Doanh nghiệp bất động sản vẫn khó tiếp cận vốn

Bảo Chương |

Cái khó cơ bản và lớn nhất của thị trường, của doanh nghiệp bất động sản hiện nay là thiếu hụt dòng tiền nhưng việc tiếp cận vốn vay lại đang gặp nhiều rào cản.

Khó khăn vẫn đang bủa vây hầu hết doanh nghiệp lĩnh vực bất động sản, từ doanh nghiệp môi giới đến chủ đầu tư dự án.

Đại diện một tập đoàn bất động sản lớn tại TPHCM cho biết, thời gian qua, trước những tín hiệu tích cực như vướng mắc thủ tục pháp lý dần được tháo gỡ, ngân hàng mở rộng hầu bao hơn…, tập đoàn này đã tái khởi động việc mở bán các dự án. Nhưng kết quả không nhiều khả quan do người mua chưa quyết định xuống tiền, dù có quan tâm.

Trong bối cảnh hiện nay, ngay cả những chủ đầu tư trường vốn cũng dễ gặp khó khăn vì luôn phải có nguồn vốn “gối đầu” cho các dự án. Bởi ngoài vốn chủ sở hữu, chủ đầu tư muốn thực hiện dự án thì cần vốn ngân hàng, nhưng hiện không dễ vay. Cùng với đó, việc tiếp cận tín dụng của người mua nhà cũng gặp không ít trở ngại.

Nhìn chung, các thành viên thị trường đều đang gặp khó khăn, từ chủ đầu tư, đơn vị phân phối tới người mua nhà.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cho biết, mới đây Hiệp hội đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước xem xét sửa đổi, bổ sung Thông tư 08/2020/TT-NHNN, đề nghị gia hạn thêm 12 tháng thời điểm áp dụng quy định “các tổ chức tín dụng sử dụng tối đa 30% nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung hạn, dài hạn”.

Theo đó, nên áp dụng quy định này từ ngày 1.10.2024 thay vì ngày 1.10.2023, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng được sử dụng hợp lý nguồn vốn huy động ngắn hạn, để cho vay trung hạn, dài hạn, nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp và người dân, mà vẫn không gây “rủi ro” về an toàn cho hệ thống tín dụng.

Theo ông Lê Hoàng Châu, quy định tại Thông tư số 08/2020/TT-NHNN thể hiện sự bất cập, bởi bối cảnh của nền kinh tế hiện nay đã thay đổi rất khác so với bối cảnh lúc ban hành Thông tư năm 2020. Nền kinh tế đang đứng trước thách thức rất lớn, từ tác động của “các cơn gió ngược” tác động bất lợi đến kinh tế - xã hội, trong đó có lĩnh vực bất động sản, do phát sinh những nhân tố khách quan, bất ngờ, không thể dự đoán.

Bối cảnh hiện tại, có những doanh nghiệp thuộc nhiều ngành kinh tế thu hẹp sản xuất kinh doanh nên giảm hoặc thậm chí không có nhu cầu vay tín dụng. Riêng đối với nhiều doanh nghiệp bất động sản thì vẫn có nhu cầu vay tín dụng nhưng lại khó tiếp cận tín dụng, mà nguyên nhân chủ yếu là các dự án bất động sản, nhà ở thương mại bị “vướng pháp lý”. Dù rằng, các chủ đầu tư đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đã tạo lập được quỹ đất dự án phù hợp với quy hoạch.

Vướng mắc nằm ở việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa “chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư”, nên chủ đầu tư chưa được phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, chưa được giao đất, chưa được cấp phép xây dựng.

Trong khi đó, các ngân hàng thương mại yêu cầu doanh nghiệp phải có “chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư”, phải có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, phải có Giấy phép xây dựng, dự án phải có tính khả thi thì mới được vay tín dụng.

Trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, theo ông Lê Hoàng Châu, các ngân hàng thương mại nên tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được vay tín dụng để bù đắp tài chính. Do đó, ông Lê Hoàng Châu đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét chỉ đạo và đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét sửa đổi, bổ sung Thông tư 08/2020/TT-NHNN theo hướng gia hạn thời điểm áp dụng thêm 12 tháng.

