Cảnh báo tình trạng "cò đất" lộng hành, mạo danh doanh nghiệp

Cao Nguyên |

Nhiều dự án chưa đủ điều kiện chuyển nhượng theo quy định đã được "cò đất" rao bán tràn lan, sai sự thật, cá biệt có cả tình trạng làm giá, ăn chênh… Theo các chuyên gia và luật sư, ngoài sự tỉnh táo của khách hàng, cần phải có sự vào cuộc của cơ quan chức năng để tránh làm nhiễu loạn thị trường bất động sản.

"Cò đất" gạ vào tiền cọc, làm giá chênh

Dù pháp luật quy định khá đầy đủ việc quản lý hoạt động của môi giới bất động sản (BĐS), sàn giao dịch, song thực tế, cơ quan quản lý, nhất là cấp địa phương vẫn buông lỏng cho "cò" đất lộng hành thổi giá nhà đất.

Thực tế cho thấy, "cò" đất không chỉ lợi dụng thông tin xây dựng hạ tầng để thổi giá đất, mà ngay tại nhiều dự án BĐS, giới "cò" cũng lộng hành.

Trên nhiều trang rao vặt BĐS, mạng xã hội đã xuất hiện hàng loạt thông tin rao bán BĐS tại Dự án Khu đô thị mới Thanh Lâm - Đại Thịnh 2. Theo bảng hàng của "cò đất", giá lô đất dao động từ 24 triệu/m2 đến 28 triệu/m2. Ngoài việc "gạ" vào tiền cọc để giữ chỗ, "cò đất" còn tư vấn, giá vào hợp đồng cho mỗi lô đất 125m2 chỉ 11 triệu đồng /m2, còn lại là tiền chênh.

Nhưng thực tế, công tác xây dựng nhà ở thấp tầng tại Dự án Khu đô thị mới Thanh Lâm - Đại Thịnh 2 (Hud Mê Linh Centrel) tại xã Thanh Lâm và xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh mới đang được Tổng Công ty HUD triển khai các thủ tục chuẩn bị đầu tư và đầu tư xây dựng, chưa đủ điều kiện thực hiện kinh doanh theo phương thức bán nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật.

Đơn vị này đã đưa ra cảnh báo, các hành vi này gây ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của công ty đồng thời có thể có dấu hiệu lừa đảo khách hàng.

Tương tự như sự việc nêu trên, trước đó ngay trong báo cáo thị trường BĐS, Bộ Xây dựng đã lưu ý các địa phương cần chú ý nội dung báo chí phản ánh tại một số tỉnh/thành phố như: TPHCM, Hà Nội… xuất hiện hiện tượng trên các trang thông tin về BĐS, rất nhiều đơn vị môi giới BĐS đã mạo danh chủ đầu tư rao bán, tìm đủ mọi cách lừa người mua đặt cọc nhà ở xã hội.

Về tình trạng "cò đất" thổi giá, rao bán, huy động vốn khi chưa được phép, chưa đủ điều kiện đã chuyển nhượng, mua bán... ngày càng phức tạp, ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hiệp hội Môi giới bất động sản Việt Nam cảnh báo, đối với những thị trường BĐS vùng ven, tỉnh lẻ ở thời điểm hiện tại trước khi đầu tư đất nền cần phải hết sức lưu ý.

Bởi theo vị này, trong mấy tháng đầu năm đã xảy ra tình trạng "sốt ảo” khi giá đất bị đẩy lên quá mức nên nếu đầu tư lúc này chỉ có thua thiệt.

Giao dịch lộn xộn, chưa được kiểm soát

Trao đổi với Lao Động về vấn đề này, Luật sư Nguyễn Huy An (Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng, pháp luật hiện nay đã có chế tài cho các hành vi mạo danh người khác, doanh nghiệp khác, không chỉ trong lĩnh vực BĐS mà đối với tất cả các lĩnh vực.

Đối với hoạt động kinh doanh BĐS, do giá trị tài sản lớn nên khi đã thực hiện trót lọt hành vi mạo danh để lừa khách hàng thì có thể sẽ bị xử lý hình sự theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 với tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Mức phạt cao nhất cho hành vi này là tù chung thân.

Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Theo Luật sư Nguyễn Huy An, khi phát hiện hành vi mạo danh, doanh nghiệp cần chủ động đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý quyết liệt, cũng là tạo tiền lệ đối với những hành vi tương tự.

Ngoài ra, nếu thu thập được bằng chứng thì có thể yêu cầu khởi kiện vụ án dân sự; yêu cầu xử phạt hành chính…

Mới đây khi bàn về các giải pháp tháo gỡ khó khăn để phục hồi thị trường BĐS trong giai đoạn hiện nay, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh nhấn mạnh, thông tin về nhà ở và thị trường BĐS vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu tính minh bạch, dẫn đến tình trạng thông qua các dự án BĐS, nhà ở chưa đủ cơ sở pháp lý, điều kiện huy động vốn hoặc dự án không có thật (dự án ma) để lừa đảo, chiếm dụng tiền huy động của người mua; hay việc lợi dụng các thông tin về quy hoạch, về nâng cấp đô thị, cấp hành chính để thổi giá, gây sốt ảo BĐS.

