Chung cư giãn dân tại Long Biên: Đẹp, rộng nhưng vẫn "thiếu hơi người"

Khương Duy |

Được xây dựng khang trang trên diện tích lớn 30ha, người dân đã ký hợp đồng mua nhà nhưng vì nhiều lý do, 5 tòa giãn dân phố cổ tại Long Biên vẫn cứ "vắng hơi người".
Toàn cảnh chung cư giãn dân tại Long Biên. Video: Cường Ngô
Năm 2012, UBND quận Hoàn Kiếm đã đề xuất với UBND thành phố Hà Nội dành 30ha đất tại phường Thượng Thanh, quận Long Biên để thực hiện dự án giãn dân phố cổ giai đoạn 2, với hơn 5000 hộ… Ảnh: Đức Mạnh
Năm 2012, UBND quận Hoàn Kiếm đã đề xuất với UBND Thành phố Hà Nội dành 30ha đất tại phường Thượng Thanh, quận Long Biên để thực hiện dự án giãn dân phố cổ giai đoạn 2, với hơn 5.000 hộ… Ảnh: Đức Mạnh
Sau đó, Sở Quy hoạch - Kiến trúc đã phối hợp với UBND quận Long Biên và Hoàn Kiếm tổ chức công bố, bàn giao hồ sơ điều chỉnh cục bộ quy hoạch 7 ô đất trong Quy hoạch chi tiết Khu Đô thị mới Việt Hưng (tỷ lệ 1/500) phục vụ dự án nhà ở giãn dân phố cổ quận Hoàn Kiếm, diện tích trên 100ha, tại phường Việt Hưng, Thượng Thanh, Đức Giang, quận Long Biên. Tuy nhiên sau nhiều năm xây dựng, nơi đây vẫn “thiếu hơi người“. Ảnh: Đức Mạnh
Sau đó, Sở Quy hoạch - Kiến trúc đã phối hợp với UBND quận Long Biên và Hoàn Kiếm tổ chức công bố, bàn giao hồ sơ điều chỉnh cục bộ quy hoạch 7 ô đất trong Quy hoạch chi tiết Khu Đô thị mới Việt Hưng (tỉ lệ 1/500) phục vụ dự án nhà ở giãn dân phố cổ quận Hoàn Kiếm, diện tích trên 100ha, tại phường Việt Hưng, Thượng Thanh, Đức Giang quận Long Biên. Tuy nhiên, sau nhiều năm xây dựng, nơi đây vẫn “thiếu hơi người“. Ảnh: Đức Mạnh
Khu nhà giãn dân phố cổ tọa lạc trên đường Lý Sơn mới, kết nối giao thông với đoạn từ nút giao cầu vượt đường 5 (cầu Chui) với đường Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Văn Linh đến phía Đông Nam chân cầu Đông Trù nên được đánh giá giao thông đi lại rất thuận tiện. Ảnh: Đức Mạnh
Khu nhà giãn dân phố cổ tọa lạc trên đường Lý Sơn mới, kết nối giao thông giữa đoạn từ nút giao cầu vượt đường 5 (cầu Chui) với đường Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Văn Linh đến phía đông nam chân cầu Đông Trù nên được đánh giá giao thông đi lại rất thuận tiện. Ảnh: Đức Mạnh
Dự án gồm 5 block nhà nối nhau liên tục N015 (A, B,C, D, E) trên quỹ đất khoảng 30ha, mỗi tòa 8 - 9 tầng, tổng hơn 80 căn hộ, thang máy đều đã được lắp đặt đầy đủ.
Dự án gồm 5 block nhà nối nhau liên tục N015 (A, B,C, D, E) trên quỹ đất khoảng 30ha, mỗi tòa 8 - 9 tầng, tổng hơn 80 căn hộ, thang máy đều đã được lắp đặt đầy đủ. Ảnh: Đức Mạnh
