"Chảy máu" đất công tại TPHCM: Đại biểu Quốc hội Khóa XIV đề nghị thanh tra

Vương Trần |

Liên quan đến loạt bài "Chảy máu" đất công tại Khu Công nghệ cao TPHCM", Đại biểu Quốc hội Khóa XIV đề nghị Thanh tra TPHCM, thậm chí Thanh tra Chính phủ cần vào cuộc làm rõ và xử lý nghiêm nếu có sai phạm.

Toàn cảnh "chảy máu" hơn 62 hecta đất công tại Khu Công nghệ cao TPHCM.

Đề nghị thanh tra vào cuộc

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Phạm Văn Hoà - Uỷ viên Uỷ ban Pháp luật, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khoá XIV tỉnh Đồng Tháp - cho rằng: Trước những thông tin được Báo Lao Động phản ánh về Khu đất hơn 62 hecta dùng để xây nhà cho chuyên gia tại Khu công nghệ cao TPHCM, có dấu hiệu giao cho tư nhân thực hiện dự án, nhưng sai với mục đích ban đầu để trục lợi thì đây là một điều rất nguy hiểm.

"Từ phản ánh của Báo Lao Động, chúng ta có thể thấy, khu đất công được quy hoạch ban đầu để xây dựng nhà ở nhằm thu hút các chuyên gia, nên được hưởng những chính sách ưu đãi về đất đai trong việc thuê đất và triển khai dự án. Thế nhưng, thực tế khu đất được chuyển sang mục đích thương mại, bằng cách xây dựng hàng trăm căn biệt thự và hàng nghìn căn hộ để bán. Như vậy, rõ ràng ở đây đã có chuyện lợi dụng đất công để “thuê rẻ, bán đắt”, sai mục đích sử dụng, chảy máu đất công gây thiệt hại hàng nghìn tỉ đồng cho nhà nước." - ông Phạm Văn Hòa nói.

Theo vị Uỷ viên Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội khoá XIV, trước hết, cơ quan Thanh tra TPHCM cần vào cuộc, thậm chí là Thanh tra Chính phủ cần vào cuộc xác định rõ căn nguyên vấn đề, nguồn gốc đất đai và việc xây dựng, sử dụng đất dự án này có đúng quy định của pháp luật hay không. Nếu có biến tướng, sai mục đích như báo chí phản ánh thì cần phải xử lý nghiêm.

“Tôi cho rằng, các cơ quan có thẩm quyền cần vào cuộc, xác minh ngay thông tin của báo chí phản ánh, sớm có kết luận và cần phải xử lý nghiêm những trường hợp có sai phạm. Bởi nếu cơ quan chức năng làm ngơ, phớt lờ những điều trên sẽ dẫn tới những thiệt hại rất lớn hàng nghìn tỉ đồng cho nhà nước.

Đồng thời, cần phải xử lý nghiêm những sai phạm để răn đe, làm gương cho những đơn vị, địa phương hay khu vực khác đang được giao đất với mục đích công nhưng lại biến hoá thành đất tư và trục lợi bất chính từ đó” - ông Hoà nói.

Những căn biệt thự bán với giá nhiều tỉ đồng nhưng "đội lốt" thuê. Ảnh: Huân Cao

Đối với hành vi bán nhà núp bóng dưới hình thức cho thuê dài hạn, đại biểu Hoà cho rằng, theo thông tin báo chí phản ánh, các căn biệt thự trên khu đất này khi bán cho người dân thì không có sổ đỏ mà lại dưới dạng hợp đồng thuê dài hạn. Như vậy, ở đây có sự mập mờ, lách luật để doanh nghiệp thực hiện những hành vi vi phạm, sử dụng đất sai mục đích ban đầu.

