Cấm nhà đầu tư đang vi phạm đầu tư dự án mới: Lành mạnh hóa thị trường BĐS

PHAN ANH - ĐỨC MẠNH |

UBND TP Hà Nội kiên quyết không cho phép các nhà đầu tư đã vi phạm nghiêm trọng (hoặc đang vi phạm mà chưa được xử lý triệt để) trong đầu tư, quản lý nhà chung cư được tham gia đầu tư các dự án phát triển nhà ở mới. Giới chuyên gia đưa ra nhiều đánh giá xoay quanh vấn đề này.

Cấm là có căn cứ

Trao đổi với PV Lao Động về vấn đề trên, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HOREA) cho rằng việc UBND TP Hà Nội không cho phép các nhà đầu tư đã vi phạm nghiêm trọng (hoặc đang vi phạm mà chưa được xử lý triệt để) trong đầu tư, quản lý nhà chung cư được tham gia đầu tư các dự án phát triển nhà ở mới là có căn cứ.

"Quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp đã được quy định là Điều 7 Luật Doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ bị cấm kinh doanh khi không đạt được đủ tiêu chí về năng lực. Trong Nghị định 43 của Chính phủ năm 2014 có quy định doanh nghiệp phải có năng lực tài chính, không vi phạm pháp luật về đất đai (như chậm đưa đất vào sử dụng, không kết thúc dự án đúng tiền độ…). Hà Nội hoàn toàn có quyền làm điều đó.

Tuy nhiên Nghị định thì không nói thời gian bao lâu nên cũng phải bổ sung làm rõ. Ví dụ vi phạm cách đây nhiều năm nhưng đã khắc phục rồi thì không nên áp quy định đó vào. Còn nếu bị kết luận hiện nay đang vi phạm thì là đúng".

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HOREA.
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HOREA. Đồ họa: Phan Anh

Cũng theo ông Châu, không chỉ Hà Nội, nhiều địa phương khác hiện nay cũng đang thực hiện chính sách này. "TP.HCM cũng đang thực hiện chứ không riêng chỉ riêng Hà Nội. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã đi thanh tra toàn quốc. Thật ra đây là loạt các giải pháp tổng thể để sử dụng tiết kiệm và hiệu quả theo nguyên tắc của Luật Đất đai".

Chủ tịch HOREA cho rằng, cần phân tích trong dự án có nguyên nhân từ đâu và tùy theo nguyên nhân để giải quyết. "Tức là nếu vi phạm pháp luật về đất đai thì phải chịu chế tài của Nhà nước. Còn chuyện thu hồi dự án và giải quyết quyền sở hữu tài sản như thế nào thì luật hiện nay chưa quy định thỏa đáng. HOREA cũng đang đề nghị nên tôn trọng quyền sở hữu tài sản của họ.

Có dự án là do chủ đầu tư, có cái là do cơ chế chính sách như vướng vấn đề cổ phần hóa, có cái do thủ tục di dời nhà xưởng khu công nghiệp… Tức có dự án bị chậm triển khai rồi đắp chiếu trùm mền không phải lỗi do chủ đầu tư. Nhưng cũng có những dự án khu đô thị bỏ hoang mà báo chí đưa lên thì do chủ đầu tư. Còn nếu cái lỗi do Chính quyền thì Chính quyền phải sửa sai. Nhiều cán bộ công chức Nhà nước sợ rủi ro, sợ trách nhiệm pháp lý nên đã đùn đẩy hồ sơ không chịu giải quyết", ông Châu nói.

Góp phần lành mạnh hóa thị trường bất động sản

Luật sư Lê Xuân Cường (Công ty luật Trương Anh Tú) cho rằng chủ trương trên của Hà Nội có thể góp phần làm lành mạnh hóa thị trường bất động sản. Ảnh minh họa: Phan Anh
Luật sư Lê Xuân Cường (Công ty luật Trương Anh Tú) cho rằng chủ trương trên của Hà Nội có thể góp phần làm lành mạnh hóa thị trường bất động sản. Ảnh minh họa: Phan Anh

Trao đổi với PV Lao Động, luật sư Lê Xuân Cường nói: "Ở góc độ người công tác pháp luật và cả người dân, chủ trương nêu trên của Hà Nội rất đáng hoan nghênh. Bởi nó đã đi đúng vào vấn đề trước nay còn tồn tại, đó là nhiều chủ đầu tư khi xây hay kinh doanh các sản phẩm nhà ở đã không tuân thủ các quy định của pháp luật, xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của người mua. Từ đó dẫn tới việc khiếu nại, khiếu kiện, gây mất an ninh, trật tự và ảnh hưởng đến môi trường đầu tư lành mạnh.

