Doanh nghiệp bất động sản vất vả tìm nguồn trả nợ

Bảo Chương |

Việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ nhằm tăng vốn cũng như giảm áp lực trả nợ bằng việc hoán đổi nợ thành cổ phần đang là giải pháp được các doanh nghiệp bất động sản lựa chọn nhằm cải thiện năng lực tài chính, duy trì hoạt động liên tục.

Mới đây, trong dự thảo tờ trình gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Hội đồng quản trị Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình đưa ra phương án phát hành 274 triệu cổ phiếu với tổng giá trị phát hành thêm tối đa là 3.140 tỉ đồng. Trong đó, Hòa Bình phát hành 200 triệu cổ phiếu nhằm tăng nguồn vốn, giá phát hành là 12.000 đồng/cổ phiếu và 74 triệu cổ phiếu để hoán đổi nợ đối với các đơn vị là nhà cung cấp, nhà thầu phụ. Đặc biệt, mệnh giá cổ phiếu hoán đổi nợ đã có sự điều chỉnh từ 12.000 đồng xuống còn 10.000 đồng/cổ phiếu.

Trước đó, tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường 2023 – lần thứ 2 tổ chức vào 17.10.2023, Tập đoàn Hòa Bình cũng đã trình phương án dự kiến phát hành 54 triệu cổ phiếu riêng lẻ để hoán đổi nợ với mệnh giá cổ phiếu phát hành 12.000 đồng/cổ phiếu. Vào thời điểm đó, đã có 99 nhà cung cấp, nhà thầu phụ đồng ý ký biên bản thỏa thuận hoán đổi công nợ bằng cổ phiếu HBC của Hòa Bình, đạt giá trị tương đương 400 tỉ đồng.

Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại, tại dự thảo tờ trình gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, giá phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ đã được điều chỉnh xuống còn 10.000 đồng/cổ phiếu. Theo Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, việc điều chỉnh giá phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ là phù hợp với diễn biến thị trường, đồng thời đảm bảo đem lại quyền lợi thỏa đáng cho nhà cung cấp, nhà thầu phụ tham gia hoán đổi công nợ.

Hay như ông lớn Novaland cho biết, công ty được các ngân hàng thương mại cam kết tiếp tục hỗ trợ tài chính để triển khai xây dựng các dự án nhằm đảm bảo tiến độ bàn giao nhà theo từng giai đoạn cho người mua nhà. Các ngân hàng sẽ tiếp tục giải ngân thêm hạn mức tín dụng với số tiền 15.816 tỉ đồng trong thời gian tới.

Đặc biệt, Novaland dự kiến bán tài sản với số tiền khoảng 2.870 tỉ đồng để thanh toán các khoản nợ đến hạn trả trong thời gian theo quy định của hợp đồng. Đồng thời, công ty cũng nhận được thư quan tâm từ nhà đầu tư về việc bán tài sản với giá trị dự kiến là 8.917 tỉ đồng. Doanh nghiệp cho biết sẽ hoàn tất việc bán tài sản này trong vòng 12 tháng tiếp theo.

Những cái tên kể trên chỉ là một vài trong số hàng nghìn doanh nghiệp bất động sản phải đối mặt với sự khó khăn của thị trường thời gian qua.

Trong báo cáo cập nhật ngành bất động sản nhà ở mới đây, Công ty cổ phần Xếp hạng Tín nhiệm Đầu tư Việt Nam (VIS Rating) đánh giá, khả năng trả nợ của doanh nghiệp bất động sản vẫn ở mức yếu, ngay cả khi dòng tiền được cải thiện do đòn bẩy cao và nợ đến hạn lớn trong năm 2024. Hệ số nợ/EBITDA (đo lường khả năng thanh toán nợ phát sinh của công ty) là 8,7 lần trong năm 2023, so với mức 7 lần năm 2022 do tăng trưởng nợ cao hơn tăng trưởng lợi nhuận. Tỷ lệ nợ ngắn hạn/tổng nợ năm 2023 lên tới 45%, cao nhất trong 5 năm qua.

