Chủ tịch tỉnh Tây Ninh: Xử nghiêm tình trạng phân lô, tách thửa trái luật

Nhóm PV |

Sau khi Báo Lao Động phản ánh trong tuyến bài điều tra nhiều kỳ "Cơn lốc" thâu tóm đất nông nghiệp, chạy vạy lên đời đất thổ cư", Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh ông Nguyễn Thanh Ngọc đã chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở liên quan vào cuộc xử lý, chấn chỉnh những vấn đề báo phản ánh. Đồng thời, Chủ tịch tỉnh Tây Ninh cũng đã có cuộc trả lời phỏng vấn Báo Lao Động xung quanh những vấn đề vướng mắc, giải pháp liên quan đến  tình trạng phân lô, tách thửa, chuyển đổi mục đích sử dụng đất,... trên địa bàn tỉnh hiện nay.

Video: Cơn lốc thâu tóm đất nông nghiệp, chạy vạy lên đời đất thổ cư.

- Báo Lao Động vừa đăng tuyến bài phản ánh thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, phân lô, tách thửa, bán nền tạo ra cơn sốt đất ảo, nguy cơ phá vỡ quy hoạch chung tại tỉnh Tây Ninh nói riêng và nhiều, tỉnh thành khác nói chung. Vậy UBND tỉnh có nắm được thực trạng này không, thưa ông?

Thực trạng hiện nay (như báo chí đã nêu) là lợi dụng kẽ hở của pháp luật, sự lỏng lẻo trong hoạt động quản lý nhà nước trong việc giải quyết thủ tục chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp, tách thửa đất. Theo đó, một số tổ chức, cá nhân đã tự ý phân lô, bán nền hình thành các khu dân cư tự phát trái pháp luật để đầu cơ trục lợi, vi phạm pháp luật, đang gây bức xúc trong xã hội.

Vấn nạn này gây ra những hệ lụy, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân, làm méo mó thị trường bất động sản, tạo cơn sốt ảo về đất, phá vỡ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở địa phương, nhất là đất nông nghiệp. Mặt khác sự lũng đoạn của “cò" đất, yếu tố đầu cơ đất còn gây khó khăn cho việc xác định giá đất, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, nguy cơ làm mất an ninh trật tự, xáo trộn cuộc sống và làm mất đi tư liệu sản xuất quan trọng của một bộ phận nông dân.

 
Ông Nguyễn Thanh Ngọc - Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh.

- UBND tỉnh có chỉ đạo gì về thực trạng tách thửa, chuyển đổi mục đích sử dụng đất có dấu hiệu bất thường và trục lợi trên địa bàn tỉnh như báo Lao Động phản ánh?

Tỉnh đã chỉ đạo sở Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố tiến hành kiểm tra, rà soát các hồ sơ xin tách thửa, các dự án phát triển nhà ở theo hình thức phân lô, bán nền trong thời gian gần đây. Nếu phát hiện sai sót, vi phạm phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, nhất là kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi tự ý tách thửa, phân lô, bán nền trái pháp luật.

- Vậy còn quan điểm chỉ đạo của tỉnh về việc xử lý những công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp được báo phản ánh?

Quan điểm nhất quán của tỉnh là căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm để xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật đối với các công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp.

- Nhiều "đầu nậu", giới "cò" đất và doanh nghiệp bất động sản cho biết, nhờ mối quan hệ với một số cán bộ chính quyền và cơ quan chức năng liên quan, nên mới dễ dàng tách thửa, phân lô và chuyển đổi đất lên thổ cư...

Quan điểm của tỉnh nếu qua thanh tra, kiểm tra phát hiện cán bộ, công chức nhà nước tiếp tay, thông đồng, bao che cho hành vi vi phạm pháp luật nói chung và pháp luật về đất đai nói riêng, nhất là tiếp tay cho các hành vi tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất, phân lô, bán nền trái pháp luật sẽ xem xét từng trường hợp và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, trên tinh thần “không có vùng cấm”.

 
Khu đất nông nghiệp tại Thị trấn Tân Châu, huyện Tân Châu bị doanh nghiệp "thâu tóm" rồi tự làm đường, tự xây sân bóng đá cho thuê.

