Cần dừng xây chung cư - dành đất cho trường học: Đô thị hoá nhanh, xây trường chậm...

Nhóm Phóng viên |

Tình trạng thiếu trường, thiếu lớp đang diễn ra nhức nhối tại nhiều quận, huyện khác trên địa bàn Thủ đô - những nơi có tốc độ đô thị hoá nhanh như Hà Đông, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm... Thậm chí cả huyện ngoại thành như Thanh Trì cũng xảy ra tình trạng quá tải trường lớp.

Hầu như  quận, huyện nào cũng  thiếu trường

Tiếp tục tìm hiểu, chúng tôi thấy, việc thiếu trường, thiếu lớp không chỉ diễn ra tại quận Hoàng Mai, mà còn tại nhiều quận, huyện khác - nơi có tốc độ đô thị hoá nhanh.

Như tại quận Hà Đông, theo tính toán, trung bình mỗi năm, số học sinh trên địa bàn quận Hà Đông tăng 6.000-7.000 học sinh. Sự gia tăng nhanh chóng này đã kéo theo sĩ số học sinh một lớp học trên địa bàn khá cao, trung bình 60 học sinh/lớp, nhóm trẻ. Theo đại diện phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hà Đông: "Việc đầu tư xây dựng trường học ở các khu đô thị mới trên địa bàn quận là rất cấp thiết. Tuy nhiên, thực tế dự án đầu tư xây dựng trường học tại các khu đô thị mới: Lê Trọng Tấn, Phú Lương, Dương Nội, Văn Khê rất chậm".

Lý giải về sự chậm trễ trong đầu tư xây dựng trường học trên địa bàn quận Hà Đông, bà Vũ Thị Thủy - Phó Giám đốc Chi nhánh Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội tại Hà Tây thuộc Tập đoàn Geleximco - cho biết, đơn vị được giao xây dựng 10 trường học tại khu đô thị mới Lê Trọng Tấn. Qua nhiều năm, đến nay, có 4 trường đưa vào hoạt động, 2 trường đang chờ nghiệm thu, 4 trường đang chờ thiết kế để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt nên chưa thể xây dựng ngay trong giai đoạn 2021-2023.

Tại Khu đô thị mới Phú Lương, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Trung Việt được giao xây dựng 2 trường mầm non và trung học cơ sở, song việc thi công cũng chậm. Nguyên nhân là vì vướng 5 giếng khoan nước thô, cộng với hệ thống đường dây cấp điện cho máy bơm, đường ống nước của Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hà Đông đang chờ phê duyệt phương án di dời.

Công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long cũng có dự án xây dựng Trường Mầm non Sao Khuê tại Khu đô thị mới Văn Khê nhưng do chủ đầu tư vi phạm trật tự xây dựng, đến nay chưa khắc phục khiến việc triển khai xây dựng trường học bị đình trệ.

Còn tại huyện Thanh Trì, ông Phạm Văn Ngát, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện cho hay, tuy là huyện ngoại thành nhưng ở bậc tiểu học có tới 11 trường có sĩ số học sinh từ 40-45; 6 trường sĩ số học sinh 46-50 và 1 trường có sĩ số trên 50 em. Nguyên nhân là do tốc độ đô thị hóa nhanh kéo theo việc tăng dân số theo hình thức cơ học là chủ yếu... Những khu vực chung cư xây mới nhiều (Thanh Liệt, Tứ Hiệp) đang khiến các trường học ở khu vực này quá tải.

Đau đầu tìm giải pháp

Theo số liệu của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, năm học 2022 - 2023, TP.Hà Nội có 2.835 trường, trên 70.000 lớp học với trên 2,2 triệu học sinh các cấp mầm non, phổ thông. Trong năm 2022, Hà Nội đã xây dựng thêm 51 phòng học mới, với kinh phí trên 2.800 tỉ đồng; cải tạo, sửa chữa 605 trường học, với kinh phí trên 5.000 tỉ đồng.

Cũng theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, sĩ số học sinh/lớp tại TP thường cao hơn quy định, chủ yếu ở bậc tiểu học. Sĩ số học sinh tiểu học ở Hà Nội khoảng 42 học sinh/lớp. Có nơi thấp hơn khoảng 38 - 39 học sinh/lớp, nhưng vẫn có những trường sĩ số vọt lên 50 - 55 học sinh/lớp.

Ông Trần Thế Cương - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội - chia sẻ, đang đề xuất giải pháp cho phép nâng cao tầng các khối xây dựng và được phép xây dựng.

Bên cạnh đó, tận dụng các tầng hầm đảm bảo an toàn cho học sinh để tăng diện tích cho các trường học đang bị quá tải.

Phó Chủ tịch UBND quận Hà Đông Phạm Thị Hòa cho biết, với tốc độ di dân cơ học như hiện nay, dự báo 5 năm tới, quận sẽ thiếu trường học trầm trọng. Vì thế, UBND quận sẽ tiếp tục đề nghị các chủ đầu tư sớm hoàn thiện thủ tục pháp lý để hoàn thành việc xây dựng trường học theo quy định.