"Có thể không chỉ ở TPHCM, mà tại một số địa phương khác vẫn có những hiện tượng biến tướng như vậy xảy ra. Do vậy, trong công tác quản lý cần phải hết sức chú ý việc này, tránh để xảy ra tình trạng lợi dụng sơ hở, biến tướng trong đấu giá quyền sử dụng, đấu giá các dự án để mang lại trục lợi trái phép, tư túi cá nhân. Đặc biệt, đối với những dự án xác định giá trị đất công rất thấp để sau đó có tình trạng tư nhân khai thác lại bán với giá rất cao. Đây là những hành vi vi phạm pháp luật cần phải được xử lý nghiêm" - ông Hòa nói.

Bán nhà dưới hình thức cho thuê dài hạn

Công ty Cổ phần BĐS Tiến Phước là đơn vị phát triển dự án nhà chuyên gia với hơn 62hecta đất công. Ảnh: Huân Cao
Công ty Cổ phần Bất động sản Tiến Phước là đơn vị phát triển dự án nhà chuyên gia với hơn 62hecta đất công. Ảnh: Huân Cao

Ông Bùi Văn Xuyền - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội khoá XIV - cho rằng, từ những thông tin báo chí phản ánh có thể thấy đang có những dấu hiệu sai phạm về mục đích sử dụng đối với Khu đất 62 hecta để xây dựng nhà cho chuyên gia thuê tại khu công nghệ cao TPHCM.

“Nhà đầu tư được hưởng lợi từ các chính sách thu hút đầu tư, ưu đãi đất đai để đầu tư xây dựng theo đúng mục đích, đúng quy hoạch nhưng lại có hành vi trục lợi từ ưu đãi đầu tư đó. Thay vì xây nhà cho chuyên gia thuê, họ chuyển sang xây biệt thự để bán, thu lợi bất chính hàng nghìn tỉ đồng. Như vậy, việc dư luận đặt ra hoài nghi về dấu hiệu trục lợi và chảy máu đất công là hoàn toàn có căn cứ. Điều này rõ ràng là vi phạm các quy định của pháp luật.” - ông Xuyền nói.

Theo ông Bùi Văn Xuyền, một điểm đáng chú ý khác, từ thông tin phản ánh của báo chí cho thấy, khu đất công trên xây dựng biệt thự bán với giá cả chục tỉ đồng/căn, nhưng người mua nhà phải chấp nhận ký “Hợp đồng thuê nhà ở dài hạn”. Điều này, có thể xem là một hình thức lách luật, biến tướng từ việc bán nhà dưới hình thức cho thuê dài hạn.

"Nếu những người mua biệt thự tại dự án, không làm bất kỳ công việc gì có liên quan đến Khu Công nghệ cao TPHCM, không phải là đối tượng chuyên gia, nhà khoa học và quản lý cấp cao, nhưng được chủ đầu tư cho ở là sai mục đích sử dụng đất" - ông Xuyền cho hay.

Ông Xuyền cũng cho rằng, các cơ quan thanh tra, chính quyền TPHCM cần vào cuộc xác minh thông tin báo chí phản ánh, có biện pháp xử lý để tránh tình trạng này, tránh gây thất thoát ngân sách nhà nước từ việc trục lợi nguồn lực đất công.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

"Chảy máu" đất công tại Khu Công nghệ cao TPHCM: Có dấu hiệu tham nhũng

Huân Cao |

Sau khi nắm thông tin trong loạt bài điều tra "Chảy máu đất công tại Khu Công nghệ cao TPHCM" vừa được Báo Lao Động đăng tải, một số chuyên gia và luật sư nhận định, có dấu hiệu tham nhũng trong công tác quản lý và sử dụng 62 hecta công được Nhà nước giao.

"Chảy máu" đất công tại Khu Công nghệ cao TPHCM: Nhà đầu tư lộ diện

Huân Cao |

Công ty Cổ phần Bất động sản Tiến Phước do ông Nguyễn Thành Lập, Chủ tịch HĐQT công ty là nhà đầu tư chính của Dự án "Khu nhà ở và dịch vụ chuyên gia" tại khu công nghệ cao TPHCM.

