"Bức tử" hồ Đại Lải: Doanh nghiệp được phê duyệt san lấp?

Nhóm PV |

Liên quan đến những phản ánh của Báo Lao Động xoay quanh tình trạng "bức tử" hồ chứa nước Đại Lải, trong khi Tổng cục Thủy lợi chỉ rõ việc các doanh nghiệp đã vi phạm pháp luật về thủy lợi và các quy định pháp luật khác liên quan, chính quyền địa phương lại khẳng định doanh nghiệp thực hiện theo đúng phê duyệt của tỉnh Vĩnh Phúc.

Doanh nghiệp làm đúng phê duyệt của tỉnh Vĩnh Phúc?

Trao đổi với PV báo Lao Động về tình trạng "bức tử" hồ Đại Lải trên địa bàn, ông Lưu Tiến Chung, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Ngọc Thanh cho rằng việc san nền trong dự án là theo các hồ được các cấp phê duyệt thì nó "bình thường, không vấn đề gì cả".

"Đối với dự án được phê duyệt chỉ giới đến đâu, được san lấp đến đâu thì được thực hiện đến đấy.

Các thủ tục thực hiện dự án thì UBND tỉnh đã phê duyệt. Vấn đề này phải xem lại hồ sơ, dự án này đã triển khai từ năm 2003, tôi không nhớ được, bình thường không lục hồ sơ để xem hết", đại diện UBND xã Ngọc Thanh cho biết.

Hoạt động bồi đắp, kè bờ hồ Đại Lại được các doanh nghiệp tiến hành trong thời gian dài, không phải “ngày một, ngày hai“. Hình ảnh ghi nhận vào ngày 4.9.2018.
Hoạt động bồi đắp, kè bờ hồ Đại Lại được các doanh nghiệp tiến hành trong thời gian dài, không phải “ngày một, ngày hai“. Hình ảnh ghi nhận vào ngày 4.9.2018.

Ông Chung cũng khẳng định, theo kết quả cắm mốc giới hoàn thành tháng 4.2019 thì tất cả các dự án nằm trên phạm vi khu vực hồ Đại Lải đều nằm ngoài mốc giới. "Cắm mốc giới nổi cho công tác quản lý rà soát của người dân cũng như cơ quan ban ngành", ông Chung nói.

Nói về việc xã có quản lý, giám sát các dự án xây dựng trên không, ông Chung trả lời chung chung:  "Đây là "trách nhiệm, nhiệm vụ của các cấp chính quyền. Các bước tiến hành, quy trình hoạt động... của các cấp, các ngành phối hợp là nhiệm vụ riêng".

Cả ba cấp chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc đều phải chịu trách nhiệm

Trước tình trạng xâm lấn hồ Đại Lải tràn lan, PV Báo Lao Động đã có những trao đổi với Giáo sư Đặng Hùng Võ - Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường.

Giáo sư Đặng Hùng Võ cho rằng, trong trường hợp một hồ thủy lợi quan trọng, được nhiều người quan tâm, cả về mặt du lịch bị "bức tử" thì "cả ba cấp chính quyền địa phương của tỉnh Vĩnh Phúc đều phải chịu trách nhiệm":

"Trường hợp lấn chiếm này tôi thấy có nhiều, không lạ! Tôi chỉ thấy lạ ở chỗ, tại sao chính quyền sát sao mà lại xảy ra như vậy?

UBND tỉnh Vĩnh Phúc phải là người có trách nhiệm đầu tiên trong chuyện này, vì nó thuộc phạm vi địa phương. Về việc quản lý tất cả những việc xây dựng trái phép... thì từ UBND xã cũng phải có trách nhiệm. Pháp luật quy định rõ, tất cả những vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn xã thì UBND xã phải thực hiện nghĩa vụ của mình, nếu không thuộc thẩm quyền xử lý thì phải báo cáo ngay lên cấp huyện/thành phố để cấp huyện/thành phố có phương án xử lý.

Tôi thấy để lấn hồ tràn lan ra như vậy thì rõ ràng chẳng có UBND nào quan tâm đến việc này, không ai thực hiện nhiệm vụ kiểm tra việc thực thi pháp luật trên thực địa", Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường nói.

Nhiều dự án lớn ồ ạt san nền,
Nhiều dự án lớn ồ ạt san nền, vi phạm hành lang an toàn hồ Đại Lải.

