Chiêu trò trục lợi đất công tại Công viên phần mềm Quang Trung

Huân Cao - Nam Hiệp |

Sau khi được nhà nước cho thuê đất với giá ưu đãi trong Công viên phần mềm Quang Trung (TPHCM), một số doanh nghiệp đã sử dụng nhiều chiêu trò để biến đất công thành “đất ông”.

Biến đất công thành riêng

Video: Chiêu trò của nhóm lợi ích nhằm trục lợi đất công tại Công viên phần mềm Quang Trung

Hồ sơ chúng tôi có được, tháng 10.2007, ông Nguyễn Hữu Tín (Phó Chủ tịch UBND TPHCM thời điểm lúc bấy giờ) đã ký Quyết định số 4851/QĐ-UBND cho Công ty TNHH Vân Trung (Công ty Vân Trung) thuê 3.110m2 trong Khu Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) để “Xây dựng Khu biệt thự cho chuyên gia” làm việc tại QTSC thuê. Hình thức sử dụng đất: Nhà nước cho thuê đất, trả tiền thuê đất hàng năm, thời hạn sử dụng đất là 50 năm kể từ ngày 15.3.2005.

Từ quyết định trên, tháng 12.2007, Công ty Phát triển Công viên Phần mềm Quang Trung (Công ty Quang Trung) đã ký với Công ty Vân Trung “Hợp đồng thuê đất” số 240/HĐTĐ. Trong đó có ghi rõ, Công ty Quang Trung cho Công ty Vân Trung thuê 3.110m2 đất để sử dụng vào mục đích xây dựng khu biệt thự cao cấp cho đối tượng là chuyên gia làm việc tại QTSC thuê ở. Thời hạn thuê đất từ 15.3.2005 đến 15.2.2055, giá tiền thuê đất là 0,4USD/m2/năm (sau 5 năm tăng 10%) và trả tiền thuê đất hàng năm.

Sau khi được giao đất, Công ty Vân Trung đã không thực hiện đúng quy định là xây biệt thự cho chuyên gia thuê, mà chuyển sang bán những căn biệt thự này cho những cá nhân có nhu cầu.

Những căn biệt thự "đội lốt" nhà ở chuyên gia đẳng cấp như khu Phú Mỹ Hưng (quận 7, TPHCM) nhưng có giá thấp hơn nhiều lần. Ảnh: Huân Cao

Căn cứ vào "Thông báo nộp tiền thuê đất của Chi Cục thuế khu vực Quận 12 - Huyện Hóc Môn" năm 2021, thì Công ty Vân Trung đóng khoản tiền thuê đất cho toàn bộ khu đất rộng hơn 3.100m2 chỉ 44 triệu đồng/năm. Với giá này nhân lên với thời hạn 50 năm, thì tổng số tiền thuê đất với giá ưu đãi mà Công ty Vân Trung trả cho nhà nước chỉ ước hơn 2,2 tỉ đồng/3.100m2 (giá thuê tăng 10% sau 5 năm).

Như vậy, mỗi căn biệt thự tại dự án Vân Trung có giá thuê khoảng 3,6 triệu đồng/năm. Tính ra tổng giá tiền thuê cho cả thời hạn 50 năm của mỗi căn biệt thự này chưa tới 200 triệu đồng (3,6 triệu đồng X 50 năm = 180 triệu đồng). Trong khi đó, Công ty Vân Trung bán cho khách hàng nhiều tỉ đồng/căn, ngoài ra người mua còn phải nộp khoản tiền thuê đất hàng năm này thay cho Công ty Vân Trung.

Hiện giá bán trên thị trường của 12 căn biệt thự tại dự án này, có giá từ 10-18 tỉ đồng/căn. Với những căn cứ trên, có thể nói từ chỗ đất công được nhà nước cho Công ty Vân Trung thuê với giá ưu đãi đã bị biến tướng thành “đất ông”, mua bán trái quy định.