- Nhiều doanh nghiệp bất động sản còn "thâu tóm" diện tích lớn đất nông nghiệp, rồi để cho từng cá nhân đứng tên, "chiêu trò" này đã được Báo Lao Động phản ánh trong loạt bài, vậy tỉnh có những giải pháp nào chấn chỉnh những "chiêu trò" lách luật này?

Để kịp thời khắc phục những kẽ hở, yếu kém trong công tác quản lý nhà nước về đất đai cũng như ngăn chặn có hiệu quả hành vi lợi dụng kẽ hở trong công tác tách thửa đất, hành vi phân lô, bán nền trái pháp luật; trước mắt, tỉnh đề ra một số biện pháp trọng tâm đó là tập trung củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý nhà nước về đất đai ở các cấp.

Nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước sau tách thửa đất, nhất là quản lý chặt chẽ việc chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đối với đất nông nghiệp, đất trồng lúa theo đúng quy định của Luật Đất đai. Không để xảy ra tình trạng tùy tiện quy hoạch, điều chỉnh bổ sung quy hoạch chuyển từ đất nông nghiệp thành đất ở, xử lý nghiêm các hành vi thông đồng, tiếp tay, hợp thức hóa các hành vi vi phạm về đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất khác, nhất là sang đất ở trái pháp luật để đầu cơ, trục lợi.

 
Công ty Phú Thành sau khi thâu tóm khu đất nông nghiệp tại huyện Châu Thành, Tây Ninh này rồi tự vẽ ra dự án khu dân cư.

- Ngoài ra, hiện nay còn có thực trạng nhiều doanh nghiệp bất động sản sau khi đứng ra thu mua diện tích lớn đất nông nghiệp, rồi tự xây dựng cơ sở hạ tầng, tự vẽ ra dự án khu dân cư. Vậy ông có ý kiến gì về thực trạng này?

Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp tự ý xây dựng cơ sở hạ tầng, tự vẽ ra dự án khu dân cư mà không bảo đảm các quy định của pháp luật, không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, đều là hành vi trái pháp luật và phải bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

- Để công tác quản lý về việc phân lô, tách thửa, chuyển đối đất sang thổ cư được hiệu quả, tránh lãng phí nguồn lực về đất, ngăn chặn yếu tố đầu cơ đất..với cương vị một chủ tịch tỉnh, ông có đề xuất gì?

Về lâu dài, để bảo đảm quản lý, sử dụng có hiệu quả đất nông nghiệp, đất trồng lúa, tránh lãng phí nguồn lực về đất, ngăn chặn có hiệu quả yếu tố đầu cơ đất, trục lợi từ đất, ngăn chặn các hành vi lợi dụng tách thửa, chuyển mục đích sửa dụng đất để phân lô, bán nền trái pháp luật; tỉnh kiến nghị Trung ương sớm nghiên cứu sửa đổi Luật Đất đai. Trong đó, việc sửa đổi theo hướng: Quy định rõ trong Luật Đất đai về điều kiện, diện tích tối thiếu được tách thửa đối với các loại đất, nhất là đất nông nghiệp phù hợp với từng vùng, miền để áp dụng thống nhất, tránh tình trạng mỗi địa phương tự quy định như hiện nay dẫn đến nhiều kẽ hở.

Riêng đối với đất chuyên trồng lúa nước đã được khoanh vùng bảo vệ nghiêm ngặt không cho phép tách thửa để duy trì bảo vệ diện tích đất chuyên trồng lúa, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.

Trước đó, Báo Lao Động đăng loạt bài điều tra "Cơn lốc thâu tóm đất nông nghiệp, chạy vạy lên đời đất thổ cư", phản ánh tại nhiều tỉnh, thành đang diễn ra thực trạng: Nhiều doanh nghiệp, “đầu nậu” và “cò” đất đua nhau thâu tóm đất nông nghiệp, rồi bằng nhiều cách chuyển đổi thành đất thổ cư để phân lô, tách thửa, bán nền...Nhiều diện tích đất trồng lúa, đất caosu, đất rừng phòng hộ ven biển,...đã được chuyển đổi sang đất ở giao doanh nghiệp xây dựng các khu đô thị mang tính thương mại.

Thực trạng này giống như một "cơn lốc" càn quét từ thành thị đến nhiều vùng nông thôn tại nhiều tỉnh, gây hệ lụy khiến người nông dân mất tư liệu sản xuất, tạo nên những cơn sốt đất ảo và phá vỡ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp.

