Flycam: "Đại công trường" khu đô thị sinh thái như "nuốt chửng" Bắc Đầm Vạc

Nhóm PV |

Đầm Vạc được ví như lá phổi xanh của TP.Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc). Tuy nhiên, thời gian gần đây, khu vực phía Bắc Đầm Vạc biến thành "đại công trường" khi chủ đầu tư là Công ty cổ phần Sông Hồng Hoàng Gia đang thực hiện phần hạ tầng của dự án Khu đô thị sinh thái Bắc Đầm Vạc.
Những ngày qua, dư luận ở thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc bức xúc trước tình trạng một số doanh nghiệp “đua nhau” làm khu đô thị ở Bắc Đầm Vạc và khu vực lân cận, rồi chia lô bán nền, khiến diện tích Đầm Vạc và các hồ lân cận ngày càng bị thu nhỏ, phá vỡ cảnh quan môi trường sinh thái.
Dự án Khu đô thị sinh thái Bắc Đầm Vạc (phường Đống Đa, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 ngày 29.7.2010 (điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 vào ngày 30.6.2020), với tính chất là trung tâm dịch vụ công cộng và nhà ở đô thị, không gian cây xanh, mặt nước phía Bắc Đầm Vạc, phục vụ nhu cầu nhà ở, dịch vụ thương mại và sinh hoạt cộng đồng. Tuy nhiên, thời gian qua, khu vực phía Bắc Đầm Vạc biến thành "đại công trường".
Trao đổi với Lao Động, người dân địa phương cho biết, khu đô thị sinh thái Bắc Đầm Vạc thi công được gần năm nay. Mỗi ngày, có hàng trăm lượt xe tải chở đất đi vào công trường để làm dự án. Những chiếc xe chở đất chạy rầm rầm, bụi trên xe bay tứ tung, không được che chắn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân.
Trao đổi với Lao Động, người dân địa phương cho biết, khu đô thị sinh thái Bắc Đầm Vạc thi công được gần năm nay. Mỗi ngày, có hàng trăm lượt xe tải chở đất đi vào công trường để làm dự án. Những chiếc xe chở đất chạy rầm rầm, bụi trên xe bay tứ tung, không được che chắn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân.
Ông Trường (phường Đống Đa, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) cho hay, những gầu đất đá từ máy xúc, xe ủi chuyên dụng như muốn “nuốt chửng” từng mét Đầm Vạc và một số hồ lân cận.
Ông Trường (phường Đống Đa, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) cho hay, những gầu đất đá từ máy xúc, xe ủi chuyên dụng như muốn “nuốt chửng” từng mét Đầm Vạc và một số hồ lân cận.
Nhìn từ trên cao, nhiều người đặt nghi vấn “liệu Đầm Vạc có bị lấn chiếm” khi từng gầu đất đang liên tục đổ ra phần mặt nước.
Nhìn từ trên cao, nhiều người đặt nghi vấn “liệu Đầm Vạc có bị lấn chiếm” khi từng gầu đất đang liên tục đổ ra phần mặt nước.
Theo tìm hiểu của phóng viên, tại Quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 Khu đô thị sinh thái Bắc Đầm Vạc tại thành phố Vĩnh Yên (lần 2) ngày 30.6.2020, mục 6.1 Tổng mặt bằng sử dụng đất nêu rõ, phần diện tích đất cây xanh, mặt nước được điều chỉnh từ 93.327m2 (đã phê duyệt điều chỉnh lần 1) tăng lên 98.578,3m2 (điều chỉnh lần 2), tăng 5.251,3m2 (tăng 18,57%).
Tuy nhiên, hiện nay, theo ghi nhận của phóng viên, Khu vực hồ mà Công ty cổ phần Sông Hồng Hoàng Gia đang đang đổ đất là hồ Bờ Trang (ngoài), đây là một phần của Đầm Vạc. Hồ vốn đã nhỏ, nay lại bị san lấp để làm dự án, không biết tới đây sẽ như thế nào. Tôi cho rằng, việc lấp hồ như vậy là không chấp nhận được“.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, có một hồ nhỏ nằm giáp đường Kim Ngọc đang được chủ đầu tư đổ đất lấp hồ. Người dân địa phương cho hay, đây là hồ Bờ Trang, một phần của Đầm Vạc. "Hồ vốn đã nhỏ, nay lại bị san lấp để làm dự án, không biết tới đây sẽ như thế nào. Tôi cho rằng, việc lấp hồ như vậy là không chấp nhận được", bà Sáu (phường Đống Đa, thành phố Vĩnh Yên) nói.
Về vấn đề này, trao đổi với Lao Động, ông Tạ Đức Cường – Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Sông Hồng Hoàng Gia thừa nhận có việc lấp đất lên “diện tích mặt nước” mà người dân cho rằng đó là hồ Bờ Trang. Song, ông Cường khẳng định, đây không phải Đầm Vạc mà là diện tích đất canh tác của người dân địa phương, chủ đầu tư thu hồi đất khi hoàn thành nghĩa vụ bồi thường cho người dân.
Về vấn đề này, trao đổi với Lao Động, ông Tạ Đức Cường – Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Sông Hồng Hoàng Gia thừa nhận có việc lấp đất lên “diện tích mặt nước” mà người dân cho rằng đó là hồ Bờ Trang. Song, ông Cường khẳng định, đây không phải Đầm Vạc mà là diện tích đất canh tác của người dân địa phương, chủ đầu tư thu hồi đất khi hoàn thành nghĩa vụ bồi thường cho người dân.
Bên cạnh đó, người dân còn cho biết, hơn 1.000m2 đất nông nghiệp chưa nhận tiền đền bù, chưa bàn giao mặt bằng, nhưng đã bị chủ đầu tư là Công ty cổ phần Sông Hồng Hoàng Gia san lấp, hư hỏng hoàn toàn thành quả lao động trên đất, để làm dự án khu đô thị sinh thái Bắc Đầm Vạc; điều này khiến người dân rất bức xúc.
Bên cạnh đó, người dân còn cho biết, hơn 1.000m2 đất nông nghiệp chưa nhận tiền đền bù, chưa bàn giao mặt bằng, nhưng đã bị chủ đầu tư là Công ty cổ phần Sông Hồng Hoàng Gia san lấp, hư hỏng hoàn toàn thành quả lao động trên đất, để làm dự án Khu đô thị sinh thái Bắc Đầm Vạc; điều này khiến người dân rất bức xúc.
Bà Đỗ Thị Thịnh (phường Đống Đa) cho biết: “Tháng 6.2020, Công ty Sông Hồng Hoàng Gia đã đổ đất và đóng cọc lên phần diện tích đất chưa bồi thường của tôi, để thực hiện dự án, khiến chúng tôi không thể canh tác được. Đây là hành vi cố ý hủy hoại tài sản, cản trở quyền của người sử dụng đất hợp pháp, vi phạm các quy định của pháp luật
Bà Đỗ Thị Thịnh (phường Đống Đa) cho biết: “Tháng 6.2020, Công ty Sông Hồng Hoàng Gia đã đổ đất và đóng cọc lên phần diện tích đất chưa bồi thường của tôi, để thực hiện dự án, khiến chúng tôi không thể canh tác được. Đây là hành vi cố ý hủy hoại tài sản, cản trở quyền của người sử dụng đất hợp pháp, vi phạm các quy định của pháp luật".
Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Toàn cảnh "đại công trường" cải tạo đường băng sân bay Quốc tế Nội Bài

