Giãn dân phố cổ Hà Nội: Giá đất phố cổ cao, chính sách đền bù cần hợp lý

ĐÌNH TRƯỜNG - LAN NHI |

Một số nhà nhưng có tới cả chục hộ dân sinh sống. Chen chúc, khổ sở, tự quy định đến cả giờ đi vệ sinh, dân phố cổ đang sống “chồng” lên nhau trong một không gian xuống cấp nặng nề. Để giải quyết thực trạng trên, giãn dân là một giải pháp cốt yếu.

Ngán ngẩm cảnh sống "chất chồng"

Đi vào con ngõ chật hẹp, tối đen như mực, căn nhà của ông Nguyễn Phùng Hải (sinh năm 1937, tại ngõ 107 phố Hàng Bạc) được xếp vào diện “khổ nhất” phố cổ.

Gọi là nhà nhưng đây thực chất chỉ là gác xép nhỏ, được ông Hải chắp ghép tạm bợ bằng những miếng tôn cũ trên nóc nhà vệ sinh tập thể. Căn gác tạm bợ này chính là nơi tá túc của vợ chồng ông Hải và hai người con gần 20 năm qua.

"Vì nhà tôi nằm sát khu vệ sinh nên lúc nào trong nhà cũng bị ám mùi hôi thối quanh năm. Thậm chí nhiều khi đến bữa ăn, đang bưng bát cơm lên thì lại phải hạ xuống bởi không thể nuốt nổi. Nhất là trong tiết trời gió nồm, nắng gắt mới khủng khiếp, nhà bí bách như một cái lò bát quái. Cả con ngõ có khoảng 6 hộ dân sinh sống nhưng chỉ có duy nhất 1 nhà vệ sinh chung nên rất bất tiện" - ông Nguyễn Phùng Hải nói.

Một trường hợp khác như gia đình ông Trần Tiến Hải (sinh năm 1963, số 4 phố Hàng Gà). Có đến ba thế hệ, 10 người sinh sống trong 1 không gian chỉ chừng có 6m2. Nhà chật hẹp lại đông nhân khẩu, gia đình ông Trần Tiến Hải phải mua cọc sắt, ghép nối để làm thêm cái gác xép phía trên. Hôm nào trời nóng, chật chội thì cả gia đình ông Hải lại tranh thủ trải chiếu xuống dưới đất nằm ngủ cho mát.

Theo chia sẻ của ông Hải, một số hộ dân khác vì diện tích quá hẹp nên khi muốn vào nhà buộc phải thực hiện những động tác như gập người, khom lưng để bò vào chứ không thể ngồi thẳng.

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Hiền (sống tại ngõ 78 Lê Duẩn, phường Cửa Nam) cho biết, khu nhà cổ hơn trăm tuổi trong con ngõ này đang xuống cấp nghiêm trọng. Hơn 20 hộ dân sinh sống tại đây luôn trong tình trạng bất an. Hồi tháng 5.2020, một gia đình đang ngủ thì trần nhà đổ sập. May mắn lúc đó gia đình ngủ dưới gác xép nên không có thương vong về người.

Có những khu vực tại phố cổ tồn tại thực trạng một số nhà nhưng có đến cả chục hộ sinh sống như 44 Hàng Bè có hơn 10 hộ dân sinh sống hoặc tại căn biệt thự tại Ngõ Trạm cũng có 12 - 13 hộ dân;...

Sống kiểu "chất chồng" cũng khiến cho đời sống sinh hoạt trở nên hết sức bất tiện.

Tại một khu nhà số 107 Hàng Bạc, cả chục hộ dân phải đi chung một nhà vệ sinh. Do lượng người đông đến vậy nên các hộ dân phải tự quy định giờ đi vệ sinh với nhau. Theo đó “giờ cao điểm” lúc vào khoảng 6h - 7h sáng và 16h - 17h chiều, mỗi gia đình chỉ được sử dụng nhà vệ sinh 15-20 phút. Các hộ dân tự quy định thứ tự và nếu đến muộn sẽ bị mất lượt.

