Đấu giá đất vàng và căn hộ ở Thủ Thiêm, bài toán tài chính là câu hỏi lớn

Gia Miêu |

Câu chuyện được quan tâm nhất hiện nay là sau lần thất bại đấu giá đất vàng Thủ Thiêm, và 3 lần đấu giá không ai hỏi mua hàng nghìn căn hộ tái định cư cũng ở Thủ Thiêm, liệu TPHCM sẽ tiếp tục đấu giá như thế nào.

Nhiều lần đấu giá thất bại

Thông tin từ UBND TPHCM cho biết, lãnh đạo TPHCM đã có cuộc họp với các sở, ngành liên quan để nghe báo cáo về Kế hoạch chi tiết để tổ chức công tác đấu giá các lô đất và 3.790 căn hộ chung cư tái định cư tại khu tái định cư Bình Khánh thuộc khu đô thị mới Thủ Thiêm và các lô đất vàng đã bị bỏ cọc ở lần đấu giá trước đây.

Khu tái định cư Bình Khánh do nhiều chủ đầu tư như Tiến Phước, Trần Thái, Thuận Việt, Đức Khải, Keppel Land… xây dựng và hoàn thành từ năm 2013 để phục vụ nhu cầu của người dân bị giải toả khi thực hiện dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm. Với 12.280 căn hộ trên diện tích gần 86ha, đây là khu tái định cư lớn nhất thành phố Hồ Chí Minh tính đến nay.‏ Dự án bao gồm 3 khu: Khu 30,2ha Bình Khánh có 4.216 căn hộ. Khu 38,4ha Bình Khánh có 6.220 căn hộ. Khu 17,3ha An Phú - Bình Khánh có 1.844 căn hộ‏. Với diện tích 38,4ha, nơi đây vẫn giữ được danh hiệu “Khu tái định cư lớn nhất TPHCM” sau gần một thập kỷ. ‏

Theo đề nghị của TPHCM, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng đã có kết luận sẽ chuyển sang bán đấu giá. Hiện nay, UBND TPHCM đã có quyết định giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM triển khai phương án tổ chức. Hiện giá khởi điểm vẫn chưa được các ban, ngành công bố. 

Khu tái định cư lớn nhất TPHCM vẫn vắng người ở. Ảnh: Gia Miêu
Khu tái định cư lớn nhất TPHCM vẫn vắng người ở. Ảnh: Gia Miêu

Được biết, 3.790 căn hộ nói trên đã qua 3 lần đấu giá không có kết quả. Cụ thể, lần đầu tiên là năm 2017, thành phố đã tổ chức đấu giá với mức giá khởi điểm là 8.800 tỉ đồng nhưng không đơn vị nào tham gia. Lần thứ 2 là tháng 2.2018, TPHCM tổ chức bán đấu giá đã đấu giá 3.790 căn hộ tái định cư với giá khởi điểm 9.100 tỉ đồng nhưng không có kết quả. Lần thứ 3 là vào tháng 6.2021, số tiền khởi điểm đấu giá được UBND TPHCM đưa ra là 9.900 tỉ đồng nhưng không thành công.

Năng lực của doanh nghiệp đấu giá hạn chế‏

Trong khi đó, sự thất bại của cuộc đấu giá 4 lô đất vàng Thủ Thiêm vào cuối năm 2021 vẫn đang đặt ra bài toán khó giải. Nhìn lại cuộc đấu giá đã qua, các chuyên gia chỉ ra nguyên nhân lớn nhất là năng lực của doanh nghiệp tham gia chưa được chú trọng đánh giá. Thực tế, cả 4 doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm đều vừa mới thành lập, chưa có tài sản, đang lỗ lũy kế hàng trăm triệu đồng, thậm chí phát hành trái phiếu vay nợ hàng nghìn tỉ đồng. Thất bại từ vụ đấu giá đất Thủ Thiêm vừa qua đặt ra hàng loạt vấn đề pháp lý cần tháo gỡ, đòi hỏi sửa đổi, bổ sung một số quy định hiện hành.

Trong khi đó sự thất bại của 3 lần đấu giá bán hàng nghìn căn hộ tái định cư ở Thủ Thiêm được các chuyên gia chỉ ra vấn đề cũng chính là bài toán tài chính. Theo ý kiến của nhiều doanh nghiệp từng quan tâm đến việc tham gia đấu giá các lô chung cư này, dòng tiền phải bỏ ra trên 10.000 tỉ đồng cho một dự án được xây dựng và hoàn thành cách đây cả chục năm mà không có người ở. Thực trạng này làm cho dự án đã xuống cấp theo thời gian. Sau hơn 6 năm hoàn thiện chưa có người ở, hiện hàng chục nghìn căn hộ đã bắt đầu xuống cấp. Để chăm sóc, bảo trì, bảo dưỡng cho các căn hộ bỏ hoang này, mỗi năm thành phố phải chi khoảng hơn 70 tỉ đồng.

