Giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Bắc – Nam đạt hơn 91% khối lượng: Vẫn chậm tiến độ nếu không quyết liệt giải quyết trong tháng 9.2020

Đặng Tiến |

Công tác giải phóng mặt bằng 11 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đã đạt khối lượng hơn 91%. Nhưng gần 10% còn lại nằm trên đất thổ cư nên việc giải phóng mặt bằng rất phức tạp và có thể sẽ làm chậm tiến độ dự án. Trong khi đó, theo kế hoạch Bộ Giao thông Vận tải đề ra trong tháng 9.2020, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc - Nam phải cơ bản hoàn thành.

10% mặt bằng còn lại rất phức tạp

10% còn lại phải là đất thổ cư nên việc giải phóng rất phức tạp, có những đoạn đã bước sang giai đoạn chấm thầu và dự kiến khởi công ngay trong tháng 9.2020 nhưng đến nay vẫn chưa có mặt bằng sạch để triển khai.

Cụ thể tại dự án đoạn Phan Thiết - Dầu Giây (Bình Thuận) trên 100 hộ nằm trong diện giải toả đã nhận phương án đền bù từ cách đây 4 năm nhưng một số hộ gia đình tại đây vẫn chưa bàn giao mặt bằng.

Theo đại diện Ban Quản lý dự án (QLDA) Thăng Long, dự kiến cuối tháng 9.2020 sẽ khởi công những gói thầu đầu tiên của hai dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam sử dụng nguồn vốn đầu tư công là Mai Sơn - QL45 và Phan Thiết - Dầu Giây. Để có mặt bằng sạch phục vụ thi công, Ban QLDA Thăng Long đang quyết liệt phối hợp với chính quyền địa phương để đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Trưởng phòng Kinh tế kế hoạch (Ban QLDA Thăng Long) - ông Phùng Tuấn Sơn cho hay, dự án Phan Thiết - Dầu Giây, tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai đã thu hồi và bàn giao cho dự án 680/761ha, tương đương 87,6/99km, đạt 88,5%. Khó khăn của dự án hiện nay là toàn bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật (điện, nước, viễn thông) trên địa bàn tỉnh Bình Thuận chưa được di dời.

Còn tại Đồng Nai, nguồn vốn cấp cho huyện Xuân Lộc chưa đủ so với yêu cầu, trước mắt, cần bố trí 251 tỉ đồng để chi trả cho các hộ dân. Hiện nay, Bộ KH&ĐT đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh vốn trung hạn, dự kiến trong tháng 9.2020 sẽ có văn bản bổ sung vốn cho dự án.

Tại dự án cao tốc Mai Sơn - QL45, tổng diện tích phải đền bù GPMB của toàn dự án là 535,9ha. Đến nay, chính quyền địa phương hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa đã đền bù, bàn giao cho dự án được 493,8ha (đạt 92,2%).

Dự án cao tốc QL45 - Nghi Sơn nằm trọn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (thực hiện theo hình thức PPP, dự kiến khởi công đầu năm 2021), hiện chính quyền các địa phương đã bàn giao được 39,4/43km mặt bằng trên tuyến chính, đạt khoảng 92%. Một số hộ dân chưa nhận tiền đền bù đất ở do còn thắc mắc về đơn giá đền bù.

Theo Phó Giám đốc Ban QLDA 2 - ông Bùi Văn Rạng, đoạn qua huyện Nông Cống, địa phương đã chi trả tiền đền bù cho 518/550 hộ dân, 32 hộ chưa chi trả do phải xác định lại nguồn gốc đất đai. Còn lại đoạn tuyến qua thị xã Nghi Sơn, chính quyền địa phương đã phê duyệt phương án thu hồi đất của 299/331 hộ dân. 32 hộ dân còn lại chưa phê duyệt được phương án đền bù đất thuộc xã Tân Trường. Đây là các trường hợp có lịch sử nguồn gốc đất đai phức tạp nên cần phải rà soát, dự kiến phê duyệt trước ngày 15.9.2020.

