Chạy đua theo “sốt ảo" giá đất nền có thể đổ vỡ bất động sản

CAO NGUYÊN |

TS Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho rằng, chúng ta cần cảnh giác với câu chuyện "sốt đất” nền, nó luôn là nguồn cơn của "sốt giá” bất động sản.

Ngày 26.3, tại tọa đàm Bất động sản mùa Xuân lần thứ I ở Hà Nội, ông Nguyễn Mạnh Hà - nguyên Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng) cho rằng, mặc dù COVID-19 ảnh hưởng đến kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam nhưng thị trường bất động sản, giá bất động sản, "sốt" đất vẫn nóng. Đặc biệt, giá bất động sản tại một số thành phố không giảm, ngược lại còn tăng.

Có nhiều nguyên nhân để tăng giá đất. Tuy nhiên, theo vị chuyên gia này, "sốt đất” không chỉ ở các khu vực có quy hoạch rõ ràng, có giấy phép xây dựng, mà "cơn sốt" còn xảy ra ở những vị trí không nằm trong quy hoạch, đất thổ cư trong làng xóm, thậm chí đất phi nông nghiệp như đất trồng rừng... “Những cơn sóng đó xuất hiện chủ yếu bởi các thông tin quy hoạch như sân bay, đường cao tốc giao thông, dự án của doanh nghiệp lớn” - ông Hà nói.

Còn theo TS Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tình trạng “sốt đất” xảy ra một phần là do tác động của Luật Đất đai 2013 khi mở rộng quy định về phân lô bán nền… Chính vì vậy, ông Nghĩa cho rằng không nên đua theo dòng tiền của đất nền "sốt" ảo bởi có thể dẫn đến đổ vỡ bất động sản.

Lý giải về tình trạng “sốt đất” thời gian vừa qua, theo GS Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, một phần là do tác động của Luật Đất đai 2013 khi mở rộng quy định về phân lô bán nền. Các quốc gia trên thế giới họ dùng hình thức phân lô bán nền chỉ để giải quyết nhà ở đô thị, không đưa vào thương mại.

“Về nguyên tắc, thị trường bất động sản phải khai thác giá trị đầu tư trên đất chứ không phải chờ tăng giá đất để gặt hái lợi nhuận. Đầu tư bỏ tiền vào bất động sản để tăng giá bán đi là một hành động làm hại nền kinh tế” - GS Đặng Hùng Võ nói.

Phân tích về bất cập Luật Đất đai, GS Đặng Hùng Võ cho rằng, từ năm 2016 - 2020, Chính phủ đã chỉ thị 4 lần về sửa đổi Luật Đất đai. Tuy nhiên từ 2016 đến nay, Luật Đất đai vẫn chưa được sửa, và có lẽ đến 2023 mới có thể thực hiện sửa.

Hiện nay Luật còn rất nhiều bất cập lớn, cản trở phát triển kinh tế. Cơ hội phát triển của Việt Nam khá lớn nhưng đất đai cứ bị ách tắc với những quy định cũ. Điều quan trọng là những bất cập này tác động trực tiếp đến thị trường bất động sản và nó làm méo mó thị trường.

CAO NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Hà Nam: Chấn chỉnh hoạt động rao bán đất nền các dự án bất động sản

Phan Cúc |

Nhằm tăng cường công tác quản lý đất đai, quản lý thị trường bất động sản trên địa bàn, UBND tỉnh Hà Nam vừa ra văn bản chấn chỉnh hoạt động rao bán đất nền các dự án đô thị.

Hà Nội “bêu” tên nhiều ông lớn bất động sản chưa nộp tiền đất

CAO NGUYÊN - ANH THƯ |

UBND TP Hà Nội cho biết hiện nay trên địa bàn có hàng chục dự án chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước như chưa nộp tiền sử dụng đất, tiền nộp chậm lên đến hơn 4.000 tỉ đồng.

Đồng Nai: Qua cơn sốt bất động sản, thành phố mới bị “lãng quên”

HÀ ANH CHIẾN |

Đề án thành phố mới Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) được kỳ vọng sẽ tạo nên một khu đô thị sầm uất khi được đầu tư khá nhiều tiền của xây dựng hạ tầng, từng tạo nên nhiều cơn "sốt" bất động sản, nhưng đến nay vẫn đang bị lãng quên, trong cảnh đìu hiu vắng vẻ.

Bi hài chuyện người già online: Suýt bị lừa gần 300 triệu đồng

BẠN ĐỌC NGUYỄN MINH ÚT |

Tôi nhận được một tin nhắn trên Facebook với nội dung vô cùng phấn khởi: “Xin chúc mừng tài khoản của bạn đã may mắn nhận được giải nhất từ sự kiện tuần lễ tri ân khách hàng năm 2022… Phần quà giải nhất của chị gồm: 1 xe máy Honda SH 150i; 1 phiếu quà tặng trị giá 200 triệu đồng tiền mặt… do tập đoàn Facebook tổ chức bình chọn…”.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Hà Nam: Chấn chỉnh hoạt động rao bán đất nền các dự án bất động sản

Phan Cúc |

Nhằm tăng cường công tác quản lý đất đai, quản lý thị trường bất động sản trên địa bàn, UBND tỉnh Hà Nam vừa ra văn bản chấn chỉnh hoạt động rao bán đất nền các dự án đô thị.

Hà Nội “bêu” tên nhiều ông lớn bất động sản chưa nộp tiền đất

CAO NGUYÊN - ANH THƯ |

UBND TP Hà Nội cho biết hiện nay trên địa bàn có hàng chục dự án chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước như chưa nộp tiền sử dụng đất, tiền nộp chậm lên đến hơn 4.000 tỉ đồng.

Đồng Nai: Qua cơn sốt bất động sản, thành phố mới bị “lãng quên”

HÀ ANH CHIẾN |

Đề án thành phố mới Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) được kỳ vọng sẽ tạo nên một khu đô thị sầm uất khi được đầu tư khá nhiều tiền của xây dựng hạ tầng, từng tạo nên nhiều cơn "sốt" bất động sản, nhưng đến nay vẫn đang bị lãng quên, trong cảnh đìu hiu vắng vẻ.