Do vậy, chủ trương này sẽ tháo gỡ những tồn tại, vướng mắc trong thị trường bất động sản đã tồn tại lâu nay. 

Đánh giá về tính khả thi thì phải có thời gian đưa vào thực tiễn để kiểm nghiệm. Tuy nhiên tôi tin rằng chủ trương này sẽ có khả năng thành công rất lớn, từ đó góp phần làm lành mạnh hoá thị trường bất động sản. Chúng ta sẽ thanh lọc được những chủ đầu tư làm ăn thiếu nghiêm túc, chộp giật ra khỏi thị trường, giúp cho những nhà đầu tư làm ăn một cách nghiêm túc tiếp tục tồn tại và phát triển. Tôi cho rằng như thế là rất phù hợp.

Tôi cho rằng nếu chủ trương này đi vào thực tế phát huy hiệu quả thì nên nhân rộng ra các địa phương khác. Vì khi mà một chủ trương đã phát huy hiệu quả thì không có cớ gì mà chúng ta lại không nhân rộng", Luật sư Lê Xuân Cường nói.

PHAN ANH - ĐỨC MẠNH
TIN LIÊN QUAN

Cấm nhà đầu tư đang vi phạm đầu tư dự án mới: Người dân ủng hộ

PHAN ANH - ĐỨC MẠNH |

UBND TP Hà Nội kiên quyết không cho phép các nhà đầu tư đã vi phạm nghiêm trọng (hoặc đang vi phạm mà chưa được xử lý triệt để) trong đầu tư, quản lý nhà chung cư được tham gia đầu tư các dự án phát triển nhà ở mới. Thông tin này được nhiều người dân bày tỏ quan điểm ủng hộ.

Hà Nội sẽ kiểm tra vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai tại 11 quận, huyện

PHẠM ĐÔNG |

11 quận, huyện tại Hà Nội bao gồm Thanh Trì, Long Biên, Hoàng Mai, Thường Tín, Quốc Oai, Thạch Thất, Đông Anh, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Thanh Oai, Ứng Hòa sẽ được kiểm tra thi hành pháp luật, xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai.

Hà Nội công khai 23 dự án chậm tiến độ, vi phạm bị thu hồi

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đề nghị các địa phương, đơn vị liên quan công khai, minh bạch thông tin xử lý trên phương tiện truyền thông địa phương đối với 23 dự án mà UBND thành phố đã có quyết định thu hồi đất.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Cấm nhà đầu tư đang vi phạm đầu tư dự án mới: Người dân ủng hộ

PHAN ANH - ĐỨC MẠNH |

UBND TP Hà Nội kiên quyết không cho phép các nhà đầu tư đã vi phạm nghiêm trọng (hoặc đang vi phạm mà chưa được xử lý triệt để) trong đầu tư, quản lý nhà chung cư được tham gia đầu tư các dự án phát triển nhà ở mới. Thông tin này được nhiều người dân bày tỏ quan điểm ủng hộ.

Hà Nội sẽ kiểm tra vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai tại 11 quận, huyện

PHẠM ĐÔNG |

11 quận, huyện tại Hà Nội bao gồm Thanh Trì, Long Biên, Hoàng Mai, Thường Tín, Quốc Oai, Thạch Thất, Đông Anh, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Thanh Oai, Ứng Hòa sẽ được kiểm tra thi hành pháp luật, xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai.

Hà Nội công khai 23 dự án chậm tiến độ, vi phạm bị thu hồi

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đề nghị các địa phương, đơn vị liên quan công khai, minh bạch thông tin xử lý trên phương tiện truyền thông địa phương đối với 23 dự án mà UBND thành phố đã có quyết định thu hồi đất.