Giá bất động sản dự báo vẫn tăng, có lo ngại sốt đất ảo trở lại?

CAO NGUYÊN |

Trên thị trường, nhiều nhà đầu tư gom hàng, với số lượng sản phẩm lớn ngay trong giai đoạn dịch bệnh. Thực trạng này khiến nhiều chuyên gia lo ngại nguy cơ đẩy giá và thiết lập mức giá cao hơn so với giá trị thực, "thao túng" thị trường địa ốc, tạo nên cơn sốt đất mới.

Trong quý I/2021, cơn sốt đất tại nhiều địa phương xảy ra khi làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 3 được kiểm soát. Lúc đó, niềm tin về thị trường bất động sản (BĐS) tăng tốc mạnh mẽ trở lại. Vào thời điểm tháng 3, số lượng tìm kiếm BĐS đạt kỷ lục cho thấy, thị trường giống như chiếc lò xo bị nén vào mỗi đợt dịch bùng phát.

Tháng 5.2021 chứng kiến số lượng doanh nghiệp BĐS mới tiếp tục tăng 60,4% so với cùng kỳ năm trước. Điều này cũng chỉ báo những tín hiệu tích cực về sự hồi phục thị trường trong năm 2021.

Chia sẻ với Lao Động, ông Đinh Minh Tuấn - Giám đốc Batdongsan.com.vn khu vực phía Nam cho rằng, hiện là thời điểm tốt để các doanh nghiệp BĐS chuẩn bị đón dòng vốn chảy vào thị trường khi dịch được kiểm soát. Đồng thời cũng sẵn sàn phương án ứng phó, linh hoạt trong việc đào tạo và cả mở bán trực tuyến vì dịch có thể quay trở lại bất cứ lúc nào.

Theo ông Tuấn, về dài hạn, BĐS Việt Nam vẫn luôn là thị trường tiềm năng do tỉ lệ đô thị hóa 35% - rất thấp so với hơn 50% của Thái Lan, hơn 60% ở Trung Quốc và một lượng lớn nhu cầu với gần 100 triệu dân.

Vị này cho rằng, BĐS vẫn là nơi trú ẩn tài sản vừa đảm bảo tính an toàn và sinh lời trong các thời kỳ khủng hoảng kinh tế, điều này thể hiện rất rõ thời gian qua khi so sánh mức độ ưu tiên đầu tư giữa BĐS và các kênh khác.

Giá bất động sản dự báo vẫn tăng. Ảnh Cao Nguyên.
Giá bất động sản dự báo vẫn tăng. Ảnh Cao Nguyên

Thực tế, trên thị trường, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến nhiều người rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chính. Nắm bắt được điều này, nhiều nhà đầu tư gom hàng, với số lượng sản phẩm lớn.

Trước thực trạng này, một số chuyên gia cho rằng đang tiềm ẩn nguy cơ đẩy giá và thiết lập mức giá cao hơn so với giá trị thực, "thao túng" thị trường địa ốc, tạo nên cơn sốt đất cục bộ là điều có thể xảy ra khi dịch được kiểm soát.

Ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hội Môi giới BĐS nói rằng, bất ổn của cơn sốt đất vừa qua đến từ tình trạng làm giá của đội "cò đất".

Tuy nhiên, theo vị này các địa phương thắt chặt khâu làm giá, kiểm soát chặt chẽ hoạt động giao dịch trên thị trường BĐS, kể từ cơn sốt đất cục bộ vừa qua. Đây là những kịch bản mà các nhà đầu tư ôm đất cần xem xét và cẩn trọng. Bởi nếu không, bên cạnh trường hợp bị chôn vốn, nhà đầu tư có thể rơi vào tình trạng phá sản trong trường thị trường đi xuống, sản phẩm khó thanh khoản ngay cả khi bán tháo.

Bộ Xây dựng yêu cầu báo cáo tình trạng sốt đất

Để có số liệu toàn cảnh về thị trường nhằm ngăn chặn sốt đất, mới đây Bộ Xây dựng cũng yêu cầu các địa phương báo cáo về giải pháp, kết quả xử lý hiện tượng tăng giá đất thời gian qua.

Theo Bộ Xây dựng, trong quý I có hiện tượng tăng giá đất cục bộ xảy ra tại nhiều địa phương. Trước tình hình trên, Bộ Xây dựng đã có văn bản yêu cầu các địa phương có giải pháp để kiểm soát quản lý thị trường, đảm bảo ổn định thị trường BĐS tại các địa phương.

Do đó, đề nghị các địa phương báo cáo các giải pháp và kết quả thực hiện theo yêu cầu tại văn bản nêu trên để ổn định thị trường BĐS tại địa phương. Cụ thể như diễn biến tình hình giá đất tại khu vực có hiện tượng sốt đất trong thời gian qua.

