Đua nhau "làm giá" nhà ở: Cần ổn định nguồn cung, tháo gỡ từ luật hiện hành

Tuấn Anh |

Thời gian qua, giá nhà tại Việt Nam liên tục tăng dù số lượng giao dịch giảm mạnh. Nhiều chuyên gia nhận định, thị trường đang diễn ra tình trạng nguồn cung khán hiếm do bị bó hẹp bởi những quy định tréo ngoe của luật hiện hành.

Giao dịch trầm lắng, giá nhà vẫn vùn vụt tăng?

Báo cáo thị trường bất động sản (BĐS) quý 2 năm 2021 của Bộ Xây dựng cho thấy lượng giao dịch bất động sản đã giảm mạnh. Tại Hà Nội giao dịch thành công chỉ bằng khoảng 20%, TPHCM chỉ bằng khoảng 87% so với quý 1 năm 2021. Dù vậy giá giao dịch căn hộ ở 2 thành phố lớn nhất cả nước vẫn tăng khoảng 5 - 7%.

Trong khi đó tại các tỉnh thành khác, bất động sản nhà ở riêng lẻ vẫn tăng nhưng không nhiều, bình quân khoảng 3% so với quý trước dù giao dịch cũng giảm mạnh. Đặc biệt Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Dương là những địa phương có mức giá bình quân tăng cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước.

Cùng chung nhận định, báo cáo của Công ty Savills VN cho thấy tại TPHCM trong quý 2.2021, lượng giao dịch đã giảm sâu 36% so với cùng kỳ năm 2020. Thế nhưng giá bán trên thị trường thứ cấp tăng, trong đó ở Q.7 có mức tăng cao nhất lên đến 20% so cùng kỳ năm trước.

Tại thị trường Hà Nội, Savills cho biết giá chào bán sơ cấp trung bình là 1.625 USD/m2, tăng 7% so với quý 1 năm 2021 và tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các công ty nghiên cứu thị trường khác như Colliers, LLS, DKRA VN, CBRE cũng đưa ra nhận định giá nhà đất vẫn tăng bất chấp giao dịch giảm mạnh. Ảnh: Phan Anh
Các công ty nghiên cứu thị trường khác như Colliers, LLS, DKRA VN, CBRE cũng đưa ra nhận định giá nhà đất vẫn tăng bất chấp giao dịch giảm mạnh. Ảnh: Phan Anh

Ách tắc nguồn cung, đua nhau "làm giá" nhà ở

Lý giải việc tăng giá bất chấp giao dịch giảm mạnh, các công ty nghiên cứu thị trường và cả Bộ Xây dựng đều nhận định do nguồn cung khan hiếm, cung không đủ cầu nên giá tăng.

Trong khi đó chia sẻ với PV Lao Động, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM cho rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là thị trường đang bị ách tắc nguồn cung vì một số luật hiện hành.

"Điểm c Khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư 2020 (sửa đổi, bổ sung Khoản 1, Điều 23 Luật Nhà ở 2014) đang cản trở sự phát triển bình thường của thị trường bất động sản, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp, người mua nhà và làm sụt giảm nguồn thu ngân sách của Nhà nước. Hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp bất động sản rất kỳ vọng các điều khoản này sớm được sửa đổi.

Đặc biệt việc không công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại dẫn đến nhiều dự án không thể triển khai, không thể đưa đất vào sử dụng, lãng phí tài nguyên đất đai không phải do lỗi của nhà đầu tư".

Giới chuyên gia nhận định thị trường đang diễn ra tình trạng làm giá nhà do nguồn cung bị bó hẹp. Ảnh: Phan Anh
Giới chuyên gia nhận định thị trường đang diễn ra tình trạng làm giá nhà do nguồn cung bị bó hẹp. Ảnh: Phan Anh

Ông Châu cũng cho biết, có hiện tượng "làm giá" vì thị trường thiếu hụt nguồn cung: "Trong 5 năm 2015-2020, có khoảng 95% tổng số dự án nhà ở thương mại do không có 100% đất ở, nên không được công nhận chủ đầu tư, không thể triển khai thực hiện được dự án, nhưng nhà đầu tư đã bỏ ra một nguồn vốn rất lớn để tạo lập quỹ đất, bị “chôn vốn”, nên cực kỳ khó khăn, có thể bị “chết trên đống tài sản”, dẫn đến môi trường đầu tư trong lĩnh vực bất động sản thiếu minh bạch, thiếu công bằng và thiếu sự cạnh tranh lành mạnh.

Vì vậy thiểu số chủ đầu tư dự án có 100% đất ở chỉ chiếm khoảng không quá 5% tổng số dự án nhà ở thương mại, lại có lợi thế và điều kiện để chiếm lĩnh thị trường, có thể “làm giá” (thể hiện rất rõ qua xu thế giá nhà tăng liên tục trong những năm 2015-2020) và đạt được lợi nhuận rất cao, có thể đạt “siêu lợi nhuận”, ông Châu nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch thường trực Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do một lượng lớn tiền rút từ các lĩnh vực, thị trường khác đang đổ mạnh vào bất động sản tìm cơ hội đầu tư mua sắm, tạo áp lực tăng giá. “Nhưng một nguyên nhân không thể phủ nhận, giá bất động sản tăng là do bị đẩy giá”, ông Đính nói.