Không cách nào khác ngoài giãn dân

Theo số liệu từ Tổng điều tra dân số lần thứ 5 cho thấy, khu vực quận Hoàn Kiếm (bao gồm toàn bộ khu phố cổ), mật độ dân số đạt 39.830 người/km2, gấp 137,3 lần mật độ dân số toàn quốc. Quá tải dân số đang đặt ra bài toán nan giải, gây áp lực rất lớn lên cơ sở hạ tầng, chất lượng sống của người dân trong khu phố cổ.

Đề án giãn dân phố cổ phê duyệt năm 2013 đưa ra mục tiêu giảm mật độ dân cư phố cổ từ 823 người/ha năm 2010 xuống còn 500 người/ha vào năm 2020. Khu vực phố cổ nằm tại quận Hoàn Kiếm sẽ phải di chuyển trên 6.500 hộ dân, với khoảng 27.000 người.

Đến nay, đề án vẫn chưa thể về đích đúng hạn nhưng theo các chuyên gia, giãn dân vẫn là giải pháp cốt yếu để nâng cao chất lượng sống cho người dân và bảo tồn các di sản khu vực phố cổ.

Chính quyền cũng nhìn nhận giãn dân là giải pháp hàng đầu để giảm các áp lực đang đè nặng lên khu vực nội đô lịch sử. Bằng việc công bố 6 đồ án quy hoạch phân khu đô thị: H1-1A, H1-1B, H1-1C, H1-2, H1-3, H1-4, tỉ lệ 1/2.000 tại các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa và Hai Bà Trưng; TP.Hà Nội đưa ra mục tiêu giảm từ 1,2 triệu dân (năm 2009) xuống dự kiến còn 672.000 dân; đồng thời cải thiện hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật.

Trong câu chuyện giãn dân được đưa ra bàn luận, các chuyên gia cho rằng phải giải quyết được bài toán quyền lợi người dân và việc bảo tồn di sản.

Một đề án dang dở đến hơn 20 năm rõ ràng đang cần những giải pháp quyết liệt hơn, thiết thực hơn. Bởi di dời dân phố cổ còn là câu chuyện của văn hóa, của tập quán và của cả sinh kế lâu dài phía trước.

Theo GS Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường, nên điều chỉnh lại chính sách bồi thường, hoặc có một cơ chế hợp tác giữa người dân và chính quyền và doanh nghiệp để có thể chia sẻ lợi ích, khai thác giá trị khu phố cổ.

"Các nước họ dùng cơ chế để doanh nghiệp hợp tác với người dân cải tạo, sau đó khai thác cho du lịch. Lợi ích thu lại sẽ được chia sẻ cho các bên. Còn nếu di dời thì cần xem lại chính sách đền bù bởi giá trị đất phố cổ rất cao" - ông Đặng Hùng Võ nói.

Còn theo quan điểm của giới kiến trúc sư, có thể có nhiều cách thức để giảm tải áp lực cho khu phố cổ hiện nay để hài hòa các lợi ích, như giãn dân tại chỗ hoặc di dời.

"Có thể thực hiện giãn dân tại chỗ, làm cho không gian được nới lỏng ra ngay trong khu phố cổ. Hoặc một biện pháp cơ học là di dời người dân ra bên ngoài. Thì tại các khu vực đó có hình thành nên những đô thị tiện nghi, sầm uất và dễ sống hay không? Đó là câu hỏi mà cần phải quan tâm" - GS-TS KTS Doãn Minh Khôi - Viện trưởng Viện Quy hoạch và Kiến trúc Đô thị (Đại học Xây dựng Hà Nội) bày tỏ quan điểm.

ĐÌNH TRƯỜNG - LAN NHI
TIN LIÊN QUAN

Giãn dân phố cổ Hà Nội: Chờ đợi chính sách hợp tình, hợp lý

NHI CÚC - TRƯỜNG GIANG |

Trước thông tin TP.Hà Nội công bố Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị nội đô lịch sử, người dân phố cổ Hà Nội đã bày tỏ tâm tư trước nhiều vấn đề còn tồn đọng của đề án giãn dân tại khu vực này. Một đề án vẫn còn dang dở khi chưa tìm ra được một lời giải đáp thỏa đáng.

