Cải tạo chung cư cũ nát ở Hà Nội: Phá thế “20 năm giậm chân tại chỗ”

NHÓM PV |

Sau 20 năm, Hà Nội mới chỉ có 1% chung cư cũ nát được cải tạo, sửa chữa (14 chung cư). Việc ở lại những chung cư cũ nát ai cũng biết nguy hiểm. Nhưng cải tạo chung cư cũ vẫn giậm chân tại chỗ suốt 20 năm qua do ba nhóm lợi ích chưa thống nhất được, gồm: Người dân, doanh nghiệp và thành phố. Bởi vậy, muốn cải tạo chung cư cũ thành công, theo nhiều ý kiến phải hài hòa được các lợi ích trên, còn việc xã hội hoá là cần thiết nhưng chưa đủ.

Đi không nỡ, ở không xong

Ghi nhận của PV Lao Động tại một số nhà chung cư cũ ở khu vực Huỳnh Thúc Kháng, Giảng Võ, Thành Công... cho thấy tình trạng xuống cấp tại đây ngày càng cao. Một thực tế, dù chung cư đã được cảnh báo nhưng nhiều hộ dân vẫn đang cố “bám” trụ với nhiều lý do khác nhau.

Tại đơn nguyên 1 - nhà A Ngọc Khánh (phường Ngọc Khánh), quận Ba Đình, Hà Nội, khu nhà chung cư này đã có nhiều dấu hiệu xuống cấp, xập xệ. Phía bên trong khu chung cư tường sơn bong tróc, nhiều nơi rêu bụi bám đầy, màu sơn vàng cam đã ngả ố sang màu nâu đen. Bên ngoài, một tấm biển màu đỏ cỡ lớn thông báo của UBND phường Ngọc Khánh với nội dung: Đơn nguyên 1- nhà A Ngọc Khánh được cơ quan có thẩm quyền kiểm định (đã được kiểm định lại theo đề nghị của nhân dân), đánh giá tổng thể xác định mức độ nguy hiểm cấp D theo TCVN 9381:2012; TCVN:2737:1995; TCVN 5574:2012 không đáp ứng được yêu cầu sử dụng bình thường, nhà xuất hiện tình trạng nguy hiểm tổng thể. Để đảm bảo an toàn đến tính mạng và tài sản của công dân, UBND phường Ngọc Khánh đề nghị: Các hộ dân tại đơn nguyên 1 nhà A thực hiện di dời khẩn cấp theo Quyết định số 2000/UBND-XDGT của UBND thành phố Hà Nội. UBND phường Ngọc Khánh cũng yêu cầu khu vực này dừng mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, để phương tiện giao thông tại khu vực.

Khu đơn nguyên 1A này hiện có khoảng 26 hộ gia đình sinh sống. Hiện nay còn lại gần 10 hộ chưa thực hiện việc di dời khỏi công trình nguy hiểm cấp độ D này. Ông Trí đang sống tại tầng 3 (80 tuổi) cho biết, chính quyền địa phương cũng đã nhiều lần thông báo về mức độ xuống cấp của chung cư này và vận động nhân dân đi tạm cư. Tuy nhiên nhiều người dân vẫn chưa biết “đi đâu, về đâu, khi nào có thể quay trở lại khu nhà ở đã theo mình trong suốt hơn 30 năm qua”.

“Những người dân cần những thông tin rõ ràng về các chính sách hỗ trợ, hỗ trợ định cư để có thể yên tâm sinh sống. Như chúng tôi bây giờ “đi không nỡ, ở không xong””- ông Trí nói.

