Chuyện ghi ở chung cư: Giấc mơ an cư tan vỡ khi chung cư cũ tăng giá mạnh

PHƯƠNG ANH |

Điều kiện kinh tế eo hẹp khiến nhiều cặp vợ chồng trẻ phải tìm đến các căn chung cư cũ. Tuy vậy, thời điểm này, các chung cư cũ cũng đã tăng giá mạnh khiến giấc mơ an cư lạc nghiệp của nhiều cặp đôi vẫn dang dở...

Tăng giá chóng mặt

Sau nhiều tháng tìm kiếm, chị Thanh Thuỷ (36 tuổi, Hoài Đức) nhận ra ngân sách 3 tỉ đồng cũng không giúp dễ dàng chọn một căn hộ ở nội thành Hà Nội.

Giữa năm 2021, với tài chính hơn 3 tỉ đồng, chị Thuỷ "nhắm" căn hộ mới mở bán ở một dự án khu Ngoại Giao Đoàn. Tuy nhiên, lượng căn hộ sơ cấp (mở bán lần đầu) từ chủ đầu tư này nhanh chóng hết hàng, chỉ còn thứ cấp với mức giá "chênh" 10 - 15 triệu đồng/m2.

Không chấp nhận trả mức chênh lớn, chị mở rộng tìm kiếm sang một số dự án mới khác ở Hai Bà Trưng, Thanh Xuân nhưng hầu hết đều là căn to, có mức giá 45 triệu đồng mỗi m2 trở lên, tức mỗi căn hộ 3,5-6 tỉ đồng, vượt quá khả năng của chị.

Tháng 8 vừa qua, sau gần một năm kiếm tìm, chị Thuỷ chuyển sang các căn hộ cũ trong nội thành. Tuy vậy, các căn hộ cũ cũng đã thiết lập mặt bằng mới rất cao so với giữa 2021.

"Không chỉ nội thành, các chung cư cũ ở ngoại thành giá cũng tăng vài trăm triệu so với những năm trước đó", chị Thuỷ ngán ngẩm.

Việc giá căn hộ chung cư liên tục tăng cao trong khi thu nhập của người dân không theo kịp giá nhà đã khiến nhiều người dân phải từ bỏ ước mơ sở hữu nhà ở và chuyển sang đi thuê.

Năm 2020, chị Phạm Thị Hoài Thu, nhân viên thu ngân tại một siêu thị ở Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết vợ chồng chị nhắm mua một căn hộ giá rẻ tại huyện Hoài Đức là The Golden An Khánh. Căn 2 phòng ngủ khi đó giá chỉ khoảng 1,2 tỉ đồng.

Thời điểm đó, hai vợ chồng trẻ tích lũy chưa được nhiều nên “tạm” gác lại dự định mua nhà, cùng nhau cố gắng gia tăng thu nhập. Đầu năm 2022, khi đã có tích lũy hơn 800 triệu, xác định vay ngân hàng số còn lại thì giá căn hộ đã tăng vọt lên 1,5-1,6 tỉ đồng/căn.

Việc vay một nửa giá trị căn hộ là quá khả năng trả nợ của hai vợ chồng nên sau khi cân nhắc, hai vợ chồng một lần nữa quyết định gác lại dự định mua nhà và tiếp tục đi thuê.

Thời gian tới cũng khó giảm

Một số môi giới lâu năm cho biết, lượng người tìm mua chung cư cũ 1-2 năm trở lại đây tăng mạnh. Hầu hết chung cư cũ ở Hà Nội đã lập mặt bằng mới. Giá tăng không chỉ ở những dự án mới bàn giao 1-3 năm, nhiều nơi đã đưa vào sử dụng cả chục năm cũng tăng vẫn "chóng mặt".

Như một dự án chung cư ở phường Dương Nội, quận Hà Đông, đã tăng khoảng 300-400 triệu đồng tuỳ diện tích. Nếu một căn hộ 54-56 m2, năm 2020 được rao với giá chưa đến 1 tỉ đồng, năm 2021 khoảng 1,1-1,2 tỉ đồng thì sang 2022, nhiều giao dịch được ghi nhận thành công ở mức 1,3 – 1,4 tỉ đồng, tức tăng 30-40%.