Giãn dân phố cổ Hà Nội: Phải biết vì sao dân không muốn rời khỏi nội đô!

ĐÌNH TRƯỜNG - TÙNG GIANG |

Với việc ban hành quy hoạch phân khu đô thị ở 4 quận nội đô, Hà Nội một lần nữa đi tìm lời giải cho bài toán giãn dân phố cổ. Một bài toán đã kéo dài hơn 20 năm mà chưa tìm ra cái kết thỏa đáng. Và ở lần trở lại này, với những thách thức đã tồn tại dai dẳng hàng thập kỷ qua, bài toán giãn dân phố cổ cần hiểu rõ căn nguyên vì sao người dân không muốn rời khỏi nội đô để mà giải quyết.

2 cán bộ phường bị khởi tố vì chiếm đoạt tiền hỗ trợ lũ lụt của dân

LÊ PHI LONG |

QUẢNG BÌNH - Ngày 22.2, tin từ Công an thị xã Ba Đồn cho biết, một kế toán và một thủ quỹ của Văn phòng UBND phường Quảng Phúc vừa bị khởi tố về hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

Tuyển nữ Việt Nam chạm trán Bồ Đào Nha ở World Cup 2023

Thanh Vũ |

Bồ Đào Nha là đối thủ cuối cùng của đội tuyển nữ Việt Nam ở vòng bảng World Cup nữ 2023.

Sập mỏ than Trung Quốc: Hơn 50 người đang mắc kẹt

Thanh Hà |

2 người chết và hơn 50 người bị mắc kẹt dưới mỏ than bị sập ở Nội Mông, Trung Quốc ngày 22.2.

Lịch thi vào lớp 10 THPT công lập tại Hà Nội

Vân Trang |

Hà Nội tổ chức thi 3 môn: Toán, Ngữ văn và ngoại ngữ để tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2023 - 2024.

Dự báo diễn biến không khí lạnh và nắng nóng trong một tháng tới

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh trong thời kỳ cuối tháng 2 và đầu tháng 3 năm nay khả năng hoạt động mạnh hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kì.

Ủng hộ đưa lịch sử là môn thi bắt buộc tốt nghiệp THPT năm 2025

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Sau thông tin môn lịch sử dự kiến là môn thi bắt buộc tốt nghiệp THPT năm 2025, nhiều học sinh, phụ huynh và giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục ở Hà Tĩnh đã bày tỏ ủng hộ và sẵn sàng tâm thế nếu điều này được thực hiện.

Giãn dân phố cổ Hà Nội: Chờ đợi chính sách hợp tình, hợp lý

NHI CÚC - TRƯỜNG GIANG |

Trước thông tin TP.Hà Nội công bố Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị nội đô lịch sử, người dân phố cổ Hà Nội đã bày tỏ tâm tư trước nhiều vấn đề còn tồn đọng của đề án giãn dân tại khu vực này. Một đề án vẫn còn dang dở khi chưa tìm ra được một lời giải đáp thỏa đáng.

Giãn dân phố cổ Hà Nội: Phải biết vì sao dân không muốn rời khỏi nội đô!

ĐÌNH TRƯỜNG - TÙNG GIANG |

Với việc ban hành quy hoạch phân khu đô thị ở 4 quận nội đô, Hà Nội một lần nữa đi tìm lời giải cho bài toán giãn dân phố cổ. Một bài toán đã kéo dài hơn 20 năm mà chưa tìm ra cái kết thỏa đáng. Và ở lần trở lại này, với những thách thức đã tồn tại dai dẳng hàng thập kỷ qua, bài toán giãn dân phố cổ cần hiểu rõ căn nguyên vì sao người dân không muốn rời khỏi nội đô để mà giải quyết.