Chưa lên quận, giá đất huyện Hóc Môn (TPHCM) đã "nhảy múa" theo "cò"

Huân Cao - Nam Hiệp |

Sau khi có thông tin lên quận, giá đất ở huyện Hóc Môn (TPHCM) đang "nhảy múa" từng ngày theo "cò đất". Nhiều người có nhu cầu về nhà ở, nếu cầm 2 tỉ đồng trong tay thì khó có thể mua được mảnh đất có sổ riêng nơi đây.

Trong 2 năm giá đất tăng lên gấp đôi

Ông Thành chỉ vào mảnh đất gia đình, được nhiều người trả hơn 40 triệu đồng/m2 nhưng ông không bán. Ảnh: Huân Cao

Ông Nguyên Minh Thành (55 tuổi. 67/3D Ấp T2 xã Tân Hiệp huyện Hóc môn), sống ở đây 40 năm cho biết, ông chưa bao giờ thấy giá đất khu vực nhà ông tăng cao đến khó tin như hiện nay. Theo ông Thành, từ ngày mở con đường đi ngang mảnh đất nhà ông và thông tin huyện Hóc Môn sẽ lên quận, đất khu vực này bỗng nhảy vọt lên hơn 40 triệu đồng/m2, trong khi cách đây 2 năm giá đất chỉ dao động chưa tới 20 triệu đồng/m2.

"Từ khi có thông tin lên quận, tự nhiên thấy nhiều người ở nơi khác kéo đến đây mua đất. Nhiều cò đất các nơi cũng kéo về đây thuê nhà lập biển làm môi giới. Căn nhà và khu đất tôi đang ở, nay có cò đất này đến hỏi mua, mai có cò đất khác đến đặt cọc mua với giá cao hơn, từ giá 20 triệu đồng, rồi họ tự đẩy lên 30 triệu và giờ thì lên hơn 40 triệu rồi nhưng tôi không bán vì đây là đất của ông bà để lại." - ông Thanh cho biết.

Con đường mới mở cắt ngang khu đất nông nghiệp này, được các cò đất hét giá 50 triệu đồng/m2. Ảnh: Huân Cao

Cả ngày 27.3, chúng tôi trong vai người cần mua đất ở đã đi nhiều nơi huyện Hóc Môn để xem nhà đất. Theo ghi nhận của chúng tôi, những khu đất có tuyến đường nhựa mới mở đều có giá đất tăng gấp đôi so với năm 2019-2020. Đất tại các tuyến đường này, dù là đất nông nghiệp nhưng vẫn được các cò đất hét giá trên trời lên đến 40-50 triệu đồng/m2, còn những đất nằm sâu trong hẻm nhỏ, đường nhỏ nông thôn cũng được cò đất hét lên 30 triệu đồng/m2.

2 tỉ đồng không mua được nhà Hóc Môn

Nhiều người dân huyện Hóc Môn giờ chuyển sang làm cò đất. Ảnh: Huân Cao

Tại nhiều khu vực ở Hóc Môn, hiện đang có nhà nhà rao bán đất, người người làm cò đất. Nhiều người dân quanh năm chỉ biết trồng rau, nuôi bò, nuôi heo thì nay cũng "chuyển nghề" sang làm cò đất.

Bà Nguyễn Thị Lan (60 tuổi, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn) đang trồng rau tại vườn, thấy chúng tôi hỏi mua đất, bà Lan liền bỏ ngay công việc trồng rau để dẫn chúng tôi đi xem nhà đất của người dân cần bán.

Theo bà Lan, với mức tiền 2 tỉ đồng chúng tôi chỉ có thể mua những căn nhà cấp 4, có diện tích dưới 40m2, nằm sâu trong hẻm nhỏ, viết giấy tay và không có sổ riêng. Bà Lan dẫn chúng tôi đi vào một con đường nông thôn ngoằn ngoèo, có lối đi nhỏ chỉ vừa chiếc xe máy chạy để xem căn nhà cấp 4 của một hộ dân đang bán với giá 1 tỉ 950 triệu đồng. Chúng tôi khá bất ngờ, khi căn nhà cấp 4 cũ nát, nằm sâu trong cánh đồng và không có sổ riêng nhưng có giá khá cao.

2 tỉ đồng nhưng chỉ có thể mua được căn nhà cấp 4, không sổ quyền sử dụng riêng và không xây dựng được. Ảnh: Huân Cao

"Với giá dưới 2 tỉ thì có những căn nhà dạng thế này thôi, nhà này không có sổ riêng, nếu mua thì chỉ viết giấy tay. Khi về ở thì không được xây lên tầng, chỉ xin được giấy phép sửa nhà tạm thôi, khi nào muốn sửa thì nhờ chủ nhà đi xin giấy phép cho." - bà Lan nói.

Chúng tôi tiếp tục dạo quanh nhiều xã khác ở Hóc Môn, gặp nhiều có đất để đặt vấn đề mua mảnh đất từ 50-80m2 với giá tiền khoảng 2 tỉ đồng. Nhiều cò đất và người dân nơi đây đều khẳng định, với khoảng tiền đấy thì không thể mua được mảnh đất nào ở Hóc Môn lúc này.

