Giải bài toán trong đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp

Trần Lâm |

Từng được cho là những “điểm sáng” trong việc mở rộng, đầu tư các dự án hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp nhưng Thanh Hoá từng đối mặt với những bài toán khó.

Cách đây 8 năm, tháng 9.2015, dự án Khu công nghiệp Hoàng Long được khởi công mang lại nhiều hy vọng cho người dân Thanh Hoá.

Dự án này nằm trên địa bàn các xã Hoằng Anh, Hoằng Long, Hoằng Quang (TP Thanh Hóa) và xã Hoằng Minh, Hoằng Đồng, Hoằng Thịnh (huyện Hoằng Hóa) trên diện tích gần 287ha. Dự án đình đám này do Tập đoàn FLC làm chủ đầu tư với tổng số vốn hơn 2.300 tỉ đồng, dự kiến sau khi hoàn thành sẽ tạo việc làm cho 60.000-80.000 lao động. Song, sau hơn 7 năm, dự án vẫn chỉ là khu đất hoang, cỏ mọc um tùm, trở thành nơi chăn bò. UBND tỉnh Thanh Hoá đã ra quyết định thu hồi dự án này.

Một dự án đình đám khác là Dự án Cụm nhà máy sản xuất, lắp ráp ôtô, máy xây dựng Vinaxuki, địa chỉ tại 2 xã Đại Lộc và Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc. Dự án này được cấp phép xây dựng từ năm 2010, có tổng mức đầu tư 1.360 tỉ đồng. Khi đi vào hoạt động từ năm 2011, nhà máy dự kiến tạo ra những con số đầy hứa hẹn, như sản xuất và lắp ráp 15.000 xe tải/năm, 400 xe buýt/năm.

Song, chỉ 2 năm sau, nhà máy bắt đầu ngưng trệ rồi bỏ hoang. Đến năm 2022, Thanh Hoá thu hồi dự án của Vinaxuki để cho Công ty Cổ phần Giải trí nghe nhìn Toàn Cầu (Công ty Nghe nhìn Toàn Cầu) thuộc Tập đoàn Đầu tư Tài chính (TF Group) tổ chức Lễ khởi công Cụm các nhà máy sản xuất, lắp ráp ôtô, máy xây dựng, với tổng mức đầu tư 6.900 tỉ đồng. Tuy nhiên, sau lễ khởi công, đến nay đã gần 2 năm, dự án hầu như không có bước triển khai nào đáng kể ngoài việc lột gần hết phần mái tôn của các xưởng sản xuất xe do Công ty Vinaxuki để lại.

Mới đây, tại hội nghị chuyên đề về tình hình thực hiện các dự án hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp tỉnh Thanh Hoá, ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp - nêu rõ: “Khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, chưa đủ cơ sở pháp lý xác định giá đất, chậm tiến độ phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất, chậm triển khai các quy hoạch khác liên quan… Một số dự án chậm trễ do nhà đầu tư chưa chủ động hoặc hạn chế về năng lực tài chính. Đặc biệt, một số khu công nghiệp sẽ khó thu hút nhà đầu tư hạ tầng khi đã có nhà đầu tư thứ cấp vào hoạt động”.

Theo đánh giá của Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp và Sở Công Thương, hiện tiến độ đầu tư hạ tầng phần lớn chưa bảo đảm tiến độ phê duyệt. Cụ thể, tại khu kinh tế Nghi Sơn hiện có 23 khu công nghiệp với diện tích gần 9.058ha. Trong đó có 7 khu công nghiệp gắn với các nhà đầu tư lớn và đã được lấp đầy. 4 khu công nghiệp đã thu hút được nhà đầu tư hạ tầng. 11 khu công nghiệp đã phê duyệt quy hoạch phân khu, nhưng chưa có nhà đầu tư hạ tầng, 1 khu công nghiệp đang trong quá trình lập quy hoạch phân khu.