Bắt tay cùng trục lợi đất công

Công ty Liên Phương đã bắt tay với Công ty A.P để xây nên những căn biệt thự này, rồi chia đều cho nhau. Ảnh: Huân Cao

Tài liệu chúng tôi có được, tháng 12.2002, Công ty Quang Trung ký Hợp đồng cho thuê đất với Công ty Phát triển Công nghệ Sài Gòn Liên Phương (Công ty Liên Phương). Căn cứ theo Hợp đồng số 147/HĐ -QTSC, Công ty Liên Phương được thuê 3.114m2 trong Khu QTSC để xây dựng Khu biệt thự cho chuyên gia làm việc thuê ở.

Doanh nghiệp này được hưởng giá thuê đất ưu đãi 0,40USD/m2/năm, thời hạn thuê là 50 năm. Trong hợp đồng ghi rõ bên thuê phải sử dụng đất thuê đúng với mục đích, trong trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích đã cam kết thì bị đình chỉ ngay. Mặt khác, bên thuê phải triển khai dự án đầu tư ngay sau khi ký hợp đồng thuê lại đất, trong thời gian chậm nhất 6 tháng nếu không triển khai sẽ bị xử phạt.

Một căn biệt thự trong khu Liên Phương được "chủ nhân" tự ý kinh doanh không đúng quy định. Ảnh: Huân Cao

Theo quy hoạch, với diện tích thuê hơn 3.000m2, Công ty Liên Phương được xây 16 căn biệt thư song lập và đơn lập với diện tích từ 174m2 đến 230m2. Điều đáng nói, sau khi xin được thuê đất, Công ty Liên Phương không đủ năng lực tài chính để triển khai xây dự án theo quy định.

Để tránh bị thu hồi đất, Công ty Liên Phương đã “bắt tay” với Công ty TNHH Xây dựng A.P bằng “Hợp đồng góp vốn đầu tư” để triển khai xây dựng dự án. Căn cứ theo hợp đồng này, Công ty A.P góp vốn bỏ tiền ra xây dựng các căn biệt thự “Cho chuyên gia thuê”, đổi lại Công ty Liên Phương “cắt” cho Công ty A.P 8 căn biệt nằm trên 8 lô đất trong quy hoạch.

Sau khi được chia đều 50% căn biệt thự như trên, Công ty A.P đã bán các căn biệt thự được chia cho người thân, bạn bè. Công ty Liên Phương cũng bán các căn biệt thự còn lại với giá bán hơn 10 tỉ đồng/căn.

Chiêu trò lách luật

Căn biệt thự trong khu Hồng Minh Đức, được "chủ nhân" tự ý cải tạo trái với quy hoạch chung. Ảnh: Huân Cao

Tháng 6.2009, Công ty Quang Trung ký Hợp đồng cho Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Hồng Minh Đức (Công ty Hồng Minh Đức) thuê 2.585m2 đất để xây biệt thự cao cấp cho đối tượng là người làm việc tại Công viên phần mềm Quang Trung thuê.

Tuy nhiên, sau đó doanh nghiệp này bán những căn biệt thự trên với giá nhiều tỉ đồng/căn. Để hợp thức hóa việc bán này, những người mua nhà sẽ trở thành thành viên góp vốn của công ty và sẽ được công ty giao cho 1 căn biệt thự trong thời hạn 50 năm.

"Chú bán cho cháu căn biệt thự này giá 8 tỉ đồng, nhưng cháu chỉ chuyển vào tài khoản công ty 1,4 tỉ đồng trên danh nghĩa là thành viên góp vốn. Số còn lại hơn 6,5 tỉ đồng cháu chuyển vào tài khoản cá nhân chú. Sau khi chuyển tiền xong, chú sẽ làm lại giấy đăng ký kinh doanh, trong đó ghi thành viên tên cháu với giá trị phần góp vốn theo tỉ lệ 7,2% trên số vốn điều lệ 20 tỉ đồng" - ông Lê Sĩ Đảm - chủ công ty Hồng Minh Đức nói với chúng tôi.