CAO NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Sau sốt đất, đau đầu tính toán “ôm đất” chờ tăng giá hay bán tháo hàng

CAO NGUYÊN |

Những tháng gần đây, thị trường bất động sản gần như chững lại. Nhiều nhà đầu tư ôm hàng từ đợt sốt đang phải "cân não" để lựa chọn phương án kiên trì giữ đất chờ tăng giá hay thoát hàng cho nhẹ nợ.

Bài 5: Dẹp yên những cơn sốt đất - Nhà nước phải "ra tay"

NHÓM PV |

Sau những cơn sốt đất, nhà đầu tư, người dân “thiệt đơn, thiệt kép”. Đa số người thu nhập trung bình và thấp bị mất cơ hội an cư lạc nghiệp vì mặt bằng giá đẩy lên quá cao. Chính việc đất tăng giá đã gây không ít lo ngại cho người dân, doanh nghiệp và cả cơ quan quản lý nhà nước. Các chuyên gia nhận định, nếu không sớm có giải pháp khắc phục sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chiến lược thu hút đầu tư của cả nước. Hệ lụy sau những cơn sốt đất còn rất dai dẳng đối với sự phát triển của địa phương và bản thân những nhà đầu tư sa lầy trong cơn sốt đất.

Sốt đất ảo: Ngăn chặn đầu cơ, lãng phí tài nguyên đất

NHÓM PV |

Thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm 2021 đã chứng kiến những cơn "nhảy múa" của giá đất tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Giá đất nhiều nơi tăng mạnh, có khi tăng đến 200%. Có người phải thốt lên rằng “sốt điên đảo”. Với sự vào cuộc của chính quyền địa phương, các bộ ngành hiện tượng sốt đất đang có xu hướng giảm.

Tuy vậy, hệ lụy sau những cơn sốt đất vẫn hiện hữu. Nhà đầu tư, người dân “thiệt đơn, thiệt kép”. Những khu đất bỏ hoang, hàng ngàn ngôi nhà không người ở… được nâng giá trị gấp 10-20 lần. Nhà đầu tư ôm tài sản bạc tỉ muốn bán nhưng không ai mua. Còn người dân thì mất đất canh tác, mất nơi cư trú. Người có thu nhập thấp khép lại cơ hội có thể sở hữu đất nền.

Hệ luỵ này cũng rất dai dẳng đối với sự phát triển của địa phương, phá vỡ quy hoạch gây mất an ninh trật tự xã hội. Vì thế, cần thiết có những giải pháp ngăn chặn đầu cơ, lãng phí tài nguyên đất.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Sau sốt đất, đau đầu tính toán “ôm đất” chờ tăng giá hay bán tháo hàng

CAO NGUYÊN |

Những tháng gần đây, thị trường bất động sản gần như chững lại. Nhiều nhà đầu tư ôm hàng từ đợt sốt đang phải "cân não" để lựa chọn phương án kiên trì giữ đất chờ tăng giá hay thoát hàng cho nhẹ nợ.

Bài 5: Dẹp yên những cơn sốt đất - Nhà nước phải "ra tay"

NHÓM PV |

Sau những cơn sốt đất, nhà đầu tư, người dân “thiệt đơn, thiệt kép”. Đa số người thu nhập trung bình và thấp bị mất cơ hội an cư lạc nghiệp vì mặt bằng giá đẩy lên quá cao. Chính việc đất tăng giá đã gây không ít lo ngại cho người dân, doanh nghiệp và cả cơ quan quản lý nhà nước. Các chuyên gia nhận định, nếu không sớm có giải pháp khắc phục sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chiến lược thu hút đầu tư của cả nước. Hệ lụy sau những cơn sốt đất còn rất dai dẳng đối với sự phát triển của địa phương và bản thân những nhà đầu tư sa lầy trong cơn sốt đất.

Sốt đất ảo: Ngăn chặn đầu cơ, lãng phí tài nguyên đất

NHÓM PV |

Thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm 2021 đã chứng kiến những cơn "nhảy múa" của giá đất tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Giá đất nhiều nơi tăng mạnh, có khi tăng đến 200%. Có người phải thốt lên rằng “sốt điên đảo”. Với sự vào cuộc của chính quyền địa phương, các bộ ngành hiện tượng sốt đất đang có xu hướng giảm.

Tuy vậy, hệ lụy sau những cơn sốt đất vẫn hiện hữu. Nhà đầu tư, người dân “thiệt đơn, thiệt kép”. Những khu đất bỏ hoang, hàng ngàn ngôi nhà không người ở… được nâng giá trị gấp 10-20 lần. Nhà đầu tư ôm tài sản bạc tỉ muốn bán nhưng không ai mua. Còn người dân thì mất đất canh tác, mất nơi cư trú. Người có thu nhập thấp khép lại cơ hội có thể sở hữu đất nền.

Hệ luỵ này cũng rất dai dẳng đối với sự phát triển của địa phương, phá vỡ quy hoạch gây mất an ninh trật tự xã hội. Vì thế, cần thiết có những giải pháp ngăn chặn đầu cơ, lãng phí tài nguyên đất.