Dở khóc, dở cười vì góp vốn đầu tư mua đất nền

Bảo Chương |

Nhiều khách hàng mua đất nền dự án tại TPHCM đang mếu dở, khóc dở vì bỏ tiền góp vốn đầu tư mua đất dự án gần 20 năm vẫn không nhận được nền đất, hoặc nếu có thì cũng không được xây dựng nhà do chủ đầu tư dự án có nhiều sai phạm trong khâu thủ tục pháp lý.

Đất chỉ để nhìn chứ chưa thể xây

Dù đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính, nhưng hàng trăm cư dân mua đất dự án khu dân cư Tân An Huy (xã Phước Kiển, H.Nhà Bè, TPHCM) vẫn chưa nhận được nền đất. Đây là dự án do Công ty CP xây dựng và kinh doanh nhà Tân An Huy làm chủ đầu tư, quy mô khoảng 30.000m2 với hơn 310 nền đất, đã hình thành hơn 16 năm nhưng liên tiếp trong mấy năm trở lại đây luôn trong tình trạng bế tắc. Theo phản ảnh của cư dân, trong số hơn 310 nền đất dự án mà người dân đã đóng tiền để mua, sang nhượng có công chứng và thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, đến nay mới chỉ có hơn chục trường hợp xây dựng được nhà ở nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận nào về đất ở, nhà ở.

Trong số gần 300 trường hợp còn lại, một số cư dân đã được giao nền nhưng chưa xây dựng được nhà, chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; một số chỉ được giao nền đất… trên giấy do đất trên thực tế chưa hoàn tất giải phóng mặt bằng. Nghiêm trọng hơn, một số người góp vốn thực hiện dự án bằng đất nông nghiệp để đổi đất thương mại của dự án nhưng đến nay vẫn chưa được giao nền theo hợp đồng đã ký.

Tương tự như vậy, hơn 250 khách hàng đã ký hợp đồng chuyển nhượng nền nhà và đầu tư xây dựng nhà ở tại Dự án Khu dân cư quy hoạch ADC (Khu dân cư ADC), phường Phú Mỹ, Quận 7, TPHCM do Công ty Xây dựng Trang trí Kiến trúc ADC nay là Công ty Cổ phần ADEC làm chủ đầu tư (Công ty ADEC), cũng đang bức xúc về tình trạng pháp lý dang dở, hạ tầng chưa hoàn thiện khiến người mua sau nhiều năm chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu.

“Người mua chúng tôi rất bức xúc, chủ đầu tư thì né trách câu trả lời, hỏi chính quyền quận 7 thì quận chỉ xuống chủ đầu tư. Trái banh trách nhiệm vẫn cứ được chuyền qua lại bao nhiêu năm qua”, anh Nguyễn Văn Quang, ngụ ở Bình Chánh, mua đất từ năm 2004 bức xúc cho biết.

Thậm chí, với những người mua lại các đất nền dự án từ những người mua đầu tiên đang rơi vào trạng thái lo lắng vì lỡ vay ngân hàng. Đơn cử như trường hợp chị Nguyễn Thị H. ngụ ở Nhà Bè cho biết năm 2017, chị mua lại hai nền đất trong dự án từ người mua trước đó và cứ nghĩ là sẽ xây được nhà để ở. Để đủ tiền đất chị phải thế chấp căn nhà đang ở vào ngân hàng, vay mượn thêm. Sau khi mua được nền đất mới tá hoả vì chờ nhiều năm vẫn không được xây nhà. Giờ đây, chị muốn bán đi để trả tiền ngân hàng cũng không được vì dự án đang rắc rối pháp lý nên không ai mua. Căn nhà của chị đang cắm ở ngân hàng giờ cũng đang có nguy cơ bị phát mại vì nợ xấu.

