Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp đón sóng kết quả kinh doanh quý II

Đức Mạnh |

Khép lại quý II/2023, bức tranh lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp niêm yết đã dần hé mở.

Bức tranh kết quả kinh doanh dần hé mở

Cụ thể, Công ty Cổ phần Sonadezi Giang Điền (mã chứng khoán SZG) công bố doanh thu thuần đạt 165 tỉ đồng, tăng mạnh 117% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó mảng kinh doanh đất, hạ tầng khu công nghiệp chiếm phần lớn với 34,5 tỉ đồng.

Sau khi trừ thuế và các khoản chi phí, lợi nhuận sau thuế trong quý II bứt phá 222% lên 69,8 tỉ đồng. Lũy kế 6 tháng, Sonadezi Giang Điền ghi nhận doanh thu thuần đạt 250 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế 103 tỉ đồng, tăng lần lượt 44% và 120% so với cùng kỳ.

Như vậy, luỹ kế đến 30.6.2023, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của công ty đã thực hiện được lần lượt hơn 60% và 91% mục tiêu đề ra.

Với Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (mã chứng khoán NTC), lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 5,6% so với cùng kỳ, ghi nhận 75,5 tỉ đồng.

Tại Đại hội cổ đông vừa qua, bà Nguyễn Thị Thu Hương - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cổ phần Phát triển đô thị Kinh Bắc (mã chứng khoán KBC) tiết lộ lợi nhuận 6 tháng đầu năm đã thực hiện được 50% kế hoạch cả năm, tương ứng khoảng 2.000 tỉ đồng.

Song song với lợi nhuận cải thiện hơn so với ngành bất động sản nói chung, một số cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp cũng ghi nhận sóng tăng tích cực. Tính từ đầu quý II đến nay, IDC tăng 16%, VGC tăng 35%, BCM tăng gần 38%, NTC có thêm 43%... Một số mã khác vẫn chưa có sự cải thiện nhiều, thậm chí đi lùi như UDJ, BCM...

Lợi thế từ giá cho thuê hấp dẫn

Báo cáo mới nhất của Cushman & Wakefield cho thấy trong quý II/2023, thị trường khu công nghiệp Việt Nam ghi nhận nguồn cung mới khoảng 238 ha đến từ 2 khu công nghiệp ở Hưng Yên. Theo sau làn sóng đầu tư mạnh mẽ, thị trường nhà xưởng xây sẵn ở miền Bắc trong quý II cũng trở nên sôi động hơn. Giá thuê nhờ đó duy trì ổn định theo quý ở mức 4,7 USD/m2/tháng nhưng tăng 1,7% theo năm.

Ông Vũ Minh Chí - quản lý cấp cao dịch vụ công nghiệp tại Colliers - cho biết, Việt Nam được định vị là một trong những địa điểm rất tiềm năng để mở rộng sản xuất và đang nổi lên như một điểm sáng cho sự dịch chuyển chuỗi cung ứng và logistics ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Theo Colliers, với những lợi thế về pháp lý, thủ tục đầu tư cũng như cơ sở hạ tầng sẽ thúc đẩy cho nhiều nhà đầu tư đầu tư mạnh dạn hơn vào thị trường bất động sản khu công nghiệp trong thời gian tới. Bên cạnh đó, so với một số nước Đông Nam Á, giá đất công nghiệp tại Việt Nam vẫn còn tương đối thấp.

"Việt Nam có nhiều tiềm năng trở thành trung tâm công nghiệp hàng đầu khu vực. Ngày càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp điện tử chọn Việt Nam là điểm đến. Ngoài ra, thị trường bất động sản công nghiệp còn chứng kiến sự quan tâm liên tục từ các nhà sản xuất toàn cầu, đặc biệt là lĩnh vực điện tử và hàng tiêu dùng. Một số tên tuổi lớn có thể kể ra như tập đoàn P&G, Tập đoàn Polaris, Tập đoàn Quanta Computer (Đài Loan, Trung Quốc)..." - chuyên gia cho hay.

Đức Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Gỡ vốn cho thị trường bất động sản

Quý An |

Lĩnh vực bất động sản hiện chiếm 3,6% GDP (năm 2022) và là ngành liên thông chặt chẽ với thị trường tài chính. Ngoài ra, bất động sản có tác động tới gần 40 ngành nghề kinh tế khác nhau và vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội. Làm thế nào để "rã đông" thị trường bất động sản là câu hỏi khó.

“Hoá giải” xung đột của pháp luật, mở đường cho bất động sản

Tuyết Lan |

Theo các chuyên gia, để thị trường bất động sản Việt Nam phục hồi và phát triển vào năm 2024, cần khơi thông vướng mắc về pháp lý và tín dụng. Đặc biệt cần “hoá giải” sự xung đột, chồng chéo của 3 luật: Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS).

Ngân hàng và "cơn đau đầu" xử lý nợ xấu bất động sản

Bảo Chương |

Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, đẩy vốn vào lĩnh vực bất động sản cũng đặt ra những thách thức cho ngân hàng trong việc kiểm soát chất lượng tài sản cũng như kiểm soát nợ xấu.

Khách sạn Hà Nội giảm giá thuê khủng, rao bán chục triệu USD vì lỗ nặng

Thu Giang |

Hàng loạt khách sạn trên phố cổ Hà Nội đang liên tục chạy các chương trình giảm giá thuê phòng, hoặc rao bán gấp khách sạn với giá chục triệu USD khi bước vào mùa du lịch hè.

Doanh nghiệp muốn đầu tư thêm dự án gần 1 tỉ đôla tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Thành An |

Qua buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, doanh nghiệp trình bày dự kiến đầu tư dự án nhà máy sợi carbon với tổng vốn gần 1 tỉ USD trên địa bàn tỉnh.

Xe tải tông thẳng vào nhà dân khiến 2 người tử vong

NGỌC VIÊN- VĂN TRỰC |

Quảng Ngãi - Xe tải đang di chuyển trên Quốc lộ 1 qua huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi thì bất ngờ tông vào nhà dân làm hai người tử vong tại chỗ, một người bị thương nặng.

Vận động xã hội hóa để cải tạo dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân đang xuống cấp

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Trước phản ánh của Báo Lao Động về việc những tác phẩm tại công trình nghệ thuật Phúc Tân xuống cấp, lãnh đạo quận Hoàn Kiếm cho biết, quận đang vận động xã hội hóa để cải tạo, chỉnh sửa lại những tác phẩm tại đây.

Ngỡ ngàng đại gia Hà Nội chi đậm sở hữu ôtô sản xuất 1998 có biển số lục 4

Ngọc Thùy |

Chiếc ôtô Toyota Crown được sản xuất năm 1998 và sở hữu dãy biển số siêu đẹp khi có đến 6 số 4 đã về tay một đại gia chuyên sưu tầm xe biển số đẹp ở Hà Nội. Theo vị đại gia này, việc mua xe biển số đẹp để chờ đến ngày 15.8 đi định danh cho biển số xe.

Gỡ vốn cho thị trường bất động sản

Quý An |

Lĩnh vực bất động sản hiện chiếm 3,6% GDP (năm 2022) và là ngành liên thông chặt chẽ với thị trường tài chính. Ngoài ra, bất động sản có tác động tới gần 40 ngành nghề kinh tế khác nhau và vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội. Làm thế nào để "rã đông" thị trường bất động sản là câu hỏi khó.

“Hoá giải” xung đột của pháp luật, mở đường cho bất động sản

Tuyết Lan |

Theo các chuyên gia, để thị trường bất động sản Việt Nam phục hồi và phát triển vào năm 2024, cần khơi thông vướng mắc về pháp lý và tín dụng. Đặc biệt cần “hoá giải” sự xung đột, chồng chéo của 3 luật: Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS).

Ngân hàng và "cơn đau đầu" xử lý nợ xấu bất động sản

Bảo Chương |

Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, đẩy vốn vào lĩnh vực bất động sản cũng đặt ra những thách thức cho ngân hàng trong việc kiểm soát chất lượng tài sản cũng như kiểm soát nợ xấu.