Bảo vệ tòa nhà cho hay: “Người dân họ đã đến ký tên đặt nhà rất nhiều rồi nhưng chưa chuyển đến. Mỗi lần xem nhà là có chủ đầu tư và rất nhiều hộ, nếu không có chủ đầu tư đến thì tôi cũng không dám mở cửa cho ai vào.”
Bảo vệ tòa nhà cho hay: “Người dân đã đến ký tên đặt mua nhà rất nhiều rồi nhưng chưa chuyển đến. Mỗi lần xem nhà là có chủ đầu tư, các đơn vị liên quan và rất nhiều hộ, nếu không có chủ đầu tư đến thì tôi cũng không dám mở cửa cho ai vào”. Ảnh: Đức Mạnh
Một số hạng mục công trình đã bắt đầu xuống cấp. Phía bên trong được tận dụng để chứa vật liệu xây dựng. Ảnh: Đức Mạnh
Một số hạng mục công trình đã bắt đầu xuống cấp. Phía bên trong được tận dụng để chứa vật liệu xây dựng. Ảnh: Đức Mạnh
Một số hạng mục công trình đã bắt đầu xuống cấp. Phía bên trong được tận dụng để chứa vật liệu xây dựng. Ảnh: Đức Mạnh
Một số hạng mục công trình đã bắt đầu xuống cấp, bên trong được tận dụng để chứa vật liệu xây dựng. Ảnh: Đức Mạnh
Cũng theo bảo vệ tòa nhà, những tầng trên hiện đang được tận dụng cho các công nhân về nghỉ mỗi tối. Các căn hộ đều đã đầy đủ, khang trang, chỉ chờ người đến ở.
Cũng theo bảo vệ tòa nhà, những tầng trên hiện được tận dụng cho các công nhân về nghỉ mỗi tối. Các căn hộ đều đã đầy đủ tiện ích, chỉ chờ người đến ở. Ảnh: Đức Mạnh
Do vắng vẻ và số lượng bảo vệ ít nên thường xuyên xuất hiện những đối tượng đập phá, trộm cắp nên tòa nhà đã được lắp đặt camera để giám sát.
Do vắng vẻ và số lượng bảo vệ ít nên thường xuyên xuất hiện những đối tượng đập phá, trộm cắp nên tòa nhà đã được lắp đặt camera để giám sát.
Người dân sinh sống tại đây cho biết, do vắng vẻ, số lượng bảo vệ ít nên thường xuyên xuất hiện những đối tượng đập phá, trộm cắp. Ảnh: Đức Mạnh
Ông T, người dân sống cạnh tòa nhà tỏ vẻ tiếc nuối: “Chung cư đối diện bên kia xây sau chỗ này mấy năm mà dân về ở kín rồi còn bên này vẫn bỏ hoang. Chúng tôi tận dụng để trồng rau với tập thể dục chứ không thì cũng phí lắm.” Ảnh: Đức Mạnh
Ông Tuấn - người dân sống cạnh tòa nhà - chia sẻ: “Chung cư đối diện bên kia xây sau chỗ này mấy năm mà dân về ở kín rồi, còn bên này vẫn bỏ hoang. Chúng tôi tận dụng để trồng rau với tập thể dục cho đỡ phí.” Ảnh: Đức Mạnh
Không chỉ riêng dự án này mà
Sau thời gian dài hoàn thiện, 5 tòa giãn dân phố cổ vẫn thiếu hơi người. Chừng nào đề án giãn dân phố cổ tiếp tục giậm chân tại chỗ thì 5 tòa nhà trên vẫn sẽ tiếp tục bỏ không, xuống cấp và gây lãng phí nguồn ngân sách khổng lồ. Ảnh: Đức Mạnh