Sai phạm dây chuyền của chủ đầu tư, cơ quan quản lý buông lỏng

Theo kết luận của Thanh tra TPHCM, mặc dù lập dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở Tân An Huy từ năm 2004, tuy nhiên Công ty Tân An Huy lại không báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền về việc hợp tác góp vốn với Công ty Tân Phúc Hưng và DNTN Phan. Tại khu thấp tầng của dự án có 313 nền nhà, chủ đầu tư đã chuyển nhượng cho 191 nền cho khách hàng thông qua “hợp đồng góp vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật - nhận lại đất” và “hợp đồng góp vốn đầu tư xây dựng nhà ở”. Với hình thức như trên, Công ty Tân Phúc Hưng và DNTN Phan cũng đã lần lượt chuyển nhượng 93 và 27 nền nhà cho khách hàng.

Từ năm 2011, Công ty Tân An Huy đã xây dựng 14 căn nhà tại khu thấp tầng không đúng quy hoạch. Nhưng đến tháng 7.2017 Thanh tra Sở Xây dựng mới phát hiện và bắt đầu xử lý vi phạm.

Thanh tra TPHCM xác định, sai phạm này thể hiện sự buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra về hoạt động xây dựng của Thanh tra xây dựng huyện Nhà Bè và Chánh Thanh tra Sở Xây dựng thời kỳ liên quan. Ngoài ra, kết luận thanh tra còn chỉ ra dự án này đang có nhiều sai phạm xảy ra ở các tiểu dự án trong khu dân cư. Trong đó, khu đất cao tầng (gần 3,3ha) được Công ty Tân An Huy góp vốn với 2 cổ đông là Công ty Indochina và Công ty PVF lập ra Công ty cổ phần TNHH Nam Sài Gòn Residences. Dự án đã ký các “Thỏa thuận đặt cọc” từ thời điểm tháng 10.2016 với cam kết là chủ đầu tư hợp pháp của dự án trước khi được UBND TP chấp thuận chủ trương đầu tư và công nhận làm chủ đầu tư. Dự án còn thực hiện thi công ép cọc đại trà trước khi được cấp giấy phép xây dựng. Trong khi đó, hiện Công ty Tân An Huy còn nợ ngân sách nhà nước số tiền lên đến 149,765 tỉ đồng (bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp và tiền chậm nộp)…

Còn tại Dự án Khu dân cư quy hoạch ADC (Khu dân cư ADC) tại buổi đối thoại với các khách hàng mới đây, ông Nguyễn Văn Dũng, đại diện hội đồng quản trị và bà Nguyễn Thị Minh Khiêm, Phó Tổng Giám đốc Công ty ADEC, cho biết theo hồ sơ pháp lý dự án, năm 2004 UBND TP có quyết định thu hồi và tạm giao đất cho Công ty Xây dựng trang trí kiến trúc ADC để bồi thường, giải phóng mặt bằng, chuẩn bị đầu tư xây dựng nhà ở tại phường Phú Mỹ.

Nguyên nhân khiến dự án kéo dài là do vướng bồi thường giải phóng mặt bằng. Do không thỏa thuận được với sáu hộ dân trong dự án (diện tích khoảng 2.000m2) nên Công ty ADEC đã xin điều chỉnh giảm ranh dự án từ 81.585m2 xuống còn 79.330m2. Năm 2017, UBND TP đã chấp thuận đề xuất của công ty, đồng thời chỉ đạo Sở QH-KT phối hợp với Sở TN&MT, UBND quận 7 xác định phần diện tích trong ranh dự án điều chỉnh giảm.

Thành phố cũng giao Sở QH-KT hướng dẫn Công ty ADEC thực hiện thủ tục điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 khu dân cư ADC. Từ tháng 11.2019, công ty này đã nộp hồ sơ điều chỉnh đồ án quy hoạch 1/500 và sau ba lần bổ sung điều chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của Sở QH-KT. Tuy nhiên, đến nay việc điều chỉnh quy hoạch 1/500 vẫn chưa được Sở QH-KT giải quyết.

Ông Dũng cho rằng, công ty cũng đã nhiều lần có văn bản gửi UBND quận 7 xin được đầu tư hoàn thiện hạ tầng, nhưng chưa được chấp thuận. Trước đó, Công ty ADEC cũng đã xây dựng một số căn nhà trong dự án nhưng bị UBND quận 7 yêu cầu tạm dừng để hoàn thiện pháp lý dự án.

