Bị doanh nghiệp ồ ạt "xẻ thịt", hồ Đại Lải biến thành nhiều hồ nhỏ

Nhóm PV |

Thời gian qua, nhiều công ty được giao đất, cho thuê đất và phê duyệt quy hoạch trong phạm vi bảo vệ hồ chứa nước Đại Lải đã tiến hành nhiều hoạt động như san nền, đo đất, xây tường kè... làm giảm dung tích hữu ích và dung tích phòng lũ của hồ chứa.

Hồ Đại Lải thuộc địa bàn xã Ngọc Thanh, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc có nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho 1.384 ha diện tích đất nông nghiệp, cấp nước thô cho công nghiệp, nước sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản, phòng chống lũ lụt cho hạ du và phát triển du lịch.
Hồ Đại Lải thuộc địa bàn xã Ngọc Thanh, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc có nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho 1.384 ha diện tích đất nông nghiệp, cấp nước thô cho công nghiệp, nước sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản, phòng chống lũ lụt cho hạ du và phát triển du lịch.
Được biết, Hồ Đại Lải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phân giao nhiệm vụ quản lý cho UBND tỉnh Vĩnh Phúc từ tháng 5.2018.
Được biết, hồ Đại Lải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phân giao nhiệm vụ quản lý cho UBND tỉnh Vĩnh Phúc từ tháng 5.2018.
Vừa qua, Tổng cục Thủy lợi đã kiểm tra đột xuất các hoạt động trong phạm vi bảo vệ hồ chứa nước Đại Lải. Tổng cục Thủy lợi đã làm việc với 04 doanh nghiệp đang có dự án kinh doanh, du lịch trong phạm vi hồ chứa nước Đại Lải.
Trả lời PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Đắc Long – Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết có tình trạng san gạt, đổ đất xuống hồ Đại Lải. Tổng cục Thủy lợi đã nhiều lần về kiểm tra, đề nghị UBND tỉnh Vĩnh Phúc vào cuộc chấn chỉnh.
Theo Tổng cục Thủy lợi, thời gian qua, các doanh nghiệp gồm Công ty TNHH Đại Lải, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Nhật Hằng, Công ty TNHH Đạt Tiến đã san nền, đo đất, xây tường kè, đắp đường ngăn hồ... trong phạm vi bảo vệ hồ chứa nước Đại Lai.
Trước đó vào tháng 2.2020, Tổng cục Thủy lợi đã kiểm tra đột xuất các hoạt động trong phạm vi bảo vệ hồ chứa nước Đại Lải. Tổng cục Thủy lợi đã làm việc với 4 doanh nghiệp đang có dự án kinh doanh, du lịch trong phạm vi hồ chứa nước Đại Lải. Theo Tổng cục Thủy lợi, thời gian qua, các doanh nghiệp gồm Công ty TNHH Đại Lải, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Nhật Hằng, Công ty TNHH Đạt Tiến đã san nền, đo đất, xây tường kè, đắp đường ngăn hồ... trong phạm vi bảo vệ hồ chứa nước Đại Lải.
Những doanh nghiệp này đã thực hiện các hoạt động nhưng không có giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi hoặc hoạt động không đúng nội dung quy định của giấy phép đã được cấp là vi phạm quy định của pháp luật về thủy lợi.
Những doanh nghiệp này đã thực hiện các hoạt động nhưng không có giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi hoặc hoạt động không đúng nội dung quy định của giấy phép đã được cấp là vi phạm quy định của pháp luật về thủy lợi.
Trong khi đó, việc giao đất, cho thuê đất và phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 trong phạm vi bảo vệ hồ chứa nước Đại Lải cho các doanh nghiệp thực hiện dự án, có diện tích được tôn nền để xây dựng công trình, làm giảm dung tích hữu ích và dung tích phòng lũ của hồ chứa, ảnh hưởng đến nhiệm vụ và an toàn của hồ là vi phạm quy định của pháp luật về thủy lợi.
Việc giao đất, cho thuê đất và phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 trong phạm vi bảo vệ hồ chứa nước Đại Lải cho các doanh nghiệp thực hiện dự án, có diện tích được tôn nền để xây dựng công trình, làm giảm dung tích hữu ích và dung tích phòng lũ của hồ chứa, ảnh hưởng đến nhiệm vụ và an toàn của hồ là vi phạm quy định của pháp luật về thủy lợi.
Hình ảnh ghi nhận thực tế tại một số khu vực quanh hồ Đại Lải ngày 30.6.
Hình ảnh ghi nhận thực tế tại một số khu vực quanh hồ Đại Lải ngày 30.6.
Hình ảnh ghi nhận thực tế tại một số khu vực quanh hồ Đại Lải ngày 30.6.
Bà H.T.L (người dân địa phương) chia sẻ: “Đất đổ vào công trường ở đây người ta toàn trở đêm thôi. Ngày xưa hồ chẳng