Chủ đầu tư Hồng Minh Đức nói về việc bán căn biệt thự cho chúng tôi giá 8 tỉ đồng và chuyển tiền vào tài khoản cá nhân của vị này. Ảnh: Huân Cao
Chủ công ty Hồng Minh Đức nói về việc bán căn biệt thự giá 8 tỉ đồng và chuyển tên chúng tôi vào giấy đăng ký kinh doanh này xem như là thành viên góp vốn. Ảnh: Huân Cao

Khi mua biệt thự của Công ty A.P, chúng tôi được cam kết sẽ ký "Hợp đồng góp vốn" được giám đốc Công ty ký và đóng dấu công ty. Đồng thời, chúng tôi ký thêm một Hợp đồng mua bán giấy tay với vị giám đốc này nhưng với tư cách là cá nhân. Sau đó, toàn bộ số tiền 12 tỉ đồng mua căn biệt thự đều được hướng dẫn chuyển vào tài khoản cá nhân của vợ giám đốc, chứ không phải chuyển vào tài khoản công ty.

Trong khi đó, nếu mua căn biệt thự giá 11 tỉ 800 triệu đồng của Công ty Liên Phương, chúng tôi sẽ ký Hợp đồng "Cho thuê dài hạn" do giám đốc Công ty ký và đóng dấu. Tuy nhiên, tiền thì không chuyển vào tài khoản công ty mà chuyển hết vào tài khoản cá nhân của vị giám đốc Công ty này.

Để hợp thức hóa việc ở tại đây, Công ty Hồng Minh Đức và Công ty A.P sẽ chứng nhận cho người mua biệt thự là cổ đông góp vốn. Trong khi đó, Công ty Liên Phương sẽ chứng nhận cho người mua biệt thự là chuyên gia của Công ty; Công ty Vân Trung sẽ làm hợp đồng lao động cho người mua để chứng nhận là cán bộ, nhân viên của Công ty.

Huân Cao - Nam Hiệp
TIN LIÊN QUAN

Thông tin phản hồi bạn đọc về vấn đề quản lý quỹ đất công của Cảng Sài Gòn

Gia Miêu |

Vừa qua, Báo Lao Động đã nhận được đơn thư bạn đọc phản ánh những vấn đề vi phạm trong việc khai thác nguồn đất công thuộc Cảng Sài Gòn quản lý tại phường Tân Thuận Tây, quận 7, TPHCM.

"Lấy đất trường học xây biệt thự", VEA đang chây ì để hợp thức hóa?

Nhóm PV |

Sau thời gian dài vào cuộc của chính quyền địa phương, nhiều công trình sai phạm tại dự án Khu liên hợp khoa học - đào tạo (cơ sở 2 của Trường Đại học Kinh doanh Công nghệ Hà Nội tại Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh) vẫn ngang nhiên tồn tại, gây bức xúc trong dư luận.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Thông tin phản hồi bạn đọc về vấn đề quản lý quỹ đất công của Cảng Sài Gòn

Gia Miêu |

Vừa qua, Báo Lao Động đã nhận được đơn thư bạn đọc phản ánh những vấn đề vi phạm trong việc khai thác nguồn đất công thuộc Cảng Sài Gòn quản lý tại phường Tân Thuận Tây, quận 7, TPHCM.

"Lấy đất trường học xây biệt thự", VEA đang chây ì để hợp thức hóa?

Nhóm PV |

Sau thời gian dài vào cuộc của chính quyền địa phương, nhiều công trình sai phạm tại dự án Khu liên hợp khoa học - đào tạo (cơ sở 2 của Trường Đại học Kinh doanh Công nghệ Hà Nội tại Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh) vẫn ngang nhiên tồn tại, gây bức xúc trong dư luận.