Bỗng nhiên mất 12ha đất: Cụ bà 80 tuổi chục năm vác đơn đi đòi

Huân Cao |

Cụ bà Huỳnh Thị Mai (huyện Trảng Bom, Đồng Nai) bất ngờ phát hiện 12ha đất hợp pháp của mình được chính quyền cấp sổ đỏ cho người khác. Bất bình cho việc bỗng dưng bị mất đất này, hàng chục năm qua bà Mai đã mang đơn đi khắp nơi để tố cáo và cầu cứu đòi lại đất.

Bỗng dưng mất đất

Khu đất 12ha của bà Mai hiện đã bị cấp sổ đỏ cho người khác. Ảnh: HC
Khu đất 12ha của bà Mai hiện đã bị cấp sổ đỏ cho người khác. Ảnh: HC

Trong đơn gửi đến Báo Lao Động và nhiều cơ quan chức năng, bà Huỳnh Thị Mai (SN 1941, ngụ thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom) tố cáo 12ha đất hợp pháp của mình bị đem cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSĐ) cho người khác một cách trái phép.

Theo đơn trình bày, năm 1995, hưởng ứng chương trình trồng rừng “phủ xanh đất trống đồi trọc”, gia đình bà Mai có đơn xin nhận 12ha đất lâm nghiệp tại xã Sông Trầu, huyện Thống Nhất (nay thuộc xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom). Đơn có sự xác nhận của UBND xã Sông Trầu, với nội dung “Nhất trí chấp nhận theo đơn, kính chuyển cơ quan chức năng giải quyết”.

Sau khi được các cơ quan chức năng chấp thuận, gia đình bà Mai được UBND xã cùng các cơ quan chức năng huyện, Hạt Kiểm lâm cắm ranh giới giao diện tích trên để trồng cây tràm. Quá trình sử dụng, năm 1996, theo chỉ đạo của xã, gia đình bà Mai trồng bao quanh toàn bộ diện tích 12ha cây tràm và thả bò. Tới năm 2000, gia đình bà Mai tiếp tục trồng xà cừ toàn bộ 12ha và canh tác ổn định.

Quá trình sử dụng, ông Nguyễn Văn Phúc (người sử dụng đất giáp ranh với đất gia đình bà Mai), đã tự ý chặt phá cây trồng và tranh chấp diện tích đất trồng rừng với gia đình bà Mai.

Năm 2012, gia đình bà Mai phát hiện chính quyền UBND huyện Trảng Bom đã cấp sổ đỏ 12ha đất của gia đình cho ông Nguyễn Văn Phúc trái phép nên đã gửi đơn tố cáo khắp nơi.

 
Khu đất 12ha này được gia đình bà Mai sử dụng hợp pháp trong 20 năm qua. Ảnh: HC

"Hành trình" dẫn đến 12ha đất hợp pháp bị mất

Hồ sơ chúng tôi có được, từ năm 1985, UBND tỉnh Đồng Nai đã quy hoạch khu vực trồng rừng phòng hộ Sông Mây, xã Trảng Bom 1 cũ (nay là xã Sông Trầu và xã Bình Minh) giao các hộ gia đình.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, cơ quan chức năng liên quan đã giao đất không lập thủ tục ký kết hợp đồng trồng rừng, biên bản giao nhận đất tại thực địa, thiếu kiểm tra, không kịp thời báo cáo điều chỉnh để thu hồi diện tích đất giao với những hộ không có nhu cầu sử dụng đất trồng cây rừng, trong đó có hộ ông Nguyễn Văn Phúc.

Đây là nguyên nhân chính dẫn đến hộ ông Phúc tự quản lý, sử dụng vượt diện tích đất được giao. Tổng cộng hộ ông Phúc quản lý, sử dụng là: 147ha, gồm: 64ha được giao và 82 ha giao cho 12 hộ dân khác (là người nhà ông Phúc đứng tên xin giao đất nhưng không trực tiếp sử dụng).