Đối với các trường tại Khu đô thị mới Văn Khê, Khu đô thị mới Phú Lương, các sở, ngành của thành phố và quận sẽ có giải pháp tháo gỡ vướng mắc để sớm hoàn thiện các trường, đưa vào phục vụ dạy học.

Ông Phạm Văn Ngát - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì - thì cho rằng trách nhiệm bảo đảm trường, lớp chỗ học cho học sinh thuộc về ngành giáo dục và UBND quận, huyện trên địa bàn, do đó, năm học 2022-2023, phòng đã tham mưu UBND huyện xây mới 2 trường tiểu học để tách trường có quy mô lớn, giảm sĩ số.

Nhóm Phóng viên
TIN LIÊN QUAN

Chuyên gia lý giải bài toán thiếu trường, thiếu lớp cho trẻ mầm non

Minh Ánh |

Theo PGS.TS Trần Thanh Nam, nguyên nhân khiến việc thiếu trường, thiếu lớp cho trẻ mầm non xuất phát từ việc bất bình đẳng trong thu nhập, khối mầm non tư thục thì chao đảo sau đại dịch. Đặc biệt, công tác quy hoạch, dự đoán cho việc tăng cường các cơ sở giáo dục mầm non công còn hạn chế.

Đà Nẵng thiếu trường lớp, thiếu cả giáo viên

Thùy Trang |

Học sinh phải học ở phòng bộ môn, có em phải di chuyển xa để đi học vì trường trong quy hoạch chưa xây dựng là thực tế tại một số khu vực trên địa bàn TP.Đà Nẵng.

Giờ thứ 9: Lấy vợ hơn tuổi - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Danh dự, tình yêu, sự trân trọng, tất cả đều bị cuốn đi bởi những cơn bão ghen tuông gây nên. Chúng ta đã chứng kiến nhiều thảm cảnh bắt nguồn từ những trận đánh ghen đầy nước mắt. Biết hậu quả sẽ là như vậy, nhưng chính người trong cuộc lại không thể làm chủ được bản thân mình. Chính điều đó đã dẫn đến những kết cục vô cùng đau lòng.

Người dân có thể mua được biển số đẹp hay không?

Nhóm PV |

Thông tin về trường hợp hai vợ chồng ở xã Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai bốc được 4 biển số "siêu đẹp" cho xe máy trong cùng một ngày được dư luận quan tâm và Bộ Công an đã vào cuộc để xác minh, làm rõ vụ việc. Từ vụ việc này, nhiều bạn đọc quan tâm đến quy trình cấp biển số xe cho xe ôtô, xe gắn máy được thực hiện thế nào và người dân có thể chủ động mua được biển số xe đẹp hay không?

Xe buýt phóng nhanh, lấn làn khiến người đi đường ám ảnh

HOA LỆ |

Hà Nội - Cách lái xe của một số tài xế xe buýt hiện nay được nhiều người đi đường ví như hung thần trên đường phố, ám ảnh và mất thiện cảm.

Văn hóa bánh mì

Bài và ảnh Việt Văn |

Theo nhiều giả thiết, bánh mì Việt Nam có nguồn gốc từ Pháp với những chiếc bánh Baguette (bánh mì Pháp hay còn gọi là bánh mì dài) đầu tiên du nhập vào Việt Nam, đặc biệt là Sài Gòn có thể từ năm 1859, sau khi người Pháp chiếm thành Gia Định.

Nhiều cây xanh ở Hà Nội vẫn bị "đeo gông"

Thái Mạnh |

Mặc dù việc nới gông cho cây xanh đã được các đơn vị chức năng thực hiện, tuy nhiên, theo ghi nhận vẫn còn nhiều cây xanh trên các tuyến đường như Láng, Võ Chí Công, Phạm Văn Đồng,... vẫn chịu tình trạng bị "đeo gông siết cổ".

Người lao động bị đe dọa khi đòi tiền lương: Công ty Á Đông HPP hứa sẽ trả nợ

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Tiếp vụ chỉ huy trưởng công trường liên tục bị đe dọa vì đòi quyền lợi chính đáng, đại diện Công ty Cổ phần tập đoàn đầu tư xây dựng Á Đông HPP nêu lí do nợ lương người lao động.

Chuyên gia lý giải bài toán thiếu trường, thiếu lớp cho trẻ mầm non

Minh Ánh |

Theo PGS.TS Trần Thanh Nam, nguyên nhân khiến việc thiếu trường, thiếu lớp cho trẻ mầm non xuất phát từ việc bất bình đẳng trong thu nhập, khối mầm non tư thục thì chao đảo sau đại dịch. Đặc biệt, công tác quy hoạch, dự đoán cho việc tăng cường các cơ sở giáo dục mầm non công còn hạn chế.

Đà Nẵng thiếu trường lớp, thiếu cả giáo viên

Thùy Trang |

Học sinh phải học ở phòng bộ môn, có em phải di chuyển xa để đi học vì trường trong quy hoạch chưa xây dựng là thực tế tại một số khu vực trên địa bàn TP.Đà Nẵng.