Bốc thăm chọn nhà đầu tư nhà ở xã hội quá phụ thuộc may rủi

Tuyết Lan |

Sở Xây dựng Hà Nội đề xuất Luật Đấu thầu có quy định riêng về việc chọn chủ đầu tư nhà ở xã hội qua hình thức bốc thăm giống nhiều nước trên thế giới đang triển khai, giúp rút ngắn thời gian. Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng việc bốc thăm chọn nhà đầu tư dựa vào quá nhiều yếu tố may rủi.

Tại Hội nghị trực tuyến triển khai công điện của Thủ tướng để gỡ khó cho thị trường bất động sản vừa diễn ra, lãnh đạo Sở Xây dựng TP Hà Nội cho biết lựa chọn doanh nghiệp làm nhà ở xã hội theo quy trình trong Luật Đấu thầu 2023 vẫn lâu, trong khi dự án cần chọn chủ đầu tư và triển khai sớm mới hiệu quả.

Do đó, Sở đề xuất Luật Đấu thầu có quy định riêng về việc chọn chủ đầu tư qua hình thức bốc thăm giống nhiều nước trên thế giới đang triển khai, giúp rút ngắn thời gian.

Hiện nay, quy định về lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội bằng nguồn vốn tư nhân đang có sự chồng chéo với pháp luật về đầu tư, đấu thầu, đất đai dẫn đến quy trình trở nên phức tạp, kéo dài thời gian. Cụ thể theo Điều 57 Luật Nhà ở, trường hợp Nhà nước giao đất/cho thuê đất để xây dựng nhà ở xã hội thì lựa chọn chủ đầu tư thông qua hình thức đấu thầu nếu có từ hai nhà đầu tư trở lên đăng ký làm chủ đầu tư hoặc chỉ định chủ đầu tư nếu chỉ có một nhà đầu tư đăng ký.

Tuy nhiên, pháp luật về đấu thầu hiện hành (Nghị định số 25/2020/NĐ-CP của Chính phủ về lựa chọn nhà đầu tư, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 31/2021/NĐ-CP) chỉ quy định việc đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư dự án đầu tư có sử dụng đất để xây dựng khu đô thị, nhà ở thương mại, trụ sở, văn phòng làm việc, công trình thương mại, dịch vụ...

Việc đấu thầu dự án nhà ở xã hội thuộc loại hình đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo pháp luật chuyên ngành và hiện vẫn chưa có quy định thực sự rõ ràng. Mặc dù Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 09/2021/TT-BXD có nội dung hướng dẫn lựa chọn nhà đầu tư dự án nhà ở xã hội nhưng thực tiễn triển khai trong cả nước vẫn rất chậm do thiếu bộ tiêu chí rõ ràng để lập hồ sơ mời thầu.

Ngoài ra, theo Nghị định 148/2020/NĐ-CP thì trường hợp được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với dự án thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư hoặc địa bàn ưu đãi đầu tư (gồm dự án nhà ở xã hội) thì được giao đất không thông qua đấu giá, đấu thầu. Như vậy, đã xuất hiện “xung đột pháp luật” giữa Điều 57 Luật Nhà ở và Nghị định số 148/2020/NĐ-CP, dẫn đến các địa phương lúng túng khi triển khai thực hiện.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ThS. Nguyễn Văn Đỉnh - chuyên gia pháp lý đầu tư, bất động sản - cho rằng, khâu lựa chọn nhà đầu tư dự án rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ, chất lượng dự án và quyền lợi của người dân thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội. Do vậy, việc xây dựng chính sách theo phương án bốc thăm, đầy tính may rủi là không hợp lý (chưa kể tính bất hợp lý khi cơ quan công an, kiểm toán cũng tham gia cuộc bốc thăm).

"Cơ quan quản lý cần phải xây dựng được bộ tiêu chí để đánh giá, chấm điểm năng lực kỹ thuật, năng lực tài chính, năng lực kinh nghiệm của các nhà đầu tư, qua đó ưu tiên chọn lựa nhà đầu tư có năng lực tốt hơn, triển khai dự án tiết kiệm, hiệu quả hơn, thay vì chọn lựa được nhà đầu tư may mắn hơn" - ThS. Nguyễn Văn Đỉnh đề xuất.