Bảo Chương
TIN LIÊN QUAN

Nhiều doanh nghiệp bất động sản có khả năng lỗi hẹn với kế hoạch năm

Quang Dân |

Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp bất động sản cho thấy, kết thúc nửa đầu năm 2023, nhiều công ty mới chỉ hoàn thành được một phần kế hoạch về doanh thu và lợi nhuận đã đặt ra trong năm.

Gỡ ách tắc về quy hoạch và pháp luật để "giải cứu" thị trường bất động sản

Tuyết Lan |

Thị trường bất động sản chỉ có thể hồi phục bền vững khi có sự tham gia quyết liệt của hệ thống chính trị gỡ vướng về quy hoạch và pháp luật để chính sách được đi vào thực tế.

Dự án bất động sản phục hồi, khởi sắc nhờ loạt chính sách gỡ vướng

Nhóm PV |

Theo bà Đoàn Thị Thanh Mỹ - Vụ trưởng Vụ Đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT), việc ban hành kịp thời, đồng bộ và khá đầy đủ các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai vừa qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thi hành, góp phần đưa Luật Đất đai đi vào cuộc sống.

Trực tiếp kết quả ASIAD 19 ngày 3.10: Cầu mây nữ chuẩn bị thi bán kết

NHÓM PV |

Cập nhật kết quả của Đoàn thể thao Việt Nam tại ASIAD 19 trong ngày 3.10.

FWD Việt Nam kinh doanh có lãi, nợ nhân viên gần 57 tỉ đồng

Quang Dân |

Kết thúc 6 tháng đầu năm 2023, có hai doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ bao gồm Sun Life Việt Nam và Shinhan Life Việt Nam ghi nhận lợi nhuận âm. Trong khi đó, FWD Việt Nam có số tiền phải trả nhân viên gần 57 tỉ đồng.

Bị hại liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đồng loạt nộp hồ sơ tố cáo

ANH TÚ - NGỌC ÁNH |

TPHCM - Rất nhiều bị hại liên quan đến các sai phạm của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các tổ chức, đơn vị khác đã bắt đầu đến cơ quan công an địa phương để nộp hồ sơ, giấy tờ liên quan phục vụ cho công tác điều tra.

Nhà ở công nhân Kim Chung: Ngã giá tiền lót tay bên trong trụ sở xí nghiệp

NHÓM PV |

Với giá "lót tay" từ 7 đến 10 triệu đồng cho một suất thuê nhà ở công nhân tại xã Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội), việc cò mồi, dắt mối chạy suất cho thuê nhà đã âm thầm diễn ra nhiều năm nay. Bên trong trụ sở của Xí nghiệp Quản lý và Phát triển nhà ở xã hội (thuộc Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội), những cuộc ngã giá tiền "bôi trơn" suất thuê nhà ở công nhân được Lao Động ghi nhận.

Vụ giáo viên bạo hành trẻ 15 tháng: Nhóm trẻ hoạt động không phép

Vân Trang |

Nhóm trẻ mầm non tư thục tại huyện Gia Lâm (Hà Nội), nơi xảy ra vụ việc việc bé gái 15 tháng tuổi bị giáo viên bạo hành, hoạt động không phép.

Nhiều doanh nghiệp bất động sản có khả năng lỗi hẹn với kế hoạch năm

Quang Dân |

Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp bất động sản cho thấy, kết thúc nửa đầu năm 2023, nhiều công ty mới chỉ hoàn thành được một phần kế hoạch về doanh thu và lợi nhuận đã đặt ra trong năm.

Gỡ ách tắc về quy hoạch và pháp luật để "giải cứu" thị trường bất động sản

Tuyết Lan |

Thị trường bất động sản chỉ có thể hồi phục bền vững khi có sự tham gia quyết liệt của hệ thống chính trị gỡ vướng về quy hoạch và pháp luật để chính sách được đi vào thực tế.

Dự án bất động sản phục hồi, khởi sắc nhờ loạt chính sách gỡ vướng

Nhóm PV |

Theo bà Đoàn Thị Thanh Mỹ - Vụ trưởng Vụ Đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT), việc ban hành kịp thời, đồng bộ và khá đầy đủ các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai vừa qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thi hành, góp phần đưa Luật Đất đai đi vào cuộc sống.