Giáo sư Đặng Hùng Võ cũng cho rằng, nếu Tổng cục Thủy lợi đã yêu cầu tỉnh Vĩnh Phúc rà soát và có giải pháp xử lý, khắc phục tồn tại về việc san lấp tôn nền, lấn chiếm đất trong phạm vi lòng hồ và báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Tổng cục Thủy lợi) trước ngày 30.3.2020 mà tỉnh Vĩnh Phúc đến nay chưa thực hiện đúng thì cần báo lên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để Bộ chỉ đạo xử lý. Nếu Bộ chỉ đạo mà vẫn chưa xử lý được thì phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ".

Ngoài ra, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường khẳng định, tất cả những phê duyệt quy hoạch của tỉnh Vĩnh Phúc cũng phải đúng pháp luật: "Tôi cho rằng việc đổ đất xuống hồ là không hợp lý, làm gì thì cũng phải bảo vệ hồ thủy lợi. Thậm chí còn không được xây dựng trên bờ hồ, vì hồ có hành lang an toàn bao quanh".

Video:  Doanh nghiệp đua nhau "xẻ thịt" hồ Đại Lải.
Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Những cánh đồng "khát khô" bên bờ hồ chứa nước Đại Lải

Nhóm PV |

"Gia đình tôi ở đây mấy đời rồi. Mang tiếng ở cạnh hồ thủy lợi, nhưng bị dự án chặn hết, mương cũng chẳng có, nước thì không chảy ngược lên được, chết khô!". Người dân sinh sống ven hồ chứa nước Đại Lải (Ngọc Thanh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc) nghẹn giọng khi kể về những ngày phải sống trong cảnh "ở ngay cạnh hồ mà bị thiếu nước".

"Xẻ thịt" hồ Đại Lải: Thanh tra 2 tháng vẫn chưa có kết luận

Nhóm PV |

Về quan điểm xử lý những vi phạm hành lang hồ Đại Lải, theo Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc đã có quyết định giao Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra hiện trạng hồ Đại Lải.

"Bức tử" hồ Đại Lải: Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm môi trường vào cuộc

Nhóm PV |

Tổng cục Thủy lợi đã có văn bản đề nghị Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) cử cán bộ phối hợp với Tổng cục thực hiện xử lý vi phạm hồ chứa nước Đại Lải, tỉnh Vĩnh Phúc. Trong khi đó, việc lấn chiếm hồ Đại Lải được lãnh đạo địa phương cho rằng "việc không có gì?".

Bi hài chuyện người già online: Suýt bị lừa gần 300 triệu đồng

BẠN ĐỌC NGUYỄN MINH ÚT |

Tôi nhận được một tin nhắn trên Facebook với nội dung vô cùng phấn khởi: “Xin chúc mừng tài khoản của bạn đã may mắn nhận được giải nhất từ sự kiện tuần lễ tri ân khách hàng năm 2022… Phần quà giải nhất của chị gồm: 1 xe máy Honda SH 150i; 1 phiếu quà tặng trị giá 200 triệu đồng tiền mặt… do tập đoàn Facebook tổ chức bình chọn…”.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Những cánh đồng "khát khô" bên bờ hồ chứa nước Đại Lải

Nhóm PV |

"Gia đình tôi ở đây mấy đời rồi. Mang tiếng ở cạnh hồ thủy lợi, nhưng bị dự án chặn hết, mương cũng chẳng có, nước thì không chảy ngược lên được, chết khô!". Người dân sinh sống ven hồ chứa nước Đại Lải (Ngọc Thanh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc) nghẹn giọng khi kể về những ngày phải sống trong cảnh "ở ngay cạnh hồ mà bị thiếu nước".

"Xẻ thịt" hồ Đại Lải: Thanh tra 2 tháng vẫn chưa có kết luận

Nhóm PV |

Về quan điểm xử lý những vi phạm hành lang hồ Đại Lải, theo Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc đã có quyết định giao Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra hiện trạng hồ Đại Lải.

"Bức tử" hồ Đại Lải: Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm môi trường vào cuộc

Nhóm PV |

Tổng cục Thủy lợi đã có văn bản đề nghị Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) cử cán bộ phối hợp với Tổng cục thực hiện xử lý vi phạm hồ chứa nước Đại Lải, tỉnh Vĩnh Phúc. Trong khi đó, việc lấn chiếm hồ Đại Lải được lãnh đạo địa phương cho rằng "việc không có gì?".