TS Nguyễn Duy Phương, Giám đốc đầu tư DG Capital cho rằng, thị trường bất động sản bắt đầu có dấu hiệu phục hồi từ cuối năm 2023, song tốc độ phục hồi còn chậm, chủ yếu ấm lên ở phân khúc chung cư. Hoạt động cấp phép dự án vẫn chậm, khiến nguồn cung khó cải thiện nhanh thời gian tới. Từ đầu năm đến nay, nhiều chủ đầu tư có động thái mở bán sản phẩm. Đây là dấu hiệu khả quan cho cả năm 2024. Dù vậy, cân đối cung - cầu chưa thể cải thiện, kéo theo sức khỏe tài chính của chủ đầu tư tiếp tục khó khăn.

Bảo Chương
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp bất động sản chưa thể vơi nỗi lo với trái phiếu

Bảo Chương |

Lượng trái phiếu phát hành mới trong những tháng đầu năm giảm sút mạnh, trong khi đó giá trị trái phiếu có rủi ro cao sẽ chậm trả gốc và lãi trong năm 2024 phần lớn là các lô trái phiếu của nhóm doanh nghiệp bất động sản.

Bất động sản nghỉ dưỡng cần dòng tiền lớn để phục hồi

Bảo Chương |

Các phân khúc của thị trường bất động sản đang dần khởi sắc trở lại, tuy nhiên với bất động sản nghỉ dưỡng thì vẫn chưa có nhiều dấu hiệu cho thấy sớm hồi phục.

Thị trường bất động sản TPHCM vắng bóng nguồn cung mới

Bảo Chương |

Thị trường bất động sản TPHCM được dự báo tiếp tục khan hiếm nguồn cung bởi vấn đề pháp lý trong ngắn hạn chưa được giải quyết triệt để.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Tập đoàn Dabaco đã bị tỉnh Bắc Ninh xử phạt hành chính

Trần Tuấn |

Bắc Ninh - Đưa công trình là tòa nhà ở xã hội Dabaco Khắc Niệm vào sử dụng khi chưa nghiệm thu, Tập đoàn Dabaco đã bị xử phạt vi phạm hành chính.

Lo ngại về chất lượng nhiều gói thầu dịch vụ công ích tại Cao Bằng

Tân Văn |

Liên tiếp từ năm 2019 đến nay, Công ty TNHH Nga Hải đã trở thành nhà thầu trúng nhiều dự án xây lắp, dịch vụ công ích trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên, chất lượng của các dự án này lại đang là dấu hỏi.

Nhiều người dân ở TPHCM lại xếp hàng dài từ sáng sớm chờ mua vàng miếng SJC

NGỌC LÊ |

Sáng 10.6, hàng trăm người dân lại tiếp tục xếp hàng chờ đợi trước trụ sở Công ty TNHH MTV thành viên Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3 (TPHCM) để chờ mua vàng miếng.

Nơi cứ đến Tết Đoan Ngọ, người dân đổ xô đi tắm biển giữa trưa

Thanh Trà |

Ngày Tết Đoan Ngọ (tức 5.5 Âm lịch), hàng nghìn người dân TP Quy Nhơn (Bình Định) và các vùng lân cận đổ xô đi tắm biển vào chính Ngọ.

Doanh nghiệp bất động sản chưa thể vơi nỗi lo với trái phiếu

Bảo Chương |

Lượng trái phiếu phát hành mới trong những tháng đầu năm giảm sút mạnh, trong khi đó giá trị trái phiếu có rủi ro cao sẽ chậm trả gốc và lãi trong năm 2024 phần lớn là các lô trái phiếu của nhóm doanh nghiệp bất động sản.

Bất động sản nghỉ dưỡng cần dòng tiền lớn để phục hồi

Bảo Chương |

Các phân khúc của thị trường bất động sản đang dần khởi sắc trở lại, tuy nhiên với bất động sản nghỉ dưỡng thì vẫn chưa có nhiều dấu hiệu cho thấy sớm hồi phục.

Thị trường bất động sản TPHCM vắng bóng nguồn cung mới

Bảo Chương |

Thị trường bất động sản TPHCM được dự báo tiếp tục khan hiếm nguồn cung bởi vấn đề pháp lý trong ngắn hạn chưa được giải quyết triệt để.