"Bức tử" hồ Đại Lải: Có sai phạm đến mức nguy hại có thể khởi tố hình sự

Nhóm PV |

Những ngày qua, Báo Lao Động đã đăng tải loạt bài về việc hồ Đại Lải bị “xẻ thịt” trong suốt nhiều năm. Nhiều ý kiến cho rằng, các cơ quan có thẩm quyền cần phải làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan, cũng như các lỗ hổng đang tồn tại trong công tác quản lý, xử lý vi phạm hồ thủy lợi.

Ai chịu trách nhiệm khi hồ bị “bức tử”?

Luật sư Nguyễn Thanh Sơn (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, theo thông tin Báo Lao Động phản ánh, việc san lấp hồ của một số doanh nghiệp được thực hiện theo phê duyệt của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

Trong khi đó, quy định tại Điều 3, Nghị định 114 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước, hồ Đại Lải là hồ chứa nước lớn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) quyết định lập danh mục.

Do đó, cấp Bộ phải có phương án bảo vệ hồ, đập và thực hiện các quy định về quản lý, kiểm tra, xử lý các vi phạm tại hồ chứa nước do mình quản lý.

Đồng thời, UBND tỉnh Vĩnh Phúc phải chịu trách nhiệm về an toàn của hồ chứa nước trên địa bàn và có trách nhiệm trong việc thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm hành chính về quản lý an toàn đập tại các hồ chứa nước trên địa bàn.

UBND cấp huyện và cấp xã cũng có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi thẩm quyền của mình theo quy định tại Điều 57 Luật Thủy lợi năm 2017.

Nhiều dự án đua nhau “xẻ thịt” hồ Đại Lải.
Nhiều dự án đua nhau “xẻ thịt” hồ Đại Lải.

Bên cạnh đó, luật sư Nguyễn Thanh Sơn dẫn Quyết định số 41 ngày 5.11.2017 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu nhà ở sinh thái và biệt thự nghỉ dưỡng Đại Lải cho Công ty TNHH Đại Lải Việt Nam.

Quyết định nêu rõ: "Việc san nền phải đảm bảo nguyên tắc san nền cục bộ đối với từng khu đất nhằm giữ nguyên địa hình tự nhiên, hạn chế tối đa khối lượng thi công do đào đắp, san nền, đồng thời có các giải pháp kè chắn đất, gia cố mái dốc. Thiết kế san nền thấp nhất 17,65m tại khu vực phía Tây Nam giáp hồ Đại Lải…”.

Tuy nhiên, theo quy định tại Thông tư số 27 của Bộ NNPTNT ngày 26.6.2012 ban hành quy chuẩn quốc gia, thì: Vùng ngập thường xuyên của hồ chứa nước Đại Lải là vùng mặt đất của lòng hồ nằm từ cao trình mực nước dâng bình thường (+21,50m) trở xuống. Vùng bán ngập của hồ được tính từ cao trình mực nước dâng bình thường (21,50m) đến cao trình mực nước lũ kiểm tra (+22,50m).

"Như vậy, với việc cấp phép cho Công ty TNHH Đại Lải Việt Nam đổ đất san lấp tới cốt nền thấp nhất là 17,65m, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã cho phép Công ty TNHH Đại Lải Việt Nam đổ đất san lấp tới lòng hồ Đại Lải", luật sư Sơn phân tích.

Có dấu hiệu của việc gây ô nhiễm môi trường đến mức nguy hại có thể khởi tố

Luật sư Nguyễn Thanh Sơn (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)
Luật sư Nguyễn Thanh Sơn (Đoàn Luật sư TP Hà Nội).

Luật sư Nguyễn Thanh Sơn cho biết thêm, Tổng cục Thủy lợi đã có văn bản đề nghị Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường cử cán bộ phối hợp với Tổng cục thực hiện xử lý vi phạm hồ chứa nước Đại Lải, tỉnh Vĩnh Phúc, trường hợp các hành vi vi phạm có dấu hiệu hình sự về an toàn công trình thủy lợi cũng đã được Bộ luật Hình sự quy định.

Nếu có dấu hiệu của việc gây ô nhiễm môi trường đến mức nguy hại, Bộ luật hình sự đã quy định tại các điều luật khác nhau trong Chương XIX.

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, trường hợp nhận thấy có dấu hiệu của tội phạm hình sự, cơ quan điều tra sẽ phải khởi tố vụ án để điều tra làm rõ.

Trao đổi với Lao Động, GS.TS Bùi Thị An - Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và Phát triển cộng đồng cho biết, hồ Đại Lải có chức năng thuỷ lợi, liên quan chặt chẽ đối với sự phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Vĩnh Phúc và Hà Nội.

Việc lấn chiếm, chia cắt hồ sẽ khiến lòng hồ hẹp lại, trữ lượng nước ít đi, có thể huỷ hoại hệ sinh thái xung quanh hồ Đại Lải và rất khó khôi phục nguyên trạng như trước nữa.