Sơn Tùng - Tạ Quang |

Trong những ngày này, sân bay Quốc tế Nội Bài đóng cửa đường băng 1A để sửa chữa. Không kể ngày đêm, hàng chục công nhân của dự án cải tạo đường băng làm việc để đảm bảo tiến độ và đảm bảo an toàn trong khi làm việc.

Hà Nội: Vỉa hè thành "đại công trường", lòng đường có hàng loạt rãnh sâu

Tùng Giang |

Những ngày qua, trên tuyến đường Ngọc Hồi (đoạn từ Pháp Vân – Quỳnh Đô), do phục vụ thi công dự án cải tạo, nâng cấp mặt đường đã xuất hiện hàng loạt rãnh sâu kéo dài hàng trăm mét, ngổn ngang vật liệu xây dựng trên vỉa hè, tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Vỉa hè thành "đại công trường", dân kêu trời vì không còn lối đi bộ

TG |

Dịp cuối năm, nhiều tuyến phố trên địa bàn Hà Nội xuất hiện tình trạng ngổn ngang gạch đá, khói bụi bao phủ khiến người đi bộ buộc phải di chuyển xuống lòng đường, luồn lách qua các "bẫy công trường".

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15.1.2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Phố cây cảnh vắng khách, sức mua chỉ bằng 30% so với năm ngoái

Thiện Nhân - Thùy Dương |

Theo nhiều nhà vườn, năm nay cây cảnh được giá nhưng tiêu thụ chậm hơn mọi năm, sức mua của người dân chỉ khoảng 30% so với năm ngoài.

Nhân tố bất ngờ có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina

Ngọc Vân |

Thời tiết mùa đông ấm áp bất thường trong năm nay có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Toàn cảnh "đại công trường" cải tạo đường băng sân bay Quốc tế Nội Bài

Sơn Tùng - Tạ Quang |

Trong những ngày này, sân bay Quốc tế Nội Bài đóng cửa đường băng 1A để sửa chữa. Không kể ngày đêm, hàng chục công nhân của dự án cải tạo đường băng làm việc để đảm bảo tiến độ và đảm bảo an toàn trong khi làm việc.

Hà Nội: Vỉa hè thành "đại công trường", lòng đường có hàng loạt rãnh sâu

Tùng Giang |

Những ngày qua, trên tuyến đường Ngọc Hồi (đoạn từ Pháp Vân – Quỳnh Đô), do phục vụ thi công dự án cải tạo, nâng cấp mặt đường đã xuất hiện hàng loạt rãnh sâu kéo dài hàng trăm mét, ngổn ngang vật liệu xây dựng trên vỉa hè, tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Vỉa hè thành "đại công trường", dân kêu trời vì không còn lối đi bộ

TG |

Dịp cuối năm, nhiều tuyến phố trên địa bàn Hà Nội xuất hiện tình trạng ngổn ngang gạch đá, khói bụi bao phủ khiến người đi bộ buộc phải di chuyển xuống lòng đường, luồn lách qua các "bẫy công trường".