Toàn tỉnh Thanh Hoá còn có 19 khu công nghiệp ngoài khu kinh tế Nghi Sơn với diện tích quy hoạch đến năm 2030 là 6.045ha, hiện có 5 khu công nghiệp đã thu hút được nhà đầu tư hạ tầng, 3 khu công nghiệp chưa thu hút được nhà đầu tư hạ tầng, các khu công nghiệp còn lại mới được phê duyệt trong quy hoạch.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Mai Xuân Liêm cho rằng, các sở, ngành, đơn vị liên quan cần làm rõ những nguyên nhân tác động tới tiến độ thu hút đầu tư và đầu tư các dự án hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Với các dự án, nếu nguyên nhân chậm trễ không phải do vướng mắc các quy định của Nhà nước, đã được gia hạn thì phải xem xét quy trình thu hồi lại dự án.

Trần Lâm
TIN LIÊN QUAN

Tín dụng đen bủa vây các khu công nghiệp

Bảo Nguyên |

Không những gọi điện đến con nợ mà các đối tượng tín dụng đen còn gọi điện cho chủ tịch công đoàn, quản lý công ty để đe dọa, uy hiếp đòi nợ.

Hai loại ý kiến về xây dựng nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp

PHẠM ĐÔNG |

Nhiều ý kiến tán thành xây dựng nhà lưu trú công nhân trong diện tích đất thương mại, dịch vụ của khu công nghiệp để tạo sự thuận lợi cho công nhân khu công nghiệp.

Chạy qua 2 khu công nghiệp vẫn không tìm được việc làm

LƯƠNG HẠNH |

Làn sóng cắt giảm nhân sự kéo dài từ cuối năm 2022 đến nay và chưa có dấu hiệu dừng lại. Công nhân thất nghiệp tại Hà Nội chạy đôn chạy đáo từ khu công nghiệp này sang khu công nghiệp khác vẫn khó tìm kiếm được việc làm.

Trách nhiệm của nhân viên ngân hàng vụ sập bẫy đầu tư Tập đoàn Sen Tài Thu

NHÓM PHÓNG VIÊN THỜI SỰ |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhiều người dân kiến nghị, cơ quan chức năng cần làm rõ vai trò của các nhân viên ngân hàng đã giúp sức tích cực cho Tập đoàn Sen Tài Thu trong hoạt động huy động vốn có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Nữ hiệu trưởng bị cấp dưới tố đánh bài trong phòng làm việc

Tô Công |

Phú Thọ - Hiệu trưởng trường Mầm non Gia Cẩm (phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì) bị tố 12 hành vi sai trái; đặc biệt có những hình ảnh vị này và các giáo viên đánh bài trong phòng làm việc.

Sau loạt sai phạm, Sun Life Việt Nam giảm lỗ hơn 180 tỉ đồng

Thanh Giang |

Sun Life Việt Nam đã có công bố báo cáo tài chính bán niên 2023, báo lỗ sau thuế khoảng 279 tỉ đồng. Bên cạnh đó, lần đầu tiên, doanh nghiệp ghi nhận vay và nợ ngắn hạn 100 tỉ đồng kể từ khi công bố báo cáo tài chính trên website của mình.

Tàu chở ông Kim Jong-un đã đi qua biên giới vào Nga

Thanh Hà |

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã tới Nga ngày 12.9 và dự kiến gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Công trình nước sạch bỏ hoang, người dân phải mua 800.000 đồng/4m3 nước

Minh Thành |

Sơn La – Công trình nước sạch ở huyện vùng cao Thuận Châu đang bị bỏ hoang, trong khi người dân thiếu nước sinh hoạt.

Tín dụng đen bủa vây các khu công nghiệp

Bảo Nguyên |

Không những gọi điện đến con nợ mà các đối tượng tín dụng đen còn gọi điện cho chủ tịch công đoàn, quản lý công ty để đe dọa, uy hiếp đòi nợ.

Hai loại ý kiến về xây dựng nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp

PHẠM ĐÔNG |

Nhiều ý kiến tán thành xây dựng nhà lưu trú công nhân trong diện tích đất thương mại, dịch vụ của khu công nghiệp để tạo sự thuận lợi cho công nhân khu công nghiệp.

Chạy qua 2 khu công nghiệp vẫn không tìm được việc làm

LƯƠNG HẠNH |

Làn sóng cắt giảm nhân sự kéo dài từ cuối năm 2022 đến nay và chưa có dấu hiệu dừng lại. Công nhân thất nghiệp tại Hà Nội chạy đôn chạy đáo từ khu công nghiệp này sang khu công nghiệp khác vẫn khó tìm kiếm được việc làm.