"Chảy máu" đất công tại Khu Công nghệ cao TPHCM: Nỗi đau từ thu hồi đất

Nhóm Phóng viên |

Nếu như khu nhà chuyên gia xây trên đất công, tại Khu Công nghệ cao TPHCM có giá bán cả chục tỉ đồng/căn được tranh nhau mua vào ở; thì ở chiều ngược lại, nhiều người dân bị thu hồi đất vẫn đang sống khó khăn trong khu nhà tạm cư, mong muốn thoát ra khỏi nơi này.

Nhà tái định cư ở vị trí đất vàng vẫn "ế khách"

MINH HÀ - BẢO THOA |

Hiện nay, nhiều khu tái định cư nằm ở vị trí đất vàng ở Hà Nội vẫn đắp chiếu trong khi hàng ngàn lao động vẫn thiếu chỗ ở. Theo các chuyên gia, cần xem xét lại khẩu quản lý, xây dựng để thay đổi diện mạo của các khu tái định cư, tránh cảnh nhếch nhác, xuống cấp khiến người dân không mặn mà.

Hội An sẽ bỏ loại vé tham quan có phân biệt du khách trong, ngoài nước

Hoàng Bin |

Quảng Nam - Thay vì phát hành 2 loại vé dành cho du khách nước ngoài và người Việt Nam, sắp tới Hội An sẽ ban hành 2 loại vé 2 mệnh giá 120 nghìn và 80 nghìn cho du khách lựa chọn.

Dự báo thời tiết hôm nay 9.4: Miền Bắc tiếp tục mưa nhỏ rét sâu sáng và đêm

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 9.4, Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, rét về đêm và sáng với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 18-21 độ C; vùng núi có nơi dưới 17 độ. Khu vực Bắc Trung Bộ trời lạnh với nhiệt độ trung bình ngày khoảng 23 - 25 độ C.

Giá vàng thế giới tiếp tục tăng kỷ lục?

Quý An (theo Kitco) |

Hầu hết các nhà phân tích đều cho rằng việc giá vàng thế giới đạt mức cao kỷ lục chỉ còn là vấn đề thời gian.

Bãi xe tự phát dọc tuyến tàu Cát Linh - Hà Đông: "Chả dẹp được đâu"

Thế Kỷ |

Hà Nội - Trước nhu cầu gửi xe máy, xe đạp của hành khách đi tàu điện Cát Linh - Hà Đông, nhiều người đã tự ý lập các điểm trông giữ xe trái phép tại các nhà ga. Thậm chí có người còn khẳng định "Chả bao giờ dẹp được điểm trông xe của chúng tôi đâu".

"Chảy máu" đất công tại Khu Công nghệ cao TPHCM: Có dấu hiệu tham nhũng

Huân Cao |

Sau khi nắm thông tin trong loạt bài điều tra "Chảy máu đất công tại Khu Công nghệ cao TPHCM" vừa được Báo Lao Động đăng tải, một số chuyên gia và luật sư nhận định, có dấu hiệu tham nhũng trong công tác quản lý và sử dụng 62 hecta công được Nhà nước giao.

"Chảy máu" đất công tại Khu Công nghệ cao TPHCM: Nhà đầu tư lộ diện

Huân Cao |

Công ty Cổ phần Bất động sản Tiến Phước do ông Nguyễn Thành Lập, Chủ tịch HĐQT công ty là nhà đầu tư chính của Dự án "Khu nhà ở và dịch vụ chuyên gia" tại khu công nghệ cao TPHCM.

"Chảy máu" đất công tại Khu Công nghệ cao TPHCM: Nỗi đau từ thu hồi đất

Nhóm Phóng viên |

Nếu như khu nhà chuyên gia xây trên đất công, tại Khu Công nghệ cao TPHCM có giá bán cả chục tỉ đồng/căn được tranh nhau mua vào ở; thì ở chiều ngược lại, nhiều người dân bị thu hồi đất vẫn đang sống khó khăn trong khu nhà tạm cư, mong muốn thoát ra khỏi nơi này.