gốc thửa đất, quy định quy hoạch của địa phương tại nơi có đất để tránh thiệt thòi, tranh chấp đất sau này.

ANH HUY
TIN LIÊN QUAN

Chuẩn bị cho ý kiến lần 2 tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đất đai sửa đổi

PHẠM ĐÔNG |

Tại đợt 3 của phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp tục cho ý kiến (lần 2) về việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Giá đất Gia Lâm có “nhảy múa” trước khi lên quận?

ANH HUY |

Giá đất trung bình tại Gia Lâm (Hà Nội) hiện đang ở mức cao hơn rất nhiều so với các huyện khác sắp lên quận. Cụ thể, giá đất thuộc khu vực Trâu Quỳ có thể lên tới hơn 200 triệu đồng/m2, dao động ở mức trung bình từ 80-90 triệu đồng/m2.

Đất giãn dân có được tách thửa không?

Tuyết Lan |

Hiện nay chưa có văn bản nào quy định về đất giãn dân và thuật ngữ này còn xa lạ với khá nhiều người. Tuy nhiên có thể hiểu đất giãn dân là một dạng đất tái định cư và có mục đích chính dùng để ở. Về bản chất, đất giãn dân vẫn là đất ở, do đó vẫn được phép tách thửa khi đảm bảo các điều kiện như đối với đất ở.

Trực tiếp ASIAD 19 ngày 26.9: Bắn súng không có huy chương

NHÓM PV |

Trong ngày thi đấu chính thức thứ ba (26.9) của ASIAD 19, Đoàn Thể thao Việt Nam sẽ thi đấu ở 11 môn.

Người dân mang theo dây xích, ổ khóa xe máy khi đến công viên ở TPHCM

MINH QUÂN |

TPHCM - Do công viên không có bãi giữ xe, nhiều người dân khi đến vui chơi, tập thể dục phải đậu xe máy trên vỉa hè, dưới lòng đường và mang theo dây xích, ổ khóa đề phòng mất trộm.

Tổng thống Zelensky có thể không tái tranh cử vào năm tới

Ngọc Vân |

Đệ nhất phu nhân Ukraina cho biết, chồng bà - Tổng thống Zelensky có thể không tái tranh cử vào năm tới.

Ấn Độ phát hiện nguyên tố bất ngờ trên Mặt trăng

Anh Vũ |

Tàu đổ bộ Chandrayaan-3 của Ấn Độ đã phát hiện một yếu tố hoá học đầy bất ngờ trên Mặt trăng.

Xuân Thiện Thanh Hóa chưa chứng minh tài chính đã đề nghị làm điện áp mái

Xuân Hùng |

Cho đến hôm nay (26.9), UBND tỉnh Thanh Hóa khẳng định chưa cho phép Công ty cổ phần Xuân Thiện Thanh Hóa 2 và Công ty cổ phần Xuân Thiện Thanh Hóa 3 có trụ sở tại xã Minh Tiến, huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa (đều thuộc Xuân Thiện Thanh Hóa của Tập đoàn Xuân Thiện) điều chỉnh chủ trương đầu tư 2 dự án chăn nuôi lợn công nghệ cao trên địa bàn, trong đó có việc lắp đặt hệ thống điện áp mái.

Chuẩn bị cho ý kiến lần 2 tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đất đai sửa đổi

PHẠM ĐÔNG |

Tại đợt 3 của phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp tục cho ý kiến (lần 2) về việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Giá đất Gia Lâm có “nhảy múa” trước khi lên quận?

ANH HUY |

Giá đất trung bình tại Gia Lâm (Hà Nội) hiện đang ở mức cao hơn rất nhiều so với các huyện khác sắp lên quận. Cụ thể, giá đất thuộc khu vực Trâu Quỳ có thể lên tới hơn 200 triệu đồng/m2, dao động ở mức trung bình từ 80-90 triệu đồng/m2.

Đất giãn dân có được tách thửa không?

Tuyết Lan |

Hiện nay chưa có văn bản nào quy định về đất giãn dân và thuật ngữ này còn xa lạ với khá nhiều người. Tuy nhiên có thể hiểu đất giãn dân là một dạng đất tái định cư và có mục đích chính dùng để ở. Về bản chất, đất giãn dân vẫn là đất ở, do đó vẫn được phép tách thửa khi đảm bảo các điều kiện như đối với đất ở.