"Ở Hóc Môn giờ muốn mua nhà đất ở được với diện tích khoảng 50-80m2, có đường bê tông từ 2m trở lên, có sổ riêng và xây dựng được thì phải có trong tay ít nhất 3 tỉ đồng. 2 tỉ đồng thì không thể mua nhà đất Hóc Môn lúc này, trừ khi mua nhà giấy tay, nhà nằm trong quy hoạch." - Anh Nguyễn Hoàng Đức - một cò đất khẳng định.

Các cò đất này khẳng định, muốn mua được nhà ở Hóc Môn phải có ít nhất 3 tỉ đồng. Ảnh: Huân Cao

Huyện Hóc Môn đưa ra biện pháp để quản lý

Công ty DKRA Việt Nam vừa đưa ra khảo sát giá đất tại huyện Nhà Bè, Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn sau khi có thông tin các huyện này đề xuất lên quận.

Theo đó, tại các huyện Nhà Bè, Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn tính đến tháng 3.2021, dữ liệu thị trường cho thấy giá đất huyện ven đô vẫn tăng ở biên độ phổ biến 3 - 20% so với hồi cuối năm ngoái. Huyện Hóc Môn được xếp vào diện điểm nóng tăng giá đất vượt trội so với thời điểm cuối năm 2020 (cùng với huyện Nhà Bè và Cần Giờ), khi đất thổ cư ở khu vực này đang được rao bán từ 20 - 45 triệu đồng/m2.

Ông Trần Văn Khuyên, Bí thư Huyện ủy Hóc Môn cho biết, khi huyện xây dựng lộ trình để thành quận, thì huyện cũng đưa ra các biện pháp để quản lý đất đai trên địa bàn trước nguy cơ giá đất tăng nhanh.

Theo ông Khuyên, huyện đang xin điều chỉnh quy hoạch theo hướng phát triển đô thị thay cho quy hoạch xây dựng nông thôn mới trước đây. Với quỹ đất nông nghiệp, huyện mời gọi đầu tư theo định hướng nông nghiệp công nghệ cao. Những quỹ đất còn lại được chuyển sang mục đích khác để phục vụ cho nhu cầu đô thị, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Biển bán đất được "giăng" khắp huyện Hóc Môn trước cơn sốt đất. Ảnh: Huân Cao


Huân Cao - Nam Hiệp
TIN LIÊN QUAN

Sốt đất ảo: Đừng "thấy người ăn khoai mà vác mai đi đào"

Thanh Hải |

Người dân phải hết sức tỉnh táo trước sức hút của đồng tiền, trước những diễn biến bất thường của thị trường nói chung và đất đai nói riêng.

Sốt đất ảo tại nhiều địa phương: Cảnh giác kẻo mất tiền oan!

Bảo Chương |

Những thông tin từ việc mở đường, làm cầu, phân chia lại địa giới hành chính hay thành lập quận, huyện... vẫn luôn là “mồi ngon” cho giới đầu cơ tạo các cơn sốt nhà đất đánh vào tâm lý của người dân với mục đích kiếm lợi khủng. Hiện tượng “thổi giá” đất nhằm đầu cơ, trục lợi, gây tình trạng “sốt ảo”, tạo nhiều bức xúc trong dư luận, làm méo mó thị trường bất động sản, ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước và gây thiệt hại cho người dân và xã hội.

Sốt đất ảo tại nhiều địa phương: Trách nhiệm của lãnh đạo địa phương ở đâu?

Cao Nguyên |

Hội môi giới Bất động sản Việt Nam đã đưa ra một số khuyến nghị, trong đó đề cập đến việc cần gắn trách nhiệm của lãnh đạo địa phương đối với các hiện tượng sốt đất trên địa bàn.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Sốt đất ảo: Đừng "thấy người ăn khoai mà vác mai đi đào"

Thanh Hải |

Người dân phải hết sức tỉnh táo trước sức hút của đồng tiền, trước những diễn biến bất thường của thị trường nói chung và đất đai nói riêng.

Sốt đất ảo tại nhiều địa phương: Cảnh giác kẻo mất tiền oan!

Bảo Chương |

Những thông tin từ việc mở đường, làm cầu, phân chia lại địa giới hành chính hay thành lập quận, huyện... vẫn luôn là “mồi ngon” cho giới đầu cơ tạo các cơn sốt nhà đất đánh vào tâm lý của người dân với mục đích kiếm lợi khủng. Hiện tượng “thổi giá” đất nhằm đầu cơ, trục lợi, gây tình trạng “sốt ảo”, tạo nhiều bức xúc trong dư luận, làm méo mó thị trường bất động sản, ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước và gây thiệt hại cho người dân và xã hội.

Sốt đất ảo tại nhiều địa phương: Trách nhiệm của lãnh đạo địa phương ở đâu?

Cao Nguyên |

Hội môi giới Bất động sản Việt Nam đã đưa ra một số khuyến nghị, trong đó đề cập đến việc cần gắn trách nhiệm của lãnh đạo địa phương đối với các hiện tượng sốt đất trên địa bàn.