Theo UBND quận Hoàn Kiếm, đề án giãn dân phố cổ đề xuất những giải pháp làm giảm mật độ dân cư khu vực phố cổ từ 823 người/ha năm 2010 xuống còn 500 người/ha (mật độ khống chế theo quy hoạch đến năm 2020). Điều này có nghĩa phải di chuyển khoảng 6.550 hộ dân với khoảng 26.200 người. Giai đoạn I của đề án (2009 - 2015) thực hiện di dời 1.530 hộ từ khu phố cổ sang sinh sống tại khu nhà ở giãn dân Việt Hưng (quận Long Biên).

Giai đoạn II của đề án (2013 - 2020) sẽ di dời nốt 5.020 hộ dân đang sống trong khu phố cổ sang khu đô thị giãn dân mới (theo nghiên cứu cần khu đất diện tích khoảng 30ha). Đối tượng giãn dân giai đoạn II gồm các hộ dân sống trong các nhà xuống cấp, đông người nhằm đảm bảo mật độ theo quy định được duyệt và tiêu chuẩn ở bình quân đến năm 2020 là 25m2/người. Tuy nhiên đến nay, đề án vẫn chưa thể về đích.

Khương Duy
TIN LIÊN QUAN

Giãn dân phố cổ Hà Nội: Chưa rà soát xong, chưa thể tiếp tục triển khai

ĐÌNH TRƯỜNG |

Trong cuộc trao đổi với PV Báo Lao Động, đại diện quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết hiện đề án giãn dân phố cổ chưa thể triển khai các bước tiếp theo vì công tác rà soát, phân loại các đối tượng giãn dân vẫn chưa hoàn thành.

Giãn dân phố cổ: Phê duyệt hơn 4.300 tỉ đồng, mới giải ngân được 29 tỉ

ĐÌNH TRƯỜNG |

Kinh phí được phê duyệt cho đề án giãn dân phố cổ là hơn 4.300 tỉ đồng, tuy nhiên, theo UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) hiện đề án mới chỉ giải ngân được hơn 29 tỉ đồng.

Giãn dân phố cổ Hà Nội: Chậm vì chờ điều chỉnh quy hoạch, cơ chế đầu tư

ĐÌNH TRƯỜNG |

Trong thông tin vừa được gửi tới Báo Lao Động, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết, nguyên nhân đề án giãn dân phố cổ chậm trễ trong một thời gian dài là bởi cần phải điều chỉnh quy hoạch và điều chỉnh cơ chế đầu tư cho đề án.

Nhiều dự án chợ ở Hà Nội "nằm trên giấy", dân phải buôn bán dưới lòng đường

Nhóm phóng viên |

Có mặt tại dự án chợ dân sinh Lệ Chi, huyện Gia Lâm (Hà Nội), phóng viên Báo Lao Động ghi nhận một nghịch cảnh, dự án đã giải phóng xong mặt bằng nhưng chỉ quây tôn, bỏ không hàng chục năm. Trong khi đó, tiểu thương, người dân vẫn ngày ngày buôn bán dưới lòng đường, tiềm ẩn tai nạn giao thông.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Dự kiến tháo dỡ Câu lạc bộ golf Đồi Cù Đà Lạt vào ngày mai

Mai Hương |

Việc tháo dỡ Câu lạc bộ golf Đồi Cù (TP Đà Lạt) dự kiến được thực hiện vào khoảng 9h ngày 11.6.

Khoảnh khắc công an lao mình xuống dòng nước lũ cứu người

Lam Thanh |

Hà Giang - Thấy một người dân bị dòng nước lũ cuốn đi, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường đã lao xuống kịp thời cứu nạn.

Giãn dân phố cổ Hà Nội: Chưa rà soát xong, chưa thể tiếp tục triển khai

ĐÌNH TRƯỜNG |

Trong cuộc trao đổi với PV Báo Lao Động, đại diện quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết hiện đề án giãn dân phố cổ chưa thể triển khai các bước tiếp theo vì công tác rà soát, phân loại các đối tượng giãn dân vẫn chưa hoàn thành.

Giãn dân phố cổ: Phê duyệt hơn 4.300 tỉ đồng, mới giải ngân được 29 tỉ

ĐÌNH TRƯỜNG |

Kinh phí được phê duyệt cho đề án giãn dân phố cổ là hơn 4.300 tỉ đồng, tuy nhiên, theo UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) hiện đề án mới chỉ giải ngân được hơn 29 tỉ đồng.

Giãn dân phố cổ Hà Nội: Chậm vì chờ điều chỉnh quy hoạch, cơ chế đầu tư

ĐÌNH TRƯỜNG |

Trong thông tin vừa được gửi tới Báo Lao Động, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết, nguyên nhân đề án giãn dân phố cổ chậm trễ trong một thời gian dài là bởi cần phải điều chỉnh quy hoạch và điều chỉnh cơ chế đầu tư cho đề án.