Đắk Lắk: 1.700 ha đất rừng bốc hơi sạch trong vòng 10 năm

Hữu Long |

10 năm sau khi xã Ea Bung (huyện Ea Súp, Đắk Lắk) giao đất rừng cho 13 nhóm hộ, 1.700 ha đã bị mất trắng. Nguyên nhân là bởi 13...

Huyện Ea Súp là địa phương nhiều năm qua nổi lên với tình trạng phá rừng, giao đất rừng lỏng lẻo.

Nhiều diện tích đất mà người dân tại một số xã như Ea Lê, Ea Bung hiện nay đang canh tác có nguồn gốc đất rừng, đất lâm nghiệp của lâm nghiệp tại Ea Súp làm ăn thua lỗ hoặc buông lỏng để mất.

Đất rừng tại xã Ea Bung lấn chiếm trái phép và  việc mua bán, sang nhượng của người dân là trái pháp luật.
Đất rừng tại xã Ea Bung lấn chiếm trái phép và việc mua bán, sang nhượng của người dân là trái pháp luật.

Đáng nói, không ít trường hợp cán bộ xã “xí” phần đất rừng dù không thuộc diện giao đất, giao rừng. Chính quyền biết chuyện nhưng không thể thu hồi vì dân đã canh tác trên đất rừng quá lâu, nếu cương quyết dễ gặp sự phản kháng quyết liệt từ phía người dân.

Năm 2005, lợi dụng chủ trương của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm giao đất, giao rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số, xã Ea Bung đã giao gần 400 ha rừng và đất lâm nghiệp cho nhóm hộ của ông Nguyễn Văn Dương – nguyên cán bộ địa chính xã Ea Bung quản lý, bảo vệ.

Đến nay, toàn bộ số diện tích rừng, đất lâm nghiệp trên đã bị mất trắng để nhường đất cho việc trồng cây lâu năm. Ghi nhận ngoài thực tế ở các khoảnh 5,7,8,9 thuộc tiểu khu 252, xã Ea Bung do nhóm hộ ông Nguyễn Văn Dương nhận khoán, toàn bộ số đất rừng giờ đã được trồng toàn bộ cao su, mía, cây lâu năm.

Theo tìm hiểu, vào năm 2007, huyện Ea Súp quyết định phê duyệt phương án giao rừng và đất lâm nghiệp cho 13 nhóm hộ với tổng diện tịch hơn 1.700 ha (đất rừng này từng do Cty Lâm nghiệp Cư M’lan quản lý - PV) tại các tiểu khu 246, 252, 259 trên địa bàn xã. Việc giao đất rừng phần lớn được giao trên giấy và một số hồ sơ không đúng đối tượng như trường hợp của nhóm hộ ông Nguyễn Văn Dương kể trên.

Sau khi được giao đất rừng, 13 nhóm hộ này đã để xảy ra tranh chấm, lấn chiếm và đều sử dụng không đúng mục đích. Vậy nên chưa đầy 10 năm kể từ ngày được giao, số diện tích 1.700ha đất rừng này đều bị bốc hơi sạch.

Ông Nguyễn Ngọc Luận – Phó Chủ tịch UBND xã Ea Bung xác nhận với PV, nhóm ông Nguyễn Văn Dương trước từng là cán bộ địa chính xã Ea Bung.

Riêng đối với diện tích hơn 1.700 ha đến thời điểm này đã bị xóa sổ hoàn toàn sau khi được giao.

Khi PV đề cập đến việc cung cấp các hồ sơ của các nhóm hộ được giao đất rừng để đối chiếu trong thực tế, ông Luận cho biết danh sách các nhóm hộ này rất nhiều và không thể nhớ hết.

 “Công tác quản lý bảo vệ rừng của 13 nhóm hộ trên không hiệu quả. Sau khi được giao đất, giao rừng, nhiều nhóm hộ không triển khai công tác tuần tra, quản lý bảo vệ rừng bị mất. Đáng nói, nhiều diện tích đất rừng sau khi được giao đã bị xâm chiếm, mua bán trái phép” – ông Luận nói.

Trước thông tin PV phản ánh về việc giao đất, giao rừng tại xã Ea Bung tồn tại nhiều bất cập, ông Nguyễn Đình Toản  - Phó Chủ tịch UBND huyện Ea Súp cho biết, huyện đã chỉ đạo UBND xã Ea Bung rà soát lại toàn bộ quá trình giao đất, giao rừng cho các nhóm hộ này để xử lý.

Hữu Long
TIN LIÊN QUAN

Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung: Nêu rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm túc vụ vi phạm đất rừng Sóc Sơn

VƯƠNG TRẦN |

Cử tri đã đặt câu hỏi liên quan đến các vụ sai phạm liên quan đến quản lý đất đai tại Yên Bài (Ba Vì, Hà Nội), đất rừng Sóc Sơn tới đại biểu HĐND TP Hà Nội.

Lập đoàn giải tỏa vi phạm trên đất rừng Sóc Sơn

L.HOA |

Trong 18 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng trên đất rừng phòng hộ ở xã Minh Phú (Sóc Sơn, Hà Nội) đã có 5 hộ tự tháo dỡ. Với những trường hợp vi phạm còn lại, UBND xã Minh Phú đã lập đoàn giải tỏa vi phạm trật tự xây dựng. 

Tin tức Hà Nội 24h: Thông tin bất ngờ về hộ tự nguyện tháo dỡ phần vi phạm thuộc đất rừng Sóc Sơn

PV |

Cùng báo Lao Động điểm qua những tin tức Hà Nội nóng, mới nhất trong 24h qua.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung: Nêu rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm túc vụ vi phạm đất rừng Sóc Sơn

VƯƠNG TRẦN |

Cử tri đã đặt câu hỏi liên quan đến các vụ sai phạm liên quan đến quản lý đất đai tại Yên Bài (Ba Vì, Hà Nội), đất rừng Sóc Sơn tới đại biểu HĐND TP Hà Nội.

Lập đoàn giải tỏa vi phạm trên đất rừng Sóc Sơn

L.HOA |

Trong 18 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng trên đất rừng phòng hộ ở xã Minh Phú (Sóc Sơn, Hà Nội) đã có 5 hộ tự tháo dỡ. Với những trường hợp vi phạm còn lại, UBND xã Minh Phú đã lập đoàn giải tỏa vi phạm trật tự xây dựng. 

Tin tức Hà Nội 24h: Thông tin bất ngờ về hộ tự nguyện tháo dỡ phần vi phạm thuộc đất rừng Sóc Sơn

PV |

Cùng báo Lao Động điểm qua những tin tức Hà Nội nóng, mới nhất trong 24h qua.