Cùng với đó, tại 3 dự án cao tốc Bắc - Nam đã khởi công từ cuối năm 2019, đầu năm 2020 là: Cao Bồ - Mai Sơn, Cam Lộ - La Sơn và cầu Mỹ Thuận 2 đến nay cũng chưa thể hoàn thành do còn gặp nhiều khó khăn trong công tác đền bù GPMB. Cụ thể, dự án cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn, đến nay vẫn còn vướng mắc khoảng 150m trên tuyến chính; dự án cầu Mỹ Thuận 2 còn 15 hộ dân thuộc địa bàn tỉnh Vĩnh Long chưa nhận tiền đền bù…

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu tái định cư

Để đảm bảo mọi điều kiện cần thiết để có thể triển khai thi công các dự án đảm bảo hiệu quả, minh bạch, đúng tiến độ, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Nhật cũng khẳng định: “Bộ Giao thông Vận tải luôn phối hợp chặt chẽ với các địa phương có dự án đi qua để thúc đẩy quyết liệt và hiệu quả hơn trong công tác giải phóng mặt bằng để sớm bàn giao mặt bằng, công địa sạch cho các nhà thầu thi công, tránh tình trạng “xôi đỗ” gây ảnh hưởng đến tiến độ cũng hiệu quả trong thi công”. Cũng theo ông Nguyễn Nhật, Giám đốc Ban quản lý dự án phải là người trực tiếp chịu trách nhiệm trước Bộ, trước lãnh đạo Bộ về tiến độ, chất lượng của dự án. Các cơ quan đơn vị liên quan của Bộ phải tăng cường nhân lực, chủ động giám sát, phối hợp và hỗ trợ các Ban quản lý dự án để giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc về công tác di dời công trình hạ tầng kỹ thuật như hệ thống điện hạ thế, cấp thoát nước, cáp quang.

Đối với các khu tái định cư, Bộ GTVT lưu ý lãnh đạo các đơn vị quản lý dự án tuân thủ đúng quy định của Chính phủ về xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn mới, không đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông vượt quá quy mô đã được quy định.

Đại diện Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông (QLXD&CLCTGT - Bộ GTVT) cho biết, đến nay 11 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đã GPMB được 594,4/652,77km (đạt 91,1%). Tuy nhiên, đối với khối lượng còn lại, nếu các địa phương không tập trung quyết liệt thực hiện sẽ không thể cơ bản hoàn thành công tác GPMB trong quý III/2020.

Khó khăn lớn nhất trong GPMB các dự án hiện nay là công tác xây dựng khu tái định cư, di dời công trình hạ tầng kỹ thuật nằm trong phạm vi mặt bằng dự án. Cụ thể, tiến độ xây dựng các khu tái định cư đến nay mới đạt khoảng 44%, trong đó nhiều địa phương triển khai chậm như: Nam Định (có 1 khu TĐC, chưa hoàn thành); Ninh Bình (hoàn thành 1/5 khu); Nghệ An (có 28 khu TĐC, chưa hoàn thành); Hà Tĩnh (có 2 khu TĐC, chưa hoàn thành); Khánh Hòa (có 7 khu TĐC, chưa hoàn thành)… Cùng với đó, hàng loạt địa phương hoàn thành di dời hạ tầng kỹ thuật đạt dưới 50% khối lượng gồm: Ninh Thuận (đã di dời 27,6% đường điện và 33,3% đường nước); Ninh Bình (đã di dời 14,3% đường điện, chưa di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật khác).

* Để đẩy nhanh tiến độ, Bộ GTVT đã có công văn gửi UBND 13 địa phương nơi có dự án đề nghị các địa phương cũng cần khẩn trương hoàn thành việc xây dựng các khu tái định cư; phối hợp chặt chẽ với các chủ sở hữu, quản lý các công trình hạ tầng kỹ thuật để thống nhất phương án đền bù, triển khai di dời các công trình, cơ bản bàn giao mặt bằng cho dự án trong tháng 9.2020 và chủ động xử lý các vướng mắc kiến nghị liên quan đến công tác GPMB thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh. Trường hợp vượt quá thẩm quyền kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xem xét, chỉ đạo xử lý, đảm bảo tiến độ thực hiện, tuân thủ quy định hiện hành.

* Với khối lượng giải phóng mặt bằng lớn nhất từ trước đến nay, 11 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam dài 654km, đi qua 13 tỉnh gồm: Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang, Vĩnh Long. Kinh phí đền bù GPMB của dự án khoảng 12.401 tỉ đồng, diện tích thu hồi khoảng 4.835ha, số hộ tái định cư gần 3.700 hộ dân và di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật nằm trong phạm vi GPMB.

Các địa phương đã hoàn thành việc giải phóng mặt bằng trên 95% bao gồm: Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Ninh Thuận, Bình Thuận, Vĩnh Long còn lại gồm có Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Khánh Hoà, Đồng Nai là các địa phương hoàn thành việc giải phóng mặt bằng dưới 90%.