Tuyết Lan
TIN LIÊN QUAN

Trợ lực về quỹ đất sạch để Công đoàn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho thuê

Vương Trần |

Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, quy định để Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê là rất nhân văn. Bên cạnh đó, cần có cơ chế hỗ trợ, trợ lực về quỹ đất sạch... để quy định này có thể đi vào thực tế.

Các cơ quan ủng hộ Tổng LĐLĐ Việt Nam tham gia đầu tư xây nhà ở xã hội

PHẠM ĐÔNG |

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, quy định Tổng LĐLĐ Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động tại Khoản 4 Điều 80 nhận được nhiều thảo luận và đồng thuận của đa số đại biểu Quốc hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ (cơ quan trình) cũng ủng hộ phương án này.

Tăng lợi nhuận làm nhà ở xã hội để người nghèo có cơ hội tiếp cận nhà ở

ANH HUY |

Việc đề xuất tăng lợi nhuận lên 15% hoặc thưởng theo thực tế thành tích phát triển nhà ở xã hội hay hình thức tương đương để bù đắp chi phí, tạo động lực cho các nhà đầu tư phát triển để người nghèo có cơ hội tiếp cận phân khúc này.

Công đoàn đồng hành cùng đoàn viên, người lao động vượt khó

Thành Nhân |

Trải qua 4 lần sóng dịch COVID-19, các cấp Công đoàn tỉnh Tiền Giang đã đồng hành cùng đoàn viên, người lao động (NLĐ) vượt qua khó. Những phần quà, nhu yếu phẩm thiết yếu của Công đoàn đã san sẻ, hỗ trợ đoàn viên, NLĐ trong lúc khó khăn nhất.

Thêm chủ phường hụi ở Thái Bình bị dân mang vòng hoa đến nhà đòi nợ

Trung Du |

Thái Bình - Ngày thứ 2 liên tiếp, tại khu vực phía nam của huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) xảy ra tình trạng người dân tập trung đông người trước cửa nhà chủ phường, hụi gây sức ép đòi nợ.

Chợ quê duy nhất còn lại giữa lòng phố cổ Hà Nội

VÂN HI |

Hà Nội - Chợ Thanh Hà (quận Hoàn Kiếm) được biết đến là khu chợ buôn bán dân dã, vẹn nguyên nét truyền thống, đậm chất quê giữa lòng phố cổ.

Cảnh báo số điện thoại bảo hiểm xã hội quận ở Đà Nẵng bị chỉnh sửa để lừa đảo

THÙY TRANG |

Bảo hiểm Xã hội (BHXH) quận Hải Châu, TP Đà Nẵng cho biết, vừa phát hiện số điện thoại liên lạc chính của đơn vị bị chỉnh sửa thành số khác trên một trang mạng phổ biến. Khi gọi đến số này, đầu dây bên kia khuyên người dân nên rút tiền BHXH một lần và yêu cầu trả tiền phí trước là 5 triệu đồng.

Nghìn công nhân may ở Hà Tĩnh mất việc vì khó khăn, thiếu đơn hàng

TRẦN TUẤN |

Hiện nay, hoạt động của các công ty may mặc ở Hà Tĩnh đang rất khó khăn do thiếu đơn hàng, không có đơn hàng nên nhiều công ty đã cắt giảm lao động, tệ hơn, đã có công ty phải tạm ngừng hoạt động.

Trợ lực về quỹ đất sạch để Công đoàn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho thuê

Vương Trần |

Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, quy định để Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê là rất nhân văn. Bên cạnh đó, cần có cơ chế hỗ trợ, trợ lực về quỹ đất sạch... để quy định này có thể đi vào thực tế.

Các cơ quan ủng hộ Tổng LĐLĐ Việt Nam tham gia đầu tư xây nhà ở xã hội

PHẠM ĐÔNG |

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, quy định Tổng LĐLĐ Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động tại Khoản 4 Điều 80 nhận được nhiều thảo luận và đồng thuận của đa số đại biểu Quốc hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ (cơ quan trình) cũng ủng hộ phương án này.

Tăng lợi nhuận làm nhà ở xã hội để người nghèo có cơ hội tiếp cận nhà ở

ANH HUY |

Việc đề xuất tăng lợi nhuận lên 15% hoặc thưởng theo thực tế thành tích phát triển nhà ở xã hội hay hình thức tương đương để bù đắp chi phí, tạo động lực cho các nhà đầu tư phát triển để người nghèo có cơ hội tiếp cận phân khúc này.