Đáng chú ý, Thứ trưởng Bộ Xây dựng cũng chỉ rõ, hoạt động của các sàn giao dịch BĐS còn tồn tại nhiều bất cập, khiến công tác quản lý nhà nước về giao dịch BĐS gặp rất nhiều khó khăn.

Cụ thể, chưa hình thành được hệ thống giao dịch được kiểm soát, đảm bảo tính pháp lý trong giao dịch BĐS, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; Còn có hiện tượng các sàn giao dịch BĐS câu kết với nhau "ôm hàng", "làm giá", "tạo sóng", "thổi giá", gây "sốt ảo" ăn chênh lệch làm nhiễu loạn thị trường.

Bên cạnh đó, đội ngũ làm môi giới BĐS còn yếu về chuyên môn, hiểu biết pháp luật hạn chế, chưa có tính chuyên nghiệp, yếu kém về đạo đức kinh doanh dẫn đến tình trạng làm ăn "chụp giật", không chịu trách nhiệm, gây thiệt hại cho khách hàng; không ít những người hoạt động môi giới tự do, không có chứng chỉ môi giới BĐS.

Cao Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Siết hoạt động môi giới bất động sản, "cò đất" hết cửa thổi giá?

CAO NGUYÊN |

Theo Bộ Xây dựng, hiện có khoảng 1.600 sàn giao dịch bất động sản nhưng tính chuyên nghiệp chưa cao, không ít môi giới bất động sản (BĐS) có chuyên môn, đạo đức yếu kém, làm ăn chộp giật gây thiệt hại cho khách hàng khi tư vấn không đúng, thậm chí còn lũng đoạn thị trường gây ra những cơn sốt đất ảo.

Khuyến cáo người dân cảnh giác với "cò đất", đầu cơ thổi giá

THANH TUẤN |

Trước tình trạng sốt đất, hiện tượng thổi giá, đầu cơ, huy động vốn trái phép cho các dự án phân lô bán nền chưa đủ điều kiện… chính quyền 2 tỉnh Bắc Tây Nguyên là Gia Lai và Kon Tum yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc tiếp nhận thông tin, xử lý nghiêm các hành vi sai phạm.

Sau cơn sốt đất, cò đất tìm cớ để “bẻ” cọc

CAO NGUYÊN |

Cách đây không lâu, hiện tượng giá đất tăng xuất hiện tại nhiều địa phương, tạo ra những cơn sóng sốt đất khó tin. Trong lúc đất sốt ảo, nhiều khách chen chân đặt cọc giữ chỗ, "lướt sóng" kiếm lời trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, thương vụ bất thành, họ quay lại tìm cách "bẻ" cọc, đòi tiền.

Chỉ có cò mồi, cò đất là "kẻ thắng" trong các cơn sốt đất

CAO NGUYÊN |

Các chuyên gia nhận định, sau những cơn sốt đất, đông đảo người thu nhập trung bình và thấp bị mất cơ hội an cư lạc nghiệp vì mặt bằng giá đẩy lên quá cao. Cứ 10 người tay ngang nhảy vào cơn sốt đất, có 8 người chạy theo đám đông bị chôn vốn, thất thoát tiền bạc, thiệt hại lớn.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Siết hoạt động môi giới bất động sản, "cò đất" hết cửa thổi giá?

CAO NGUYÊN |

Theo Bộ Xây dựng, hiện có khoảng 1.600 sàn giao dịch bất động sản nhưng tính chuyên nghiệp chưa cao, không ít môi giới bất động sản (BĐS) có chuyên môn, đạo đức yếu kém, làm ăn chộp giật gây thiệt hại cho khách hàng khi tư vấn không đúng, thậm chí còn lũng đoạn thị trường gây ra những cơn sốt đất ảo.

Khuyến cáo người dân cảnh giác với "cò đất", đầu cơ thổi giá

THANH TUẤN |

Trước tình trạng sốt đất, hiện tượng thổi giá, đầu cơ, huy động vốn trái phép cho các dự án phân lô bán nền chưa đủ điều kiện… chính quyền 2 tỉnh Bắc Tây Nguyên là Gia Lai và Kon Tum yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc tiếp nhận thông tin, xử lý nghiêm các hành vi sai phạm.

Sau cơn sốt đất, cò đất tìm cớ để “bẻ” cọc

CAO NGUYÊN |

Cách đây không lâu, hiện tượng giá đất tăng xuất hiện tại nhiều địa phương, tạo ra những cơn sóng sốt đất khó tin. Trong lúc đất sốt ảo, nhiều khách chen chân đặt cọc giữ chỗ, "lướt sóng" kiếm lời trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, thương vụ bất thành, họ quay lại tìm cách "bẻ" cọc, đòi tiền.

Chỉ có cò mồi, cò đất là "kẻ thắng" trong các cơn sốt đất

CAO NGUYÊN |

Các chuyên gia nhận định, sau những cơn sốt đất, đông đảo người thu nhập trung bình và thấp bị mất cơ hội an cư lạc nghiệp vì mặt bằng giá đẩy lên quá cao. Cứ 10 người tay ngang nhảy vào cơn sốt đất, có 8 người chạy theo đám đông bị chôn vốn, thất thoát tiền bạc, thiệt hại lớn.