Tại chung cư 51 Huỳnh Thúc Kháng ở đơn nguyên 1 có 19 hộ dân đã chấp hành di chuyển đến nơi mới vì một phần đã bị sập. Phía bên ngoài tòa nhà gạch vữa bong tróc, khung sắt trơ trụi. Trong lối lên hành lang gạch đá lổm nhổm, bụi bám kín mít.... Đơn nguyên 2 có 24 hộ vẫn đang sinh sống. Bà Đinh Thị Mai Thinh (tổ trưởng tổ dân phố số 11, phường Láng Hạ) cho rằng, việc phải tái định cư đến nơi khác là không ai mong muốn bởi sẽ gây nhiều xáo trộn. Cụ thể, con cái phải học trái tuyến, đi lại khó khăn hơn...

Vì sao khó?

Mới đây, Hà Nội đã thành lập Tổ chuyên gia để nghiên cứu, hoàn thiện các cơ chế, chính sách đặc thù  về cải tạo, xây dựng mới các nhà chung cư cũ. Tổ chuyên gia có nhiệm vụ nghiên cứu các quy định hiện hành của pháp luật về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư để hoàn thiện các cơ chế, chính sách đặc thù của thành phố; hoàn thiện Đề án về cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cư cũ trên địa bàn thành phố do Sở Xây dựng đề xuất, báo cáo UBND thành phố lấy ý kiến của HĐND thành phố, báo cáo Thành ủy thông qua để trình Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận để triển khai. Chủ tịch UBND TP.Hà Nội cho biết, hiện có 19 doanh nghiệp được giao lập quy hoạch chi tiết 1/500 cải tạo, xây dựng lại các chung cư, tập thể cũ trên địa bàn Hà Nội với nhiều ông lớn trong lĩnh vực bất động sản như Vin Group, Sun Group, FLC…

Việc các doanh nghiệp đồng ý tham gia lập quy hoạch cải tạo chung cư cũ là tín hiệu đáng mừng, có thể tạo bước ngoặt, tuy nhiên theo các chuyên gia, khó khăn lớn nhất hiện nay trong việc cải tạo chung cư cũ là lợi ích các bên gồm doanh nghiệp, người dân. Nói về việc chậm trễ cải tạo chung cư cũ, ông Trần Ngọc Hùng - Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam - cho rằng, Hà Nội muốn đẹp nhưng lại không muốn lập quy hoạch, tạo quỹ đất, kinh phí phù hợp, nhà đầu tư muốn lợi nhuận còn người dân muốn ở to hơn, rộng hơn mà không muốn bỏ thêm tiền. “Ba lợi ích đấy không bao giờ gặp nhau” - ông Hùng nói.

Muốn cải tạo chung cư cũ cần đặt vấn đề, ai đang làm chủ sở hữu, chủ sử dụng ở đó? Và quyền, trách nhiệm của những chủ thể này thế nào? “Cần phải coi những đối tượng này thuộc nhà ở xã hội đặc biệt để có cách ứng xử di dời, cho thuê… như một loại nhà ở xã hội đặc biệt. Trừ đối tượng tầng 1 là đối tượng đang có sự phức tạp nhất. Hoặc là người chủ còn ở đó nhưng đang cho thuê lại, hoặc đã bán đi với giá cao để người khác làm dịch vụ buôn bán... Và để phân biệt rõ thì Nhà nước là người chịu trách nhiệm điều tra xã hội học. Vì vậy, cần coi chủ đầu tư thực sự trong quá trình điều tra thực tế, quy hoạch, xây dựng, quản lý quy hoạch là hai chủ thể nêu trên...” - ông Hùng phân tích.

Nên phân tách rõ các đối tượng để xem xét

Về vấn đề cải tạo chung cư cũ, ông Dương Minh Nghĩa - Trưởng phòng Giám định 2, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) cho rằng: Hiện nay, việc sửa chữa, cải tạo lại các chung cư cũ đang đè nặng lên Nhà nước, chúng ta nên phân tách rõ các đối tượng để xem xét. Đối tượng công trình của cá nhân, tư nhân, độc lập. Giả sử xuống cấp không nguy hại thì Nhà nước sẽ phổ biến hướng dẫn. Còn lại đối với những công trình của Nhà nước như chung cư cũ, một số công trình công cộng khi xuống cấp ảnh hưởng đến cộng đồng, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội thì khi đó Nhà nước phải có trách nhiệm quan tâm và có hướng tháo gỡ.