Chia sẻ với Báo Lao Động, ông Nguyễn Quốc Bảo – Chủ tịch CLB Bất động sản Việt Nam (VREC), kiêm Chủ tịch CLB Bất động sản TP.HCM (HREC) cho rằng, nhiều doanh nghiệp hiện đang bị "chôn vốn" do sự vênh về các quy định của nhiều bộ ngành.

"Khi được tháo gỡ các vướng mắc (ví dụ vướng mắc về công nhận chủ đầu tư với dự án nhà ở thương mại) thì doanh nghiệp sẽ mạnh dạn đầu tư hơn. Ngay cả về phía ngân hàng, nhà đầu tư cũng sẽ tiếp cận được những khoản vay tốt hơn, khi đó dòng tiền sẽ được bơm vào các dự án, nguồn cung sẽ tăng lên. Sửa đổi, bổ sung luật là điều nên làm.

Theo tôi, Nhà nước có thể cho phép công nhận chủ đầu tư, tuy nhiên có giới hạn, ví dụ là 50 năm. Hết thời gian Nhà nước có thể cho gia hạn lại,  yêu cầu đóng thuế...", ông Bảo chia sẻ.

Bất cập những quy định tréo ngoe về công nhận chủ đầu tư nhà ở thương mại.
Tuấn Anh
TIN LIÊN QUAN

Bất cập những quy định tréo ngoe về công nhận chủ đầu tư nhà ở thương mại

Tuấn Anh |

Thời gian qua, các doanh nghiệp, hiệp hội bất động sản liên tục đề đạt, góp ý về hàng loạt khó khăn về Nghị định số 30/2021/NĐ-CP, Khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở 2014 được sửa đổi, bổ sung tại Điểm c Khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư 2020. Trong bối cảnh dịch COVID-19 tác động tiêu cực đến thị trường, giới chuyên gia cho rằng cần thực hiện sửa đổi, bổ sung luật để tháo gỡ vướng mắc, giúp doanh nghiệp trong nước phát triển.

Doanh nghiệp "mắc kẹt" vì quy định hiện tại: Bộ, ngành cần tháo gỡ

Tuấn Anh |

Trước những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp về một số điều luật, Nghị định, đã có bộ, ngành có động thái tích cực, vào cuộc tháo gỡ. Lãnh đạo Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp) khẳng định, việc sửa luật một cách đồng bộ "mang tính đột phá lớn, từ trước đến nay chưa bao giờ có".

Doanh nghiệp khốn khổ vì đợi công nhận chủ đầu tư

Tuấn Anh - Bảo Chương |

Các doanh nghiệp cho biết, đang gặp nhiều khó khăn vì những quy định về việc công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại. Trong khi đó, lo ngại về việc sửa đổi, bổ sung luật dẫn đến làm thất thu ngân sách Nhà nước (NSNN), làm thất thoát tài sản công và nguồn lực từ đất đai bị giới doanh nghiệp phản bác là không có cơ sở.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Bất cập những quy định tréo ngoe về công nhận chủ đầu tư nhà ở thương mại

Tuấn Anh |

Thời gian qua, các doanh nghiệp, hiệp hội bất động sản liên tục đề đạt, góp ý về hàng loạt khó khăn về Nghị định số 30/2021/NĐ-CP, Khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở 2014 được sửa đổi, bổ sung tại Điểm c Khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư 2020. Trong bối cảnh dịch COVID-19 tác động tiêu cực đến thị trường, giới chuyên gia cho rằng cần thực hiện sửa đổi, bổ sung luật để tháo gỡ vướng mắc, giúp doanh nghiệp trong nước phát triển.

Doanh nghiệp "mắc kẹt" vì quy định hiện tại: Bộ, ngành cần tháo gỡ

Tuấn Anh |

Trước những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp về một số điều luật, Nghị định, đã có bộ, ngành có động thái tích cực, vào cuộc tháo gỡ. Lãnh đạo Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp) khẳng định, việc sửa luật một cách đồng bộ "mang tính đột phá lớn, từ trước đến nay chưa bao giờ có".

Doanh nghiệp khốn khổ vì đợi công nhận chủ đầu tư

Tuấn Anh - Bảo Chương |

Các doanh nghiệp cho biết, đang gặp nhiều khó khăn vì những quy định về việc công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại. Trong khi đó, lo ngại về việc sửa đổi, bổ sung luật dẫn đến làm thất thu ngân sách Nhà nước (NSNN), làm thất thoát tài sản công và nguồn lực từ đất đai bị giới doanh nghiệp phản bác là không có cơ sở.