Ngày 26.06.2000, ông Nguyễn Văn Phúc chết, vợ con ông Phúc khởi kiện chia tài sản thừa kế và được TAND tỉnh Đồng Nai xử tại bản án số: 47/DSST ngày 12.11.2002. Nội dung bản án: “Công nhận sự tự thoả thuận về quyền được hưởng tài sản cây rừng trồng trên đất giao, các đương sự phải đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền liên hệ làm thủ tục xin cấp quyền sử dụng đất và thuê đất theo quy định của pháp luật”.

Các đối tượng được hưởng tài sản thừa kế đã tiến hành làm đơn kê khai, đăng ký quyền sử dụng đất. UBND xã Sông Trầu và Phòng Địa chính- Nhà đất huyện (nay là Phòng Tài nguyên Môi trường) đã tham mưu đề nghị UBND huyện ký cấp giấy CNQSDĐ chưa đúng theo theo quy trình, thủ tục pháp lý về giao đất trồng rừng phòng hộ Sông Mây.

Con gái bà Mai (bên phải) bức xúc kể lại với PV khi khu đất của gia đình bổng dưng được người khác đứng tên trên sổ đỏ. Ảnh: HC
Con gái bà Mai (bên phải) bức xúc kể lại với PV khi khu đất của gia đình bỗng dưng được người khác đứng tên trên sổ đỏ. Ảnh: HC

Cụ thể, trường hợp bà Trần Thị Lành (con riêng ông Phúc, ngụ xã Đông Hoà, huyện Dĩ An, Bình Dương). Bà Lành được Toà án tạm giao diện tích hơn 56ha đất rừng trồng để quản lý tài sản thừa kế là cây rừng trồng. Trong đó, diện tích 56ha đất rừng toạ lạc tại xã Bình Minh bà Lành tự ý cho (tặng) 05 cán bộ Hạt kiểm lâm huyện, đã được xử lý tại kết luận số: 86/UBND-KLTT ngày 03.8.2006 của UBND huyện và đã thu hồi lại giao xã quản lý đất công.

Quá trình phòng TN&MT huyện tham mưu cấp GCN QSDĐ (đợt 1) cho bà Lành với diện tích 29 ha ha đất lâm nghiệp (hồ sơ do ông Nguyễn Hiệp Quế - Phó phòng ký trình cấp GCN QSDĐ đất ngày 21/11/2003). Sau đó, xã Sông Trầu và phòng Tài nguyên Môi trường huyện xác lập hồ sơ cho phép bà Lành chuyển quyền sử dụng đất cho con là Nguyễn Ngọc Tú (cùng hộ khẩu) là biểu hiện của việc làm “lách luật” về hạn mức đất nhằm phục vụ cho việc cấp GCNQSDĐ đợt 2 vào ngày 13.01.2004.

Tổng diện tích 02 đợt cấp GCNQSDĐ là hơn 50 ha đất, trong đó đã cấp sai mục đích sử dụng đất giao trồng rừng, từ đất trồng rừng sang đất nông nghiệp là 20ha. Việc cấp GCNQSDĐ này không đúng quy trình, thủ tục, không chấp hành ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND huyện, đất cấp GCN QSDĐ vượt hạn mức đất lâm nghiệp trên 20ha và giao đất trồng rừng không đúng đối tượng (bà Lành không có hộ khẩu tại địa phương) và giao sai mục đích sử dụng đất (20ha đất nông nghiệp).

Trường hợp bà Trần Thị Lệ (vợ không hôn thú với ông Phúc, ngụ ấp 4, xã Sông Trầu) được cấp GCNQSDĐ diện tích 23ha đất trồng rừng vào ngày 05.12.2003. Tuy nhiên, việc cấp này không thực hiện quy trình xét duyệt theo luật định, không kiểm tra và thẩm định. Hồ sơ thực hiện giao đất cho hộ bà Lệ khi chưa tổ chức ký hợp đồng trồng rừng là sai quy định.