Sau khi Báo Lao Động phản ánh, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh đã vào cuộc và tạm dừng giải quyết tách thửa và chuyển đổi mục đích sử dụng đất lên thổ cư tại một số khu vực trên địa bàn tỉnh.

Sở Tài nguyên và Môi trường Tây Ninh cảm ơn Báo Lao Động đã có những thông tin phản ánh kịp thời, qua những thông tin phản ánh của báo là một kênh thông tin để Sở có những đề xuất UBND tỉnh có biện pháp quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, đặc biệt là việc phân lô, tách thửa tạo cơn sốt đất ảo hiện nay trên địa bàn tỉnh.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Chứng khoán: Cơn lốc lạm phát trên thế giới sẽ kéo VN-Index giảm tới đâu?

Thế Lâm |

Dòng tiền yếu cùng với ảnh hưởng từ cơn lốc lạm phát kỷ lục tại Mỹ và Châu Âu một lần nữa chặn đứng đà hồi phục của chỉ số chứng khoán VN-Index, khiến chỉ số dễ dàng rơi mạnh từ vùng 1.300 điểm xuống gần vùng 1.200 điểm.

"Cơn lốc" thâu tóm đất nông nghiệp: Chỉ mang lại lợi ích cho một nhóm người

Nhóm PV |

Bà Hồ Thị Minh – Đại biểu Quốc hội cho rằng, vấn đề "Thâu tóm đất nông nghiệp, chạy vạy lên đời đất thổ cư" như Báo Lao Động phản ánh, là một hệ lụy rất lớn khi đất nông nghiệp được biến thành đất thổ cư và chỉ mang lại lợi ích cho một nhóm người.

"Cơn lốc" thâu tóm đất nông nghiệp: Nguồn cơn sốt đất ảo, phá vỡ quy hoạch

Nhóm PV |

Như đã phản ánh trong các bài báo trước, về thực trạng đua nhau thâu tóm đất nông nghiệp rồi tách thửa, phân lô và vẽ dự án gây sốt đất ảo. Đã đến lúc cần phải gióng lên hồi chuông báo động về thực trạng này, để nông dân có tư liệu sản xuất, tránh được vấn nạn đầu cơ, sốt đất và phá vỡ quy hoạch sử dụng đất.

"Cơn lốc" thâu tóm đất nông nghiệp: Biến đất trồng lúa thành khu đô thị

Nhóm PV |

Quá trình tìm hiểu về thực trạng thâu tóm đất nông nghiệp rồi chạy vạy lên đời đất thổ cư như đã được phản ánh trong các tuyến bài trước của Lao Động, chúng tôi nhận thấy có nhiều diện tích đất trồng lúa, đất ven biển đang được biến thành đất thổ cư để triển khai các dự án bất động sản mang tính thương mại.

"Cơn lốc" thâu tóm đất nông nghiệp: Biến đất caosu thành dự án thương mại

NHÓM PV |

Ngoài thâu tóm đất nông nghiệp và chạy vạy lên đất thổ cư như Lao Động đã được phản ánh trong các bài báo trước, hiện có nhiều diện tích đất trồng cây caosu cũng được chuyển đổi sang đất thổ cư để làm dự án khu đô thị thương mại. Tuy nhiên, do đa phần người mua là để đầu cơ, không có nhu cầu để ở nên nhiều khu đô thị sau nhiều năm vẫn để hoang, gây lãng phí nguồn đất đai.

"Cơn lốc" thâu tóm đất nông nghiệp: Chiêu trò tách thửa và vẽ dự án

Nhóm phóng viên |

Sau khi thâu tóm số lượng lớn đất nông nghiệp (được chúng tôi phản ánh trong bài báo trước), nhiều doanh nghiệp và “đầu nậu” đã sử dụng chiêu trò, nhằm hợp thức hóa cho việc phân lô, tách thửa, lên đời đất thổ cư  gây nên tình trạng sốt đất ảo.

"Cơn lốc" thâu tóm đất nông nghiệp, chạy vạy lên đời đất thổ cư

Nhóm phóng viên |

Tại nhiều tỉnh, thành đang diễn ra thực trạng đua nhau thu mua đất nông nghiệp rồi chuyển đổi thành đất thổ cư. Thực trạng thu thâu tóm đất nông nghiệp để phân lô, tách thửa, bán nền,… đang diễn ra rầm rộ giống như một "cơn lốc" càn quét từ thành thị đến nhiều vùng nông thôn xa xôi.

