Cú huých giúp doanh nghiệp bất động sản mặn mà phát triển nhà ở xã hội

Tuyết Lan |

Chuyên gia đánh giá, quỹ phát triển nhà ở xã hội sẽ tạo ra cú huých giúp phân khúc này phát triển trong thời gian tới.

Bước sang năm 2023, nguồn cung nhà ở xã hội đã có nhiều khởi sắc nhưng chủ yếu ở các thị trường tỉnh - tập trung đông các khu công nghiệp và công nhân làm việc. Tại Hà Nội, nguồn cung nhà ở xã hội và nhà ở bình dân vẫn còn khan hiếm.

Chính phủ đang chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030. Trên thực tế, các Bộ, ngành địa phương đã có những hành động cụ thể để triển khai Đề án này, nhưng việc phát triển nhà ở xã hội vẫn còn nhiều vướng mắc, khó khăn cần tiếp tục tháo gỡ.

Vướng mắc lớn nhất trong phát triển nhà ở xã hội là vấn đề pháp lý. Ngoài thủ tục hành chính phức tạp, kéo dài thời gian dự án đầu tư nhà ở xã hội, việc chủ đầu tư không được quyết định về giá khiến cho doanh nghiệp không mặn mà đầu tư vào lĩnh vực này.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, TS Cấn Văn Lực - thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính tiền tệ quốc gia - nhận định hiện nay nhiều doanh nghiệp bất động sản vẫn chưa mặn mà trong việc đầu tư nhà ở xã hội.

Theo TS Cấn Văn Lực, phát triển nhà ở xã hội đòi hỏi sự chung tay của cả Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân. Bản chất nhà ở xã hội là một chính sách nhân văn các doanh nghiệp tham gia đầu tư khúc này không nên đòi hỏi quá cao về mức độ lợi nhuận.

Tuy nhiên, Chính phủ, Bộ Xây dựng và các bộ, ngành liên quan cũng cần nhanh chóng tháo gỡ vướng mắc, tạo ra động lực giúp cho doanh nghiệp bất động sản tham gia nhiều hơn vào dự án nhà ở xã hội.

"Thứ nhất, có thể xem xét để mở rộng đối tượng mua nhà ở xã hội. Thứ hai, giảm bớt quy trình, thủ tục đối với chủ đầu tư nhà ở xã hội. Thứ ba, các địa phương phải sớm tạo quỹ đất, mặt bằng để triển khai các dự án nhà ở xã hội.

Ngoài ra, khâu quy hoạch và phát triển hệ sinh thái đồng bộ cho nhà ở xã hội cần được quan tâm nhiều hơn. Trong các khâu thực hiện cần công khai, minh bạch, để giảm bớt tệ nạn và mục đích đầu cơ. Đồng thời, cần có cơ chế chính sách và đề án lớp lang để phát triển phân khúc nhà ở xã hội lâu dài" - ông Lực đề xuất.

Vị chuyên gia này cũng cho rằng trong bối cảnh thị trường bất động sản gặp khó khăn, nguồn cung nhà ở xã hội không đủ cầu thì việc thành lập quỹ nhà ở xã hội rất cần thiết và nên sớm được triển khai.

"Quỹ phát triển nhà ở xã hội được thành lập sẽ gia tăng nguồn vốn, nguồn lực, phục hồi niềm tin cho thị trường bất động sản. Đặc biệt, quỹ phát triển nhà ở xã hội sẽ tạo ra cú huých giúp phân khúc này phát triển trong thời gian tới.

Quỹ phát triển nhà ở xã hội có thể thành lập dựa trên: Phát hành trái phiếu chính phủ/chính quyền địa phương; Vốn góp từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước; Nguồn tiền thu từ quỹ đất cho nhà ở xã hội..." - ông Lực nói.

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2023, số lượng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp đã được khởi công là 9 dự án với tổng số khoảng 18.768 căn. Trong đó, nhà ở xã hội có 6 dự án quy mô 7.730 căn; nhà ở công nhân có 3 dự án quy mô 11.038 căn.

Theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách, đến nay trên cả nước đã thực hiện giải ngân được trên 6.200 tỷ đồng cho khoảng 15.000 khách hàng thuộc đối tượng vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà công nhân, xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở.

Tuyết Lan
TIN LIÊN QUAN

Nhà ở xã hội sử dụng lâu năm vẫn được rao bán gấp 2 - 3 lần giá khởi điểm

THOA DƯƠNG |

Việc các dự án nhà ở xã hội đưa vào sử dụng nhiều năm nhưng vẫn được bán với mức giá cao gấp 2 - 3 lần giá ban đầu đã trở thành rào cản lớn, khiến những người lao động có thu nhập thấp khó có thể tiếp cận.

Loạt dự án nhà ở xã hội ở Ninh Bình gặp vướng mắc trong việc triển khai

DIỆU ANH |

Ninh Bình – Hiện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đang triển khai thực hiện 2 dự án nhà ở xã hội và 7 dự án nhà ở thương mại, với tổng số gần 5.000 căn nhà ở xã hội và trên 900 căn nhà ở thương mại. Tuy nhiên, việc triển khai các dự án này đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Đề xuất cho phép công nhân đang thuê nhà ở xã hội được mua lại

Cao Nguyên |

Để tạo điều kiện cho công nhân, người thu nhập thấp sở hữu một căn nhà ở xã hội, mới đây Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh đề xuất nên cho phép công nhân lao động đang thuê nhà ở xã hội trong khu công nghiệp được mua lại nhà này khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển đổi.

Hai áp thấp cùng xuất hiện ở Philippines

Ngọc Vân |

Hai áp thấp bên trong khu vực quản lý của Philippines đang được cơ quan thời tiết nước này theo dõi chặt chẽ.

Bà Nguyễn Phương Hằng đòi bồi thường 300 - 500 tỉ đồng có đúng luật?

Nam Dương |

Thông tin bà Nguyễn Phương Hằng yêu cầu các bị can Trần Văn Sỹ và Đặng Thị Hàn Ni bồi thường thiệt hại 300 đến 500 tỉ đồng vì đã có hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, gây thiệt hại kinh tế Công ty cổ phần Đại Nam và gây mất uy tín Quỹ từ thiện Hằng Hữu để sung vào công quỹ Nhà nước đang được dư luận quan tâm. Câu hỏi đặt ra là mức yêu cầu bồi thường trên dựa trên căn cứ pháp luật nào và liệu có được chấp nhận?

Ukraina thừa nhận cuộc phản công Nga không như mong đợi

Ngọc Vân |

Giám đốc Tổng cục Tình báo Ukraina Kirill Budanov thừa nhận, cuộc phản công Nga thất bại.

Doanh nghiệp, nài voi điêu đứng vì doanh thu giảm sâu, chưa nhận tiền chế độ khi bỏ cưỡi voi

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Sau 9 tháng bỏ dịch vụ du lịch cưỡi voi, doanh nghiệp lẫn các nài voi ở huyện Buôn Đôn lâm vào cảnh điêu đứng, doanh thu sụt giảm nghiêm trọng, trong khi tiền chế độ vẫn chưa được thụ hưởng.

Tài xế xe đầu kéo buồn ngủ, tông sập nhà dân

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Sau khi tông sập dải phân cách cứng trên đường và lao vào nhà dân, tài xế điều khiển xe đầu kéo khai báo nguyên nhân vụ tai nạn là do buồn ngủ.

Nhà ở xã hội sử dụng lâu năm vẫn được rao bán gấp 2 - 3 lần giá khởi điểm

THOA DƯƠNG |

Việc các dự án nhà ở xã hội đưa vào sử dụng nhiều năm nhưng vẫn được bán với mức giá cao gấp 2 - 3 lần giá ban đầu đã trở thành rào cản lớn, khiến những người lao động có thu nhập thấp khó có thể tiếp cận.

Loạt dự án nhà ở xã hội ở Ninh Bình gặp vướng mắc trong việc triển khai

DIỆU ANH |

Ninh Bình – Hiện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đang triển khai thực hiện 2 dự án nhà ở xã hội và 7 dự án nhà ở thương mại, với tổng số gần 5.000 căn nhà ở xã hội và trên 900 căn nhà ở thương mại. Tuy nhiên, việc triển khai các dự án này đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Đề xuất cho phép công nhân đang thuê nhà ở xã hội được mua lại

Cao Nguyên |

Để tạo điều kiện cho công nhân, người thu nhập thấp sở hữu một căn nhà ở xã hội, mới đây Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh đề xuất nên cho phép công nhân lao động đang thuê nhà ở xã hội trong khu công nghiệp được mua lại nhà này khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển đổi.