Chưa hết lo với rủi ro tín dụng bất động sản

Thu Giang |

Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh quý I/2023 vừa được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố cho thấy có nhiều đánh giá rủi ro tín dụng liên quan đến lĩnh vực bất động sản.

Báo cáo của NHNN cho biết, tính chung trong năm 2022, các tổ chức tín dụng nhận định, nhu cầu tín dụng tổng thể của khách hàng tăng cao hơn so với năm 2021 nhưng chưa đạt mức kỳ vọng.

Dự kiến trong nửa đầu năm 2023 và cả năm 2023, NHNN cho biết, diễn biến tăng trưởng kinh tế; cơ hội đầu tư, xuất, nhập khẩu thay đổi; diễn biến lãi suất; thay đổi nhu cầu đầu tư vào sản xuất kinh doanh, tiêu dùng của khách hàng, chất lượng phục vụ cải thiện và thay đổi lãi suất cho vay là những nhân tố được nhiều tổ chức tín dụng dự báo ảnh hưởng tích cực đến sự gia tăng nhu cầu tín dụng của nhóm khách hàng doanh nghiệp.

Ngân hàng lo ngại rủi ro tín dụng bất động sản. Ảnh: Hải Nguyễn
Ngân hàng lo ngại rủi ro tín dụng bất động sản. Ảnh: Hải Nguyễn

Theo đó, có 3 - 6% tổ chức tín dụng nhận định nhu cầu tín dụng suy giảm, điều này là do nhân tố diễn biến lãi suất và thị trường bất động sản. Khác với năm 2021, khi nhân tố diễn biến tăng trưởng kinh tế và cơ hội đầu tư, xuất nhập khẩu thay đổi, nhiều tổ chức tín dụng nhận định tác động tiêu cực nhất đến nhu cầu tín dụng.

Báo cáo của NHNN cũng cho biết, các tổ chức tín dụng đánh giá rủi ro tín dụng đối với các khoản vay ngắn hạn có tốc độ tăng chậm hơn so với rủi ro tín dụng của các khoản vay trung và dài hạn.

Dự báo 6 tháng tới và năm 2023, các tổ chức tín dụng quan ngại mặt bằng rủi ro tín dụng tổng thể tiếp tục tăng nhẹ ở hầu hết các lĩnh vực ngoại trừ một số lĩnh vực cho vay phát triển nông, lâm, thủy sản, cho vay đầu tư ứng dụng công nghệ cao, cho vay đầu tư công nghiệp hỗ trợ, cho vay công nghiệp chế biến chế tạo được kỳ vọng rủi ro giảm.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, có 67,3 - 71,3% tổ chức tín dụng dự kiến “không đổi”; 21,7 - 16,1% tổ chức tín dụng dự kiến “thắt chặt” và 10 - 12,6% tổ chức tín dụng dự kiến “nới lỏng” các điều khoản, điều kiện cho vay tổng thể tương ứng đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp, cá nhân.

Đáng chú ý, các tổ chức tín dụng chủ yếu “thắt chặt” đối với lĩnh vực cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản, cho vay kinh doanh chứng khoán.

Trong đó, các tổ chức tín dụng nhận định và dự kiến chủ yếu “thắt chặt” đối với yêu cầu về tài sản bảo đảm, các điều khoản bổ sung trong hợp đồng tín dụng, yêu cầu điểm xếp hạng tín nhiệm tối thiểu của khách hàng và hạn mức tín dụng để đảm bảo an toàn; trong khi tiếp tục nỗ lực thu hẹp chênh lệch giữa lãi suất cho vay và chi phí vốn bình quân đối với hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh để hỗ trợ nền kinh tế.

Trong 6 tháng đầu năm 2023 và cả năm 2023, 4 lĩnh vực “Bán buôn, bán lẻ”; “xuất, nhập khẩu”; “cho vay phục vụ nhu cầu đời sống” và “Sản xuất thức ăn và đồ uống” tiếp tục có tỉ lệ tổ chức tín dụng dự kiến là động lực tăng trưởng tín dụng của hệ thống cao nhất.

Thu Giang
TIN LIÊN QUAN

Chỉ rõ nguyên nhân gây bong bóng bất động sản

ANH HUY |

Các chuyên gia cho rằng, xảy ra bong bóng bất động sản (BĐS) là do có hiện tượng không phải mua nhà để ở mà mua để tích luỹ, đầu cơ, dẫn tới việc đẩy giá lên. Vì thế, ngân hàng đã đặt vấn đề lĩnh vực BĐS là lĩnh vực rủi ro, khi cho vay phải xem xét rất thận trọng.

Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng: Tín dụng không gây bong bóng bất động sản

Đức Mạnh |

Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng - ông Nguyễn Quốc Hùng nhấn mạnh tốc độ tăng trưởng vốn tín dụng bình quân hằng năm có con số rất rõ. Xảy ra bong bóng bất động sản là do hiện tượng mua nhà không phải để ở.

Lo ngại biến tướng khi siết đặt cọc bất động sản

Cao Nguyên |

Bộ Xây dựng đã trình Bộ Tư pháp bản dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) trong đó có quy định về đặt cọc trong kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai. Ths Nguyễn Văn Đỉnh cho rằng, việc khống chế hoạt động đặt cọc chỉ tác dụng lên các chủ đầu tư làm ăn chân chính. Với những doanh nghiệp làm ăn chộp giật sẽ có đủ cách “biến tướng” để hợp thức hóa. 

Cấm môi giới bất động sản không có chứng chỉ hành nghề sẽ dẹp loạn cò đất

PHẠM ĐÔNG |

Trưởng Ban Công tác Đại biểu Nguyễn Thị Thanh cho rằng, cần có quy định cấm môi giới bất động sản không có chứng chỉ hành nghề để giải quyết vấn đề “cò đất” ở các địa phương.

Vụ bảo hiểm của diễn viên Ngọc Lan: Đang kiểm tra báo cáo của MVI Life

ĐÌNH TRƯỜNG |

Sáng 12.4, xác nhận với PV Báo Lao Động, phía Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho biết Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ MVI (MVI Life) đã gửi báo cáo về vụ việc mua bảo hiểm của diễn viên Ngọc Lan.

Về đất Tổ Phú Thọ nghe làn điệu hát Xoan

Vân Hoa |

Hát Xoan ra đời trên mảnh đất trung du Phú Thọ từ thời đại Hùng Vương, đến nay trở thành di sản văn hóa phi vật thể quý báu của vùng đất Tổ

Trẻ sơ sinh thở oxy do virus RSV, bệnh viện quá tải do số ca tăng nhanh

AN AN - MINH HÀ |

Những ngày gần đây, số bệnh nhi mắc virus hợp bào hô hấp RSV tăng nhanh, đáng chú ý có nhiều trẻ sơ sinh nhập viện trong tình trạng suy hô hấp, biến chứng viêm phổi, viêm tiểu phế quản phải thở oxy, thở máy.

Dân số Việt Nam sẽ sớm đạt 100 triệu người

Thùy Linh |

Dân số Việt Nam sẽ sớm đạt 100 triệu người và dấu mốc này sẽ đưa Việt Nam trở thành quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới. Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam nhận định 100 triệu người dân Việt Nam chính là tượng trưng cho “100 triệu hy vọng, 100 triệu giấc mơ và 100 triệu giải pháp”. 

Chỉ rõ nguyên nhân gây bong bóng bất động sản

ANH HUY |

Các chuyên gia cho rằng, xảy ra bong bóng bất động sản (BĐS) là do có hiện tượng không phải mua nhà để ở mà mua để tích luỹ, đầu cơ, dẫn tới việc đẩy giá lên. Vì thế, ngân hàng đã đặt vấn đề lĩnh vực BĐS là lĩnh vực rủi ro, khi cho vay phải xem xét rất thận trọng.

Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng: Tín dụng không gây bong bóng bất động sản

Đức Mạnh |

Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng - ông Nguyễn Quốc Hùng nhấn mạnh tốc độ tăng trưởng vốn tín dụng bình quân hằng năm có con số rất rõ. Xảy ra bong bóng bất động sản là do hiện tượng mua nhà không phải để ở.

Lo ngại biến tướng khi siết đặt cọc bất động sản

Cao Nguyên |

Bộ Xây dựng đã trình Bộ Tư pháp bản dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) trong đó có quy định về đặt cọc trong kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai. Ths Nguyễn Văn Đỉnh cho rằng, việc khống chế hoạt động đặt cọc chỉ tác dụng lên các chủ đầu tư làm ăn chân chính. Với những doanh nghiệp làm ăn chộp giật sẽ có đủ cách “biến tướng” để hợp thức hóa.