Tôn trọng quy hoạch của thành phố

KTS Đào Ngọc Nghiêm - nguyên KTS Trưởng TP, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Hà Nội - cho rằng, cần tôn trọng quy hoạch chung của thành phố trong quá trình cải tạo chung cư cũ chứ không phải chiều theo lợi ích của nhà đầu tư. Quy hoạch cải tạo, tái thiết chung cư cũ phải được lập quy hoạch cho toàn khu, đồng thời phải tuân thủ quy hoạch của thành phố về quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch ngành với các tiêu chí chính là “dân số, không gian và hệ số sử dụng đất”. Lợi ích của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp ai cũng hiểu, cũng công nhận nhưng chưa tìm ra được lời giải cuối cùng.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Quang cảnh mục nát loạt chung cư cũ sắp được các "ông lớn" bất động sản cải tạo

C.NGUYÊN - T.VƯƠNG |

Trên địa bàn Thủ đô đang có khoảng 1.500 chung cư cũ đang tồn tại (trong đó có 200 nhà xuống cấp, hư hỏng ở cấp C, 137 nhà cấp B, 6 nhà thuộc diện nguy hiểm cấp D). Theo ghi nhận, các công trình này dường như xuống cấp nghiêm trọng, nhiều hạng mục đã mục nát. Nguy hiểm là vậy, nhưng nhiều cư dân ở đây vẫn đang cố gắng bám trụ, bởi theo họ, chính sách đền bù chưa thỏa đáng, đặc biệt tất cả đều chung một nỗi lo nếu ra đi sẽ không biết khi nào mới được trở về.

Hà Nội thành lập tổ chuyên gia tiến hành cải tạo chung cư cũ

Nguyễn Hà |

Hà Nội vừa lập tổ chuyên gia để nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế, chính sách đặc thù cải tạo chung cư cũ.

Không được chủ quan với những chung cư cũ

NHÓM PV |

Hôm 25.11, Viện Vật lý địa cầu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã xác nhận có động đất với độ lớn 5.4 độ richter tại địa phận tỉnh Cao Bằng vào lúc 8 giờ 18 phút. Dư chấn của trận động đất khiến người dân ở Hà Nội cảm nhận được sự rung lắc khá mạnh.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Quang cảnh mục nát loạt chung cư cũ sắp được các "ông lớn" bất động sản cải tạo

C.NGUYÊN - T.VƯƠNG |

Trên địa bàn Thủ đô đang có khoảng 1.500 chung cư cũ đang tồn tại (trong đó có 200 nhà xuống cấp, hư hỏng ở cấp C, 137 nhà cấp B, 6 nhà thuộc diện nguy hiểm cấp D). Theo ghi nhận, các công trình này dường như xuống cấp nghiêm trọng, nhiều hạng mục đã mục nát. Nguy hiểm là vậy, nhưng nhiều cư dân ở đây vẫn đang cố gắng bám trụ, bởi theo họ, chính sách đền bù chưa thỏa đáng, đặc biệt tất cả đều chung một nỗi lo nếu ra đi sẽ không biết khi nào mới được trở về.

Hà Nội thành lập tổ chuyên gia tiến hành cải tạo chung cư cũ

Nguyễn Hà |

Hà Nội vừa lập tổ chuyên gia để nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế, chính sách đặc thù cải tạo chung cư cũ.

Không được chủ quan với những chung cư cũ

NHÓM PV |

Hôm 25.11, Viện Vật lý địa cầu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã xác nhận có động đất với độ lớn 5.4 độ richter tại địa phận tỉnh Cao Bằng vào lúc 8 giờ 18 phút. Dư chấn của trận động đất khiến người dân ở Hà Nội cảm nhận được sự rung lắc khá mạnh.