“Chúng tôi đang nỗ lực làm việc với các ban, ngành để trong tháng 12 này đồ án điều chỉnh quy hoạch 1/500 sẽ được phê duyệt” - ông Dũng cho hay. Và đưa ra lời hứa với cư dân đến quý 1.2021 sẽ hoàn thiện toàn bộ thủ tục pháp lý để người dân có thể xây nhà và cấp giấy chủ quyền.

Bảo Chương
TIN LIÊN QUAN

Đắk Nông: Khởi tố 5 người chiếm đoạt tiền ngân sách ở dự án thuỷ lợi

BẢO TRUNG |

Các bị can nói đã kê khai đất không đúng thực tế để được nhận tiền đền bù, hỗ trợ không đúng đối tượng, chiếm đoạt của Nhà nước số tiền 567 triệu đồng.

Hàng loạt dự án chung cư “chết yểu”: Kiên quyết thay chủ đầu tư nếu vi phạm

Cao Nguyên |

Rất nhiều dự án chung cư ở Hà Nội cũng như TPHCM đang rơi vào tình trạng chủ đầu tư sai phạm, cạn tài chính… nên không triển khai được. Thậm chí có những dự án “chết yểu” hơn 10 năm nay. Dù người dân đã đi “gõ cửa” nhiều nơi nhưng cánh cửa vẫn đang đóng lại. Về vấn đề này, nhiều luật sư, chuyên gia kinh tế cho rằng, cần phải có biện pháp mạnh, thay thế chủ đầu tư mới thì may ra mới có tính khả thi.

Hàng loạt dự án chung cư “chết yểu”: Dân đang mong chờ vướng mắc được tháo gỡ

Cao Nguyên |

Nghe những lời quảng cáo hoa mỹ của một số dự án, nhiều người đi vay mượn hàng trăm triệu đồng thậm chí là tiền tỉ để mua nhà ở. Những tưởng, như lời quảng cáo, sau một vài năm thi công sẽ có nhà, nhưng ai ngờ, có những dự án đã hơn 10 năm nay vẫn ở phần móng. Chủ đầu tư sai phạm, cạn tài chính… là những lý do khiến cho nhiều dự án căn hộ ở Hà Nội và TPHCM “chết yểu”. Vậy phương án nào, hướng nào để người mua nhà, nhà đầu tư lấy được lại nhà, lại vốn… là câu chuyện phải bàn.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Đắk Nông: Khởi tố 5 người chiếm đoạt tiền ngân sách ở dự án thuỷ lợi

BẢO TRUNG |

Các bị can nói đã kê khai đất không đúng thực tế để được nhận tiền đền bù, hỗ trợ không đúng đối tượng, chiếm đoạt của Nhà nước số tiền 567 triệu đồng.

Hàng loạt dự án chung cư “chết yểu”: Kiên quyết thay chủ đầu tư nếu vi phạm

Cao Nguyên |

Rất nhiều dự án chung cư ở Hà Nội cũng như TPHCM đang rơi vào tình trạng chủ đầu tư sai phạm, cạn tài chính… nên không triển khai được. Thậm chí có những dự án “chết yểu” hơn 10 năm nay. Dù người dân đã đi “gõ cửa” nhiều nơi nhưng cánh cửa vẫn đang đóng lại. Về vấn đề này, nhiều luật sư, chuyên gia kinh tế cho rằng, cần phải có biện pháp mạnh, thay thế chủ đầu tư mới thì may ra mới có tính khả thi.

Hàng loạt dự án chung cư “chết yểu”: Dân đang mong chờ vướng mắc được tháo gỡ

Cao Nguyên |

Nghe những lời quảng cáo hoa mỹ của một số dự án, nhiều người đi vay mượn hàng trăm triệu đồng thậm chí là tiền tỉ để mua nhà ở. Những tưởng, như lời quảng cáo, sau một vài năm thi công sẽ có nhà, nhưng ai ngờ, có những dự án đã hơn 10 năm nay vẫn ở phần móng. Chủ đầu tư sai phạm, cạn tài chính… là những lý do khiến cho nhiều dự án căn hộ ở Hà Nội và TPHCM “chết yểu”. Vậy phương án nào, hướng nào để người mua nhà, nhà đầu tư lấy được lại nhà, lại vốn… là câu chuyện phải bàn.