Địa ốc Alibaba: Ai là nạn nhân, ai từ nạn nhân thành thủ phạm?

Thế Lâm |

Gần 7.000 người đã “đầu tư” vào Công ty cổ phần địa ốc Alibaba (địa ốc Alibaba), nhìn chung đều là nạn nhân. Nhưng sau đó, sự phân hóa đã diễn ra theo lợi ích của mỗi người trong mô hình đa cấp kim tự tháp.

Chiêu lừa cũ, vỏ bọc mới

Cơ quan điều tra đã chính thức xác định địa ốc Alibaba hoạt động với những thủ đoạn tinh vi, đa tầng nấc, núp bóng hoạt động kinh doanh bất động sản nhưng thực chất là phương thức đa cấp lừa đảo.

Phương thức đa cấp của Alibaba không có gì mới, thậm chí phương thức này đã từng bị lật tẩy trong rất nhiều vụ việc từ trước tới nay và bị pháp luật hiện hành nghiêm cấm. Chỉ khác là, địa ốc Alibaba làm đa cấp trong lĩnh vực bất động sản ở phân khúc “đất nền dự án” nóng sốt vài năm trở lại đây, lại đưa ra những cam kết sinh lợi cao, chính vì thế đã thu hút được nhiều người nhào vô.

Một người từng “đầu tư” vào địa ốc Alibaba cho biết, khi đóng tiền kí hợp đồng đầu tư vào suất không được nhận đất (thay vào đó ủy quyền lại cho Alibaba, và rồi công ty này lại mang bán tiếp cho những lớp khách hàng khác) và được hứa hẹn lãi suất cao. Cộng thêm vào đó, nếu mời gọi được thêm người khác vào mua thì lợi nhuận sinh ra càng lớn và hoàn toàn có thể nhiều gấp đôi, gấp ba so với số tiền đã bỏ ra ban đầu.

Những người đầu tư vào suất chấp nhận không nhận đất không phải là không cảm thấy mạo hiểm, rủi ro và thậm chí về sau còn thừa biết đó là trò lừa đa cấp. Nhưng vì lợi ích trước mắt cũng như nhằm “lấy lại những gì đã mất” nên họ im lặng, thậm chí sau đó đã thu lợi được nhiều hơn số tiền đã bỏ ra.

Giới chóp bu của địa ốc Alibaba cũng rất mưu mô khi lôi kéo nhiều “nhà đầu tư” vốn ban đầu là khách hàng của Alibaba trở thành những người nồng cốt trong mạng lưới đa cấp. Còn những nhân viên của Alibaba, được chia lợi nhuận và lấy “dây đậu nấu đậu” bằng cách dùng khoản lợi nhuận được chia tiếp tục đầu tư vào các dự án của Alibaba nhằm thu lợi nhuận nhiều hơn nữa.

Lợi ích ở nhiều mức độ khác nhau đã được Alibaba rải đều cho mạng lưới nhân sự nòng cốt của họ. Chính vì thế mới xảy ra tình huống ở Bà Rịa - Vũng Tàu, khi địa phương ngăn cản Alibaba làm hạ tầng không có giấy phép đã bị các nhân viên Alibaba phản ứng dữ dội, đồng thời bưng bít các thông tin không để lộ lọt ra ngoài.

Nếu bóc gỡ đến cùng các “nạn nhân”...

Nhiều người mua đất “dự án” của Alibaba, ban đầu là nạn nhân nhưng sau đó biết bị dính bẫy đã tìm cách lôi kéo người khác tham gia vào để thu về lợi nhuận trang trải cho khoản vốn đã đầu tư và thậm chí còn lãi thêm không ít. Từ nạn nhân trở thành tội đồ đi lôi kéo, lừa lọc người khác chính là bản chất của mô hình đa cấp kim tự tháp: Người sau trở thành nạn nhân của người trước (vốn dĩ từng là nạn nhân) cho nên phải kiếm cách lôi kéo người mới và biến họ trở thành nạn nhân tiếp theo để bảo vệ lợi ích của mình.

Chính vì thế, khi cơ quan chức năng chưa vào cuộc điều tra, khởi tố vụ án và bị can, người ta thấy có sự “đồng lòng” khá cao của rất nhiều nạn nhân của Alibaba. Bởi không ít người trong số nạn nhân đã bảo toàn được vốn và thừa cơ “đục nước béo cò” kiếm được lợi nhuận không ít, cho nên càng không muốn xuất đầu lộ diện hay tiết lộ bất cứ thông tin gì liên quan. Chỉ có lớp khách hàng về sau đã đóng tiền kí hợp đồng nhưng chưa thu hồi lại được mới mang ấm ức, bức xúc nhiều hơn vì “tiền mất tật mang”...

Vụ huy động vốn đa cấp thông qua dự án tiền ảo iFan tại TP.HCM từng bị phanh phui vào tháng 5.2018 có phương thức lừa đảo không khác với vụ địa ốc Alibaba (ảnh: toiyeubitcoin.com).
Vụ huy động vốn đa cấp thông qua dự án tiền ảo iFan tại TP.Hồ Chí Minh từng bị phanh phui vào tháng 5.2018 có phương thức lừa đảo không khác với vụ địa ốc Alibaba (ảnh: toiyeubitcoin.com).

Còn nhớ vào tháng 5.2018, vụ huy động vốn đa cấp lừa đảo thông qua việc kêu gọi nhà đầu tư mua đồng tiền ảo iFan vỡ lỡ tại TP.Hồ Chí Minh, những nạn nhân phản ứng mạnh mẽ nhất và thậm chí tố cáo vụ việc ra cơ quan công an cũng chính là những người bị mất tiền nhiều nhất. Trong khi đó, không ít người đã kịp thu hồi vốn và thu được thêm lợi nhuận thì biệt tăm, im hơi lặng tiếng.

Rất nhiều nạn nhân trong các mô hình kinh doanh đa cấp lừa đảo không còn là nạn nhân mà ngược lại là tội đồ, thậm chí là thủ phạm. Tuy nhiên, trong rất nhiều vụ lừa đảo đa cấp, đa phần các đối tượng “xộ khám” là nhóm người tổ chức, cầm đầu. Còn những kẻ “đục nước béo cò”, biết mình bị lừa cho nên đã xoay sang lừa người khác để hạn chế thiệt hại cho chính mình, với số lượng không nhỏ, nhưng ít khi bị “bóc gỡ” đến, trong đó thậm chí có những “nạn nhân cộm cán”.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Công an kết luận mới nhất về hình thức lừa đảo của địa ốc Alibaba

Đình Hà - Huân Cao |

Ngày 25.9, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP. Hồ Chí Minh thông tin, Tập đoàn địa ốc Alibaba do ông Nguyễn Thái Luyện làm Chủ tịch HĐQT đã sử dụng đất nền tại các dự án “ma” làm mồi nhử để kinh doanh đa cấp.

Khởi tố chủ tịch Công ty Alibaba Nguyễn Thái Luyện

Trí Minh |

Tối 24.9, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh cho biết đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với Nguyễn Thái Luyện (sinh năm 1985) - Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty CP Địa ốc Alibaba để điều tra về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Địa ốc Alibaba: Ma trận lừa đảo nhờ cạm bẫy của lòng tham

Thế Lâm |

Phương thức “làm ăn” của địa ốc Alibaba đã bị “vạch mặt” từ hai năm trước: Bán đất theo kiểu đa cấp nhằm lừa đảo. Thế nhưng, các cơ quan chức năng vẫn gặp những khó khăn nhất định khi điều tra đường dây này.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Công an kết luận mới nhất về hình thức lừa đảo của địa ốc Alibaba

Đình Hà - Huân Cao |

Ngày 25.9, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP. Hồ Chí Minh thông tin, Tập đoàn địa ốc Alibaba do ông Nguyễn Thái Luyện làm Chủ tịch HĐQT đã sử dụng đất nền tại các dự án “ma” làm mồi nhử để kinh doanh đa cấp.

Khởi tố chủ tịch Công ty Alibaba Nguyễn Thái Luyện

Trí Minh |

Tối 24.9, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh cho biết đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với Nguyễn Thái Luyện (sinh năm 1985) - Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty CP Địa ốc Alibaba để điều tra về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Địa ốc Alibaba: Ma trận lừa đảo nhờ cạm bẫy của lòng tham

Thế Lâm |

Phương thức “làm ăn” của địa ốc Alibaba đã bị “vạch mặt” từ hai năm trước: Bán đất theo kiểu đa cấp nhằm lừa đảo. Thế nhưng, các cơ quan chức năng vẫn gặp những khó khăn nhất định khi điều tra đường dây này.