Thượng úy cảnh sát kể khoảnh khắc lao ra dòng lũ cứu người ở Hà Giang

Tô Thế |

Kể về thời khắc lao ra dòng lũ cứu người dân, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường - Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, bản thân cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm sao tiếp cận, đưa người dân về bờ an toàn.

Chứng khoán: Cơn lốc lạm phát trên thế giới sẽ kéo VN-Index giảm tới đâu?

Thế Lâm |

Dòng tiền yếu cùng với ảnh hưởng từ cơn lốc lạm phát kỷ lục tại Mỹ và Châu Âu một lần nữa chặn đứng đà hồi phục của chỉ số chứng khoán VN-Index, khiến chỉ số dễ dàng rơi mạnh từ vùng 1.300 điểm xuống gần vùng 1.200 điểm.

"Cơn lốc" thâu tóm đất nông nghiệp: Chỉ mang lại lợi ích cho một nhóm người

Nhóm PV |

Bà Hồ Thị Minh – Đại biểu Quốc hội cho rằng, vấn đề "Thâu tóm đất nông nghiệp, chạy vạy lên đời đất thổ cư" như Báo Lao Động phản ánh, là một hệ lụy rất lớn khi đất nông nghiệp được biến thành đất thổ cư và chỉ mang lại lợi ích cho một nhóm người.

"Cơn lốc" thâu tóm đất nông nghiệp: Nguồn cơn sốt đất ảo, phá vỡ quy hoạch

Nhóm PV |

Như đã phản ánh trong các bài báo trước, về thực trạng đua nhau thâu tóm đất nông nghiệp rồi tách thửa, phân lô và vẽ dự án gây sốt đất ảo. Đã đến lúc cần phải gióng lên hồi chuông báo động về thực trạng này, để nông dân có tư liệu sản xuất, tránh được vấn nạn đầu cơ, sốt đất và phá vỡ quy hoạch sử dụng đất.

"Cơn lốc" thâu tóm đất nông nghiệp: Biến đất trồng lúa thành khu đô thị

Nhóm PV |

Quá trình tìm hiểu về thực trạng thâu tóm đất nông nghiệp rồi chạy vạy lên đời đất thổ cư như đã được phản ánh trong các tuyến bài trước của Lao Động, chúng tôi nhận thấy có nhiều diện tích đất trồng lúa, đất ven biển đang được biến thành đất thổ cư để triển khai các dự án bất động sản mang tính thương mại.

"Cơn lốc" thâu tóm đất nông nghiệp: Biến đất caosu thành dự án thương mại

NHÓM PV |

Ngoài thâu tóm đất nông nghiệp và chạy vạy lên đất thổ cư như Lao Động đã được phản ánh trong các bài báo trước, hiện có nhiều diện tích đất trồng cây caosu cũng được chuyển đổi sang đất thổ cư để làm dự án khu đô thị thương mại. Tuy nhiên, do đa phần người mua là để đầu cơ, không có nhu cầu để ở nên nhiều khu đô thị sau nhiều năm vẫn để hoang, gây lãng phí nguồn đất đai.

"Cơn lốc" thâu tóm đất nông nghiệp: Chiêu trò tách thửa và vẽ dự án

Nhóm phóng viên |

Sau khi thâu tóm số lượng lớn đất nông nghiệp (được chúng tôi phản ánh trong bài báo trước), nhiều doanh nghiệp và “đầu nậu” đã sử dụng chiêu trò, nhằm hợp thức hóa cho việc phân lô, tách thửa, lên đời đất thổ cư  gây nên tình trạng sốt đất ảo.

"Cơn lốc" thâu tóm đất nông nghiệp, chạy vạy lên đời đất thổ cư

Nhóm phóng viên |

Tại nhiều tỉnh, thành đang diễn ra thực trạng đua nhau thu mua đất nông nghiệp rồi chuyển đổi thành đất thổ cư. Thực trạng thu thâu tóm đất nông nghiệp để phân lô, tách thửa, bán nền,… đang diễn ra rầm rộ giống như một "cơn lốc" càn quét từ thành thị đến nhiều vùng nông thôn xa xôi.