Theo Bộ Giao thông Vận tải, tính đến ngày 14.9.2020, Ban quản lý dự án Thăng Long và Ban quản lý dự án 7 đã phát hành 360 bộ hồ sơ mời thầu cho 157 nhà thầu mua. Đến thời điểm hiện tại, cả 13/13 gói thầu thuộc 3 dự án đã được mở thầu thành công và chuyển sang giai đoạn đánh giá Hồ sơ dự thầu. Các nhà thầu tham gia đấu thầu dự án với tư cách là nhà thầu liên danh, một số nhà thầu tham gia đấu thầu với tư cách nhà thầu độc lập.

Như vậy, trong 360 bộ Hồ sơ mời thầu được phát hành có 44 hồ sơ nộp dự thầu, trong đó 34 nhà thầu tham gia với tư cách là Liên danh và 10 nhà thầu tham gia với tư cách độc lập. Có khoảng 50 doanh nghiệp xây lắp tham gia dự thầu với tư cách tham gia nhà thầu liên danh hoặc nhà thầu độc lập.

Đặng Tiến
TIN LIÊN QUAN

Vì sao dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn phía Đông chưa chọn được nhà thầu?

Đặng Tiến – Cao Nguyên |

Ba dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đoạn phía Đông đã phải gia hạn thời điểm đóng thầu do thiếu nhà thầu tham dự.

Đẩy nhanh tốc độ triển khai các dự án trọng điểm

Đặng Tiến - Văn Nguyễn |

Việc chuyển đổi hình thức đầu tư 3 dự án thành phần trong dự án cao tốc Bắc - Nam từ mô hình đối tác công - tư (PPP) sang mô hình đầu tư công đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của nguồn vốn nhà nước trong các dự án trọng điểm. Qua đó, mô hình này thúc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án quan trọng của đất nước, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công cả nước và tạo động lực phục hồi, phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội sau những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19.

Cao tốc Bắc - Nam giải phóng mặt bằng đạt trên 78%

Minh Hạnh |

Theo Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (Bộ Giao thông Vận tải), trong số 8 dự án cao tốc thành phần cao tốc Bắc - Nam, đến nay các địa phương đã giải phóng mặt bằng (GPMB) được 418,6/533km (đạt 78%).

Vì sao 11 dự án cao tốc Bắc – Nam giải ngân chỉ đạt 4,3%?

Minh Hạnh |

Theo Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông (Bộ Giao thông Vận tải) năm 2020, các dự án cao tốc Bắc - Nam được phân bổ kế hoạch giải ngân 9.595 tỉ đồng. Nhưng hết tháng 3.2020 mới chỉ giải ngân được 416 tỉ đồng (đạt 4,3%).

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Vì sao dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn phía Đông chưa chọn được nhà thầu?

Đặng Tiến – Cao Nguyên |

Ba dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đoạn phía Đông đã phải gia hạn thời điểm đóng thầu do thiếu nhà thầu tham dự.

Đẩy nhanh tốc độ triển khai các dự án trọng điểm

Đặng Tiến - Văn Nguyễn |

Việc chuyển đổi hình thức đầu tư 3 dự án thành phần trong dự án cao tốc Bắc - Nam từ mô hình đối tác công - tư (PPP) sang mô hình đầu tư công đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của nguồn vốn nhà nước trong các dự án trọng điểm. Qua đó, mô hình này thúc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án quan trọng của đất nước, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công cả nước và tạo động lực phục hồi, phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội sau những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19.

Cao tốc Bắc - Nam giải phóng mặt bằng đạt trên 78%

Minh Hạnh |

Theo Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (Bộ Giao thông Vận tải), trong số 8 dự án cao tốc thành phần cao tốc Bắc - Nam, đến nay các địa phương đã giải phóng mặt bằng (GPMB) được 418,6/533km (đạt 78%).

Vì sao 11 dự án cao tốc Bắc – Nam giải ngân chỉ đạt 4,3%?

Minh Hạnh |

Theo Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông (Bộ Giao thông Vận tải) năm 2020, các dự án cao tốc Bắc - Nam được phân bổ kế hoạch giải ngân 9.595 tỉ đồng. Nhưng hết tháng 3.2020 mới chỉ giải ngân được 416 tỉ đồng (đạt 4,3%).