 
Bà Mai trình bày việc bị mất đất oan đến PV Báo Lao Động. Ảnh: HC

Chính quyền địa phương vào cuộc

Trao đổi với PV Báo Lao Động, lãnh đạo UBND huyện Trảng Bom cho biết, có tiếp nhận đơn trình báo của bà Huỳnh Thị Mai về việc 12ha đất của gia đình bị cấp sổ đỏ cho người khác.

Hiện UBND huyện Trảng Bom đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên Môi trường chủ trì, phối hợp  với Thanh tra huyện, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện, Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh tiến hành kiểm tra, rà soát lại toàn bộ hồ sơ đã cấp GCNQSD cho các hộ được bà Huỳnh Thị Mai tố cáo, trên cơ sở đó UBND huyện xử lý theo quy định.

Được biết, nhiều năm qua bà Huỳnh Thị Mai đã mang đơn đi tố cáo và cầu cứu tại nhiều cơ quan tỉnh Đồng Nai và Trung Ương để đòi lại 12ha đất hợp pháp của mình. Hiện 12ha đất của gia đình bà Huỳnh Thị Mai đã quy hoạch thành khu dân cư, gia đình đã làm đơn khiếu nại ngăn chặn và yêu cầu được đền bù nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.

 
Hiện khu đất 12ha của Mai nằm trong khu quy hoạch dân cư với giá đất hàng triệu đồng/m2. Ảnh: Huân Cao
Huân Cao
TIN LIÊN QUAN

Sai phạm đất đai gây thiệt hại cho đất nước hơn dịch bệnh, thiên tai

Linh Anh |

Một phiên toà, hai kết luận thanh tra, kiểm tra liên tiếp được công bố trong hai ngày gần đây đều gắn với những sai phạm nghiêm trọng về quản lý đất đai.

Môi trường, đất đai…tiềm ẩn nguy cơ trở thành điểm "nóng" khiếu nại, tố cáo

VƯƠNG TRẦN |

Năm 2019, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân vẫn diễn biến phức tạp, trong đó trên một số lĩnh vực tiềm ẩn nguy cơ trở thành điểm nóng về khiếu nại, tố cáo.

Khiếu nại, tố cáo về đất đai "vẫn cao" do lợi dụng chính sách Nhà nước trong thu hồi đất

Xuân Hùng - Thành Trung |

Ngày 14.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2018. Các báo cáo cũng như các phát biểu tại hội trường đều cho rằng, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo còn phức tạp. 

Bi hài chuyện người già online: Suýt bị lừa gần 300 triệu đồng

BẠN ĐỌC NGUYỄN MINH ÚT |

Tôi nhận được một tin nhắn trên Facebook với nội dung vô cùng phấn khởi: “Xin chúc mừng tài khoản của bạn đã may mắn nhận được giải nhất từ sự kiện tuần lễ tri ân khách hàng năm 2022… Phần quà giải nhất của chị gồm: 1 xe máy Honda SH 150i; 1 phiếu quà tặng trị giá 200 triệu đồng tiền mặt… do tập đoàn Facebook tổ chức bình chọn…”.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Sai phạm đất đai gây thiệt hại cho đất nước hơn dịch bệnh, thiên tai

Linh Anh |

Một phiên toà, hai kết luận thanh tra, kiểm tra liên tiếp được công bố trong hai ngày gần đây đều gắn với những sai phạm nghiêm trọng về quản lý đất đai.

Môi trường, đất đai…tiềm ẩn nguy cơ trở thành điểm "nóng" khiếu nại, tố cáo

VƯƠNG TRẦN |

Năm 2019, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân vẫn diễn biến phức tạp, trong đó trên một số lĩnh vực tiềm ẩn nguy cơ trở thành điểm nóng về khiếu nại, tố cáo.

Khiếu nại, tố cáo về đất đai "vẫn cao" do lợi dụng chính sách Nhà nước trong thu hồi đất

Xuân Hùng - Thành Trung |

Ngày 14.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2018. Các báo cáo cũng như các phát biểu tại hội trường đều cho rằng, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo còn phức tạp.