Việc đấu giá căn hộ tái định cư sẽ khó thành công nếu mức giá khởi điểm quá cao, chủ trương đấu giá trọn lô, thu tiền một lần cả ngàn căn hộ. Theo quy định, doanh nghiệp khi tham gia đấu giá phải ký quỹ 20% giá khởi điểm. Nếu đơn vị trúng đấu giá thì trong vòng một tháng phải nộp 50% giá trị trúng đấu giá, 50% còn lại nộp trong vòng 90 ngày. Việc huy động số tiền khoảng 10.000 tỉ đồng trong 3 tháng là điều không dễ với hầu hết các doanh nghiệp bất động sản hiện nay. Trong khi đó, TPHCM không xé lẻ căn hộ để bán vì muốn “thu một cục".‏

Và quan trọng hơn nữa là trong giai đoạn hiện nay các doanh nghiệp bất động sản đang rơi vào tình trạng khó khăn về dòng tiền khi kênh trái phiếu doanh nghiệp đóng băng, dòng vốn từ ngân hàng cũng khó tiếp cận, đòi hỏi cần phải có những phương án hiệu quả hơn.

Gia Miêu
TIN LIÊN QUAN

Đề nghị 100% người dân bị thu hồi đất phải được bố trí tái định cư

Khương Duy |

Lâu nay tái định cư là vấn đề được nhiều người quan tâm vì có tác động sâu rộng đến đời sống cũng như nền kinh tế. Dự thảo Luật Đất Đai (sửa đổi) đã điều chỉnh cụ thể hơn các chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư sau khi thu hồi đất. Tuy nhiên giới luật sư cho rằng cần có những quy định rõ ràng hơn để đảm bảo quyền lợi cho người bị thu hồi.

Kế hoạch phân bổ 13.000 tỉ bồi thường, tái định cư làm Vành đai 4 Hà Nội

Nhóm PV |

Hà Nội dự kiến chi 13.362 tỉ đồng cho bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để làm đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.

Nóng Sài Gòn: Tăng tốc xây khu tái định cư cho cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu

Thanh Chân - Anh Tú |

Tin tức Nóng Sài Gòn ngày 20.2: Diễn biến nắng nóng tháng 2 tại TPHCM và các tỉnh, thành Nam bộ; Tăng tốc xây khu tái định cư cho cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu; Tai nạn giữa xe máy và xe tải khiến 2 vợ chồng tử vong;...

Uống 2 chai bia sau giờ làm, người đàn ông dính phạt kịch khung

Chân Phúc - Nguyễn Ly |

TPHCM -  Bị CSGT phát hiện vi phạm nồng độ cồn ở mức cao nhất (vượt mức 0,4 miligam/lít khí thở), người đàn ông cho biết, chỉ uống có 2 chai bia và nghĩ uống chừng đó sẽ không sao.

Băn khoăn sinh kế cho người dân làng nghề

TẠ QUANG |

Một thời từng được mệnh danh “vương quốc gạch”, làng nghề truyền thống sản xuất gạch, gốm huyện Mang Thít (tỉnh Vĩnh Long) đang đứng trước nguy cơ mai một và lụi tàn. Trước nguy cơ đó, năm 2021, UBND tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Đề án Di sản đương đại Mang Thít với mục tiêu bảo vệ và phát triển “vương quốc gạch” Mang Thít trở thành một quần thể Di sản đương đại, một điểm đến trên bản đồ du lịch khu vực, đồng thời, góp phần chuyển đổi sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Hà Nội: Muôn kiểu cải tạo phòng cháy chữa cháy của quán karaoke

Nguyễn Thúy |

Thời điểm này, trong khi nhiều quán karaoke tại Hà Nội còn đang “cửa đóng then cài” thì không ít điểm khác lại đang sửa chữa, cải tạo với chi phí cả chục tỉ đồng chờ ngày hoạt động trở lại.

Khai thác khoáng sản: Lợi doanh nghiệp hưởng, dân chịu trận

QUANG ĐẠI |

Với hàng trăm mỏ khoáng sản các loại, huyện Quỳ Hợp được mệnh danh là “thủ phủ” khoáng sản của Nghệ An. Nơi đây, người dân phải hứng chịu nhiều hậu quả nặng nề từ hoạt động của các doanh nghiệp.

Bản tin công đoàn: Tuổi già an nhàn vì có lương hưu

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung sau: Dự kiến triệu tập 1.100 đại biểu chính thức dự Đại hội XIII CĐVN; Tuổi già an nhàn vì có lương hưu; Công nhân "cõng rác" từ đỉnh Yên Tử xuống núi...

Đề nghị 100% người dân bị thu hồi đất phải được bố trí tái định cư

Khương Duy |

Lâu nay tái định cư là vấn đề được nhiều người quan tâm vì có tác động sâu rộng đến đời sống cũng như nền kinh tế. Dự thảo Luật Đất Đai (sửa đổi) đã điều chỉnh cụ thể hơn các chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư sau khi thu hồi đất. Tuy nhiên giới luật sư cho rằng cần có những quy định rõ ràng hơn để đảm bảo quyền lợi cho người bị thu hồi.

Kế hoạch phân bổ 13.000 tỉ bồi thường, tái định cư làm Vành đai 4 Hà Nội

Nhóm PV |

Hà Nội dự kiến chi 13.362 tỉ đồng cho bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để làm đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.

Nóng Sài Gòn: Tăng tốc xây khu tái định cư cho cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu

Thanh Chân - Anh Tú |

Tin tức Nóng Sài Gòn ngày 20.2: Diễn biến nắng nóng tháng 2 tại TPHCM và các tỉnh, thành Nam bộ; Tăng tốc xây khu tái định cư cho cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu; Tai nạn giữa xe máy và xe tải khiến 2 vợ chồng tử vong;...