Trước những sai phạm nghiêm trọng này, theo bà An, trách nhiệm đầu tiên là của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

"UBND tỉnh Vĩnh Phúc có trách nhiệm rà soát, báo cáo và công khai minh bạch tất cả những sai phạm. Ai sai phạm, sai phạm thế nào, sai phạm đến đâu, có chế tài xử lý ngay lập tức", bà An nói.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Còn những ai đang "bức tử" hồ Đại Lải?

Cường Ngô - Phan Anh |

Ngoài các doanh nghiệp lớn đang "bức tử" hồ Đại Lải, theo lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Phúc Yên, còn có các cá nhân khác cũng lấn chiếm.

"Bức tử" hồ Đại Lải: Bị thành phố "quy" trách nhiệm, xã nói "chỉ phối hợp"

Nhóm PV |

Liên quan những phản ánh về việc nhiều doanh nghiệp ồ ạt "bức tử" hồ Đại Lải, đại diện Phòng TNMT thành phố Phúc Yên cho rằng đơn vị phải chịu trách nhiệm đầu tiên và lớn nhất là UBND xã Ngọc Thanh. Trong khi còn lãnh đạo xã Ngọc Thanh lại khẳng định "xã chỉ là đơn vị phối hợp cùng". Trách nhiệm của các cơ qua liên quan trong vụ việc này vì thế vẫn vòng vo...

"Bức tử" hồ Đại Lải: Cần công bố tiến độ thanh tra, khôi phục nguyên trạng

Nhóm PV |

Dù Tổng cục Thủy lợi nhiều lần kiểm tra, khẳng định có vi phạm đối với các dự án quanh hồ Đại Lại và kiến nghị tỉnh Vĩnh Phúc rà soát và có giải pháp xử lý, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 30.3.2020; tuy nhiên đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, tỉnh này mới lập đoàn kiểm tra liên ngành chưa được 2 tháng và đến nay vẫn chưa có kết luận.

Trái cây ĐBSCL: Kêu gọi giải cứu cam sành, chôm chôm lại tăng giá kỷ lục

Hoàng Lộc |

Hai loại trái cây có giá bán trái ngược nhau ở Vĩnh Long, cam sành bán với giá thấp nhất từ trước tới nay cần phải “giải cứu”, còn chôm chôm tăng giá kỷ lục ở mùa nghịch.

Đề xuất nâng 50% công suất khai thác cát để cung ứng cho các dự án cao tốc

Văn Sỹ |

Tối ngày 14.3, phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo một số tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL về nguồn vật liệu cát đắp nền đường khi triển khai các dự án giao thông trọng điểm trong khu vực, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đặc biệt lưu ý các địa phương, đơn vị khi triển khai phải chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường, an toàn các lưu vực sông.

Trung Quốc cấp lại visa du lịch từ 15.3

Thúy Ngọc |

Trung Quốc sẽ đón khách quốc tế trở lại sau ba năm kể từ khi COVID-19 bùng phát, bằng cách cấp lại tất cả các loại visa từ 15.3, trong đó có visa du lịch.

Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất điều hành từ 0,5% -1%

Lan Hương |

Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế giảm từ 5,5%/năm xuống 5,0%/năm.

Sở GDĐT Hà Nội chỉ đạo khẩn cảnh báo bẫy lừa đảo "con đang cấp cứu"

Vân Trang |

Chiều 14.3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội ra văn bản yêu cầu các đơn vị thuộc Sở cảnh giác với thủ đoạn sử dụng mạng viễn thông để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Còn những ai đang "bức tử" hồ Đại Lải?

Cường Ngô - Phan Anh |

Ngoài các doanh nghiệp lớn đang "bức tử" hồ Đại Lải, theo lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Phúc Yên, còn có các cá nhân khác cũng lấn chiếm.

"Bức tử" hồ Đại Lải: Bị thành phố "quy" trách nhiệm, xã nói "chỉ phối hợp"

Nhóm PV |

Liên quan những phản ánh về việc nhiều doanh nghiệp ồ ạt "bức tử" hồ Đại Lải, đại diện Phòng TNMT thành phố Phúc Yên cho rằng đơn vị phải chịu trách nhiệm đầu tiên và lớn nhất là UBND xã Ngọc Thanh. Trong khi còn lãnh đạo xã Ngọc Thanh lại khẳng định "xã chỉ là đơn vị phối hợp cùng". Trách nhiệm của các cơ qua liên quan trong vụ việc này vì thế vẫn vòng vo...

"Bức tử" hồ Đại Lải: Cần công bố tiến độ thanh tra, khôi phục nguyên trạng

Nhóm PV |

Dù Tổng cục Thủy lợi nhiều lần kiểm tra, khẳng định có vi phạm đối với các dự án quanh hồ Đại Lại và kiến nghị tỉnh Vĩnh Phúc rà soát và có giải pháp xử lý, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 30.3.2020; tuy nhiên đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, tỉnh này mới lập đoàn kiểm tra liên ngành chưa được 2 tháng và đến nay vẫn chưa có kết luận.