Doanh nghiệp bất động sản vẫn chưa thể nhẹ đầu với nỗi lo mang tên pháp lý

Bảo Chương |

TPHCM - Các nhà phát triển dự án đều lường được những khó khăn và đã tính con đường để vượt qua nhưng riêng khó khăn về chính sách như pháp lý đầu tư, pháp lý cho thị trường bất động sản thì doanh nghiệp không tính được.

Khó càng thêm khó

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Ngô Đức Sơn - Tổng giám đốc CTCP DRH Holdings - cho biết, với việc vướng mắc pháp lý kéo dài sẽ khiến cho doanh nghiệp khó càng thêm khó.

Một phép tính nhỏ, nếu khó khăn như vậy thì thiệt hại thế nào? Như một sơ đồ 4-3-3 trong bóng đá, doanh nghiệp phát triển một dự án khoảng 30% vốn tự có, 30% huy động từ khách hàng và 40% sử dụng vốn vay.

Giả sử, 40% vốn vay ngân hàng mà dự án bị đình trệ trong 5 năm do pháp lý, chính sách chồng chéo, sẽ gây thiệt hại rất lớn. Vốn vay từ ngân hàng hoặc trái phiếu, với chi phí bình quân 15% vốn thì mỗi năm sẽ thiệt hại 6% và trong vòng 5 năm kẹt dự án không triển khai được, doanh nghiệp sẽ bị lỗ 30% và đây cũng chính là phần vốn đầu tư ban đầu của doanh nghiệp, ông Ngô Đức Sơn phân tích.

Vậy là, doanh nghiệp chỉ còn lại 30% huy động của khách hàng, dù đã có dự án được cấp phép, nhưng kẹt 5 năm công tác tính tiền sử dụng đất.

Theo ông Sơn, trước đây, doanh nghiệp này bán căn hộ chỉ 30 triệu đồng/m2, trong khi hiện tại dự án bên cạnh bán 50 triệu đồng/m2, nên doanh nghiệp phải đền bù cho khách hàng đã mua dự án, số tiền tương tự.

Điều đó cho thấy, bài toán của doanh nghiệp ở hiện tại là rất khó khi các vướng mắc pháp lý không được tháo gỡ hoàn toàn.

Tắc thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư thì dự án "đứng hình"

Nói về hàng loạt những vướng mắc về pháp lý mà Hiệp hội Bất động sản đã liên tục kiến nghị trong thời gian qua, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM - lấy một ví dụ, đó là vướng thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư đối với tất cả dự án nhà ở xã hội và cả dự án nhà ở thương mại mà nhà đầu tư đã có quyền sử dụng đất phù hợp với quy hoạch do quy định tại Điểm c Khoản 7 Điều 31 Nghị định 31/2021/NĐ-CP về việc thẩm định sự phù hợp của dự án đầu tư với các quy hoạch.

Ông Lê Hoàng Châu cho biết, theo quy định tại thời điểm thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư là thủ tục khởi đầu cho chuỗi thủ tục về đầu tư xây dựng, mà tắc thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư thì dự án bị đứng hình, không thể thực hiện tiếp các thủ tục đầu tư xây dựng khác, mà lẽ ra chỉ cần quy định việc thẩm định sự phù hợp của dự án đầu tư với các quy hoạch là phải phù hợp với quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung thì phù hợp hơn, hoặc chỉ quy định phù hợp với quy hoạch chung tại Nghị quyết 98/2023/QH15 của Quốc hội áp dụng thí điểm cho TPHCM.

Cách “cải tiến” thủ tục hành chính này chưa sát với thực tiễn, có dấu hiệu không tốt hơn, bởi lẽ trước đây, doanh nghiệp được thực hiện song song các thủ tục đầu tư xây dựng, nay thì hầu như phải thực hiện tuần tự, nối tiếp từng thủ tục hành chính một, ông Lê Hoàng Châu nêu quan điểm.

Mới đây, UBND TPHCM vừa có báo cáo về tình hình tháo gỡ khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp, thúc đẩy thị trường bất động sản.

Theo đó, đối với các kiến nghị tháo gỡ vướng mắc dự án bất động sản do doanh nghiệp trực tiếp gửi UBND TPHCM hay do Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc của Chính phủ chuyển đến, đa phần đều nằm trong 189 kiến nghị tại 148 dự án mà Hiệp hội Bất động sản TPHCM đã tổng hợp, kiến nghị UBND TPHCM thời gian qua.

Đến nay, UBND TPHCM đã chỉ đạo các sở ngành giải quyết được 52 kiến nghị tại 44 dự án.

Hiện TPHCM chia các kiến nghị thành 5 nhóm để giải quyết, trong đó nhiều nhất là nhóm vướng mắc thủ tục đầu tư với 48 dự án và 71 kiến nghị. Trong thời gian tới, UBND TPHCM sẽ tập trung giải quyết cho nhóm này.

Bảo Chương
TIN LIÊN QUAN

Ngân hàng và doanh nghiệp bất động sản vẫn khó gặp nhau

TUYẾT LAN |

“Tín dụng vẫn đang chảy vào lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên, số liệu này khá thấp so với các năm trước, đặc biệt ở thời kỳ thị trường bất động sản nóng sốt. Các ngân hàng vẫn luôn tích cực đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản vì mối quan hệ cộng sinh. Nhưng chính doanh nghiệp bất động sản cũng phải thay đổi mình để đủ điều kiện vay vốn” - TS Châu Đình Linh - chuyên gia Kinh tế, Giảng viên Trường Đại học Ngân hàng TPHCM - nhận định trong buổi trao đổi với PV Báo Lao Động.

Khó khăn vẫn bao trùm, đẩy nhiều doanh nghiệp bất động sản vào thế khó

ANH HUY |

Thống kê cho thấy, giao dịch nhà đất thành công từ đầu năm đến nay chỉ bằng 1/10 so với điều kiện bình thường. Việc không thể bán hàng để thu tiền về, cộng thêm khó khăn trong tiếp cận vốn nhà băng đang khiến hàng nghìn doanh nghiệp trong ngành rơi vào cảnh suy sụp.

Giá nhà vẫn quá cao, sức mua bất động sản giảm sút

Bảo Chương |

TPHCM - Hiện nay, tồn kho bất động sản ngày càng phình to tạo sức ép lớn về dòng tiền hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, câu chuyện làm thế nào để bán được hàng lại không đơn giản chỉ ở việc áp dụng các chính sách ưu đãi theo thời điểm.

Ngư dân Nam Định đi cà kheo săn lộc trời từ biển

Lương Hà |

Nam Định - Vào mùa moi biển (hay còn gọi là con tép), nhiều ngư dân ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định xuống biển đánh bắt bằng cách đi cà kheo có gắn lưới, kiếm thu nhập ổn định mỗi ngày.

Giờ thứ 9: Lấy chồng cho vợ - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Ông lão đánh cá cứu được một cô gái nhảy sông tự tử. Cô gái nguyện ở cạnh bên ông suốt đời, tuy nhiên ông không muốn cô sống khổ sở tại nơi đây. Ông đã tìm một người đàn ông khoẻ mạnh, có nhiều tương lai hơn làm chồng cho cô gái ấy. Liệu rằng cô gái đó có chấp nhận?

Các hộ dân bị nứt nhà do thi công cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn chưa được hỗ trợ

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Quá trình thi công dự án cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn đã làm hơn 100 hộ dân bị ảnh hưởng, nứt nhà và các công trình phụ. Đến nay, vẫn còn gần 20 hộ chưa được cơ quan chức năng đánh giá mức độ thiệt hại để hỗ trợ đền bù.

Quảng Trị kiến nghị ngừng mô hình một cửa một lần dừng sau 8 năm thí điểm

TIẾN NHẤT |

Tỉnh Quảng Trị đã có đề nghị Bộ Ngoại giao Việt Nam và Lào xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ hai nước thống nhất cho phép cặp Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo - Đen Sa Vẳn dừng thí điểm mô hình một cửa một lần dừng và quay trở lại hoạt động như các cửa khẩu quốc tế khác trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào.

Xe hợp đồng chạy ở Hà Nội - hễ dừng kiểm tra là có vi phạm

Tô Thế |

Nhiều ngày theo chân lực lượng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội), PV nhận thấy một điều, hễ dừng kiểm tra ôtô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng (xe hợp đồng) nào cũng ra vi phạm.

Ngân hàng và doanh nghiệp bất động sản vẫn khó gặp nhau

TUYẾT LAN |

“Tín dụng vẫn đang chảy vào lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên, số liệu này khá thấp so với các năm trước, đặc biệt ở thời kỳ thị trường bất động sản nóng sốt. Các ngân hàng vẫn luôn tích cực đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản vì mối quan hệ cộng sinh. Nhưng chính doanh nghiệp bất động sản cũng phải thay đổi mình để đủ điều kiện vay vốn” - TS Châu Đình Linh - chuyên gia Kinh tế, Giảng viên Trường Đại học Ngân hàng TPHCM - nhận định trong buổi trao đổi với PV Báo Lao Động.

Khó khăn vẫn bao trùm, đẩy nhiều doanh nghiệp bất động sản vào thế khó

ANH HUY |

Thống kê cho thấy, giao dịch nhà đất thành công từ đầu năm đến nay chỉ bằng 1/10 so với điều kiện bình thường. Việc không thể bán hàng để thu tiền về, cộng thêm khó khăn trong tiếp cận vốn nhà băng đang khiến hàng nghìn doanh nghiệp trong ngành rơi vào cảnh suy sụp.

Giá nhà vẫn quá cao, sức mua bất động sản giảm sút

Bảo Chương |

TPHCM - Hiện nay, tồn kho bất động sản ngày càng phình to tạo sức ép lớn về dòng tiền hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, câu chuyện làm thế nào để bán được hàng lại không đơn giản chỉ ở việc áp dụng các chính sách ưu đãi theo thời điểm.