Đề xuất gỡ rối để người mua nhà ở hình thành trong tương lai có lợi

Đức Mạnh |

Chuyên gia đề xuất xem xét bỏ quy định bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai vì có một số bất cập, hạn chế. Điều này làm tăng giá thành và giá bán nhà ở mà người mua nhà phải gánh chịu khi giao dịch bất động sản.

Nhiều hạn chế sau 7 năm thực hiện

Điều 56 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 và Điều 27 Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) đều quy định về bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.

Theo đó, chủ đầu tư dự án bất động sản trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại có đủ năng lực cam kết thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng. Quy định này là bắt buộc khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng.

Sau 7 năm thực hiện, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HOREA) nhận thấy quy định này đã bộc lộ một số bất cập, hạn chế.

Quy định bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai làm tăng giá thành và giá bán nhà ở. Người mua nhà sẽ là đối tượng phải gánh chịu điều này khi giao dịch. Ngoài ra, quy định này hầu như chỉ làm lợi cho ngân hàng thương mại; làm giảm năng lực cho vay tín dụng của ngân hàng thương mại, đồng thời làm tăng khối tài sản bảo đảm của doanh nghiệp cho khoản bảo lãnh. Vì thế nên khối tài sản đảm bảo này không được khai thác sử dụng hiệu quả.

Quy định bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai chưa phải giải pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người mua nhà.

Bỏ quy định bảo lãnh ngân hàng trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai sẽ có thể kéo giảm giá bán nhà ở, có lợi cho người mua nhà. Ảnh: Khương Duy
Bỏ quy định bảo lãnh ngân hàng trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai sẽ có thể kéo giảm giá bán nhà ở, có lợi cho người mua nhà. Ảnh: Khương Duy

Bỏ quy định để giúp người mua nhà ở có lợi

Từ thực trạng trên, HOREA đề xuất nên xem xét bỏ quy định tại Điều 40 và Chương VI Luật các tổ chức tín dụng 2010 và Điều 27 Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) về bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai. Gỡ rối một số bất cập, hạn chế sẽ góp phần làm giảm giá thành và giá bán nhà ở cho người mua nhà.

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người mua nhà hình thành trong tương lai trong trường hợp chủ đầu tư không bàn giao nhà đúng theo cam kết trong hợp đồng, Hiệp hội đề nghị Ngân hàng Nhà nước tập trung chỉ đạo ngân hàng thương mại tăng cường giám sát chặt chẽ chủ đầu tư dự án nhà ở phải sử dụng vốn vay tín dụng đúng mục đích theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 7 và Điểm b Khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2019/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước.

Đồng thời, Hiệp hội đề nghị Bộ Xây dựng phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có biện pháp giám sát chặt chẽ chủ đầu tư dự án nhà ở phải sử dụng vốn huy động của khách hàng đúng mục.

Đức Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Công nhân nghèo mong sớm mua được nhà ở xã hội

Minh Hương |

Tại Chương trình Tết sum Vầy – Xuân gắn kết 2023 cho công nhân, người lao động khó khăn trên địa bàn tỉnh Phú Yên ngày 8.1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu các bộ, ngành tập trung triển khai quyết liệt xây dựng đề án xây 1 triệu căn hộ, nhà ở xã hội cho người nghèo, công nhân. Trước thông tin này, công nhân ngoại tỉnh mong sớm có nhiều dự án nhà ở xã hội và được tiếp cận với giá tốt.

Chờ chính sách thông thoáng hơn về nhà ở xã hội

Cao Nguyên |

Khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách, nguồn vốn ưu đãi và lợi nhuận chưa hấp dẫn nhà đầu tư là những điểm nghẽn lớn trong thời gian qua.

Yếu tố quyết định để đề án xây dựng 1 triệu nhà ở xã hội thành công

Khương Duy |

Chuyên gia cho rằng để thực hiện thành công đề án xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, cần phải có 2 chính sách quan trọng, đó là vốn và quỹ đất.

Cho phạm nhân dùng điện thoại, đội trưởng trại tạm giam ở Cần Thơ bị bắt

HÀN LÂM |

Cần Thơ - Đội trưởng trại tạm giam Long Tuyền, Thiếu tá Đỗ Tiến Dũng thuộc Công an TP Cần Thơ bị bắt với cáo buộc tạo điều kiện cho phạm nhân sử dụng điện thoại gọi ra ngoài.

Nhiều khó khăn trong việc xử lý xe dừng đỗ, đón khách dọc đường

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Tình trạng xe dừng đỗ, đón trả khách trên nhiều tuyến đường ở Hà Nội đã xảy ra từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa thể xử lý triệt để.

Hà Nội: Cảnh sát chặn bắt 2 xe container cắt nóc chở quá tải hàng trăm lần

Tô Thế |

Hà Nội - Chỉ trong 1 ngày, Tổ công tác đặc biệt Cảnh sát giao thông (CSGT, Công an TP Hà Nội) đã phát hiện 2 xe container cắt nóc chở hàng quá trọng tải hàng trăm lần.

Hiện trường vụ tai nạn lật xe tải chở gỗ làm 3 người thương vong

Tân Văn |

Bắc Kạn - Cơ quan chức năng đã xác định được nguyên nhân ban đầu vụ lật xe tải chở gỗ làm 2 người chết, 1 nguời bị thương.

TP Hồ Chí Minh điều chỉnh thời gian hoàn thành thi công Metro số 1

MINH QUÂN |

TP Hồ Chí Minh – Tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) được ấn định thời điểm hoàn thành thi công vào cuối quý IV/2023, thời gian kết thúc dự án từ năm 2024 đến 2028.

Công nhân nghèo mong sớm mua được nhà ở xã hội

Minh Hương |

Tại Chương trình Tết sum Vầy – Xuân gắn kết 2023 cho công nhân, người lao động khó khăn trên địa bàn tỉnh Phú Yên ngày 8.1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu các bộ, ngành tập trung triển khai quyết liệt xây dựng đề án xây 1 triệu căn hộ, nhà ở xã hội cho người nghèo, công nhân. Trước thông tin này, công nhân ngoại tỉnh mong sớm có nhiều dự án nhà ở xã hội và được tiếp cận với giá tốt.

Chờ chính sách thông thoáng hơn về nhà ở xã hội

Cao Nguyên |

Khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách, nguồn vốn ưu đãi và lợi nhuận chưa hấp dẫn nhà đầu tư là những điểm nghẽn lớn trong thời gian qua.

Yếu tố quyết định để đề án xây dựng 1 triệu nhà ở xã hội thành công

Khương Duy |

Chuyên gia cho rằng để thực hiện thành công đề án xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, cần phải có 2 chính sách quan trọng, đó là vốn và quỹ đất.