Một chung cư khác ở Mỗ Lao, Hà Đông, căn hộ cũ có diện tích khoảng 90m2 được rao bán khoảng 2,4-2,5 tỉ đồng năm 2020 thì năm nay, khoảng 2,8-3 tỉ đồng. Nhiều căn, chủ nhà còn chào giá 3,2-3,3 tỉ đồng.

Tại quận Cầu Giấy, một số chung cư cũ đã tăng đến vài triệu đồng mỗi mét vuông chỉ trong thời gian ngắn, như Mandarin Garden, Tràng An Complex, D'Capital Trần Duy Hưng... Giá rao bán đều ở mức 50-65 triệu đồng mỗi m2, trong khi năm ngoái, chỉ khoảng 45-55 triệu đồng.

Tương tự, hầu hết dự án ở quận Thanh Xuân đều ghi nhận mức tăng 100-300 triệu đồng một căn so với vài tháng trước. Không chỉ các căn hộ chung cư, giá tập thể cũ quận nội đô cũng tăng. Một căn tập thể khoảng 50m2 ở khu Thành Công năm trước được rao khoảng 1,8-2,2 tỉ đồng thì năm nay đã ở mức 2,2-2,5 tỉ đồng.

Theo các chuyên gia, có nhiều lý do khiến giá bán chung cư thời gian qua tăng như nguồn cung hạn chế, giá nguyên vật liệu xây dựng, chi phí nhân công, thời gian dự án kéo dài do tắc pháp lý... Nhưng theo bà Nguyễn Thu Hà, CEO một doanh nghiệp bất động sản lớn nên kể tới tâm lý găm giữ bất động sản của người dân, đặc biệt trong bối cảnh áp lực lạm phát tăng cao, kinh tế còn nhiều khó khăn.

Điều này lý giải nhiều người thà bỏ không căn hộ, chấp nhận tỷ suất lợi nhuận cho thuê thấp chứ vẫn không muốn giảm giá căn hộ.

Vị CEO bất động sản này dự báo giá căn hộ thứ cấp thời gian tới khó có thể giảm. Nhưng với chung cư cũ, giá đã neo ở mức cao nên theo bà sẽ khó tiếp tục đi lên như thời gian qua.

PHƯƠNG ANH
TIN LIÊN QUAN

Chuyện ghi ở chung cư: Khổ vì chuông báo cháy ẩm ương

Tiến Phát |

"Mới 1 buổi sáng mà 3 lần báo cháy, chuông kêu. Trò đùa của ban quản lý với chủ đầu tư à? Cứ kêu thế này chẳng may đến lúc cháy thật, chắc chả ai buồn chạy", chị Thùy Linh (Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ.

Chuyện ghi ở chung cư: Thắp nhang cũng lo cháy nổ

Tiến Phát |

Từ xưa đến nay, việc thờ cúng tổ tiên là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề thờ cúng, thắp nhang tại chung cư lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến cháy nổ.

Chuyện ghi ở chung cư: Kiếm được chỗ đậu xe coi như trúng xổ số

Vân Trường |

Tại nhiều chung cư ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM, việc cư dân kiếm được chỗ đậu xe t ỉ lệ không khác gì trúng xổ số.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Chuyện ghi ở chung cư: Khổ vì chuông báo cháy ẩm ương

Tiến Phát |

"Mới 1 buổi sáng mà 3 lần báo cháy, chuông kêu. Trò đùa của ban quản lý với chủ đầu tư à? Cứ kêu thế này chẳng may đến lúc cháy thật, chắc chả ai buồn chạy", chị Thùy Linh (Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ.

Chuyện ghi ở chung cư: Thắp nhang cũng lo cháy nổ

Tiến Phát |

Từ xưa đến nay, việc thờ cúng tổ tiên là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề thờ cúng, thắp nhang tại chung cư lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến cháy nổ.

Chuyện ghi ở chung cư: Kiếm được chỗ đậu xe coi như trúng xổ số

Vân Trường |

Tại nhiều chung cư ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM, việc cư dân kiếm được chỗ đậu xe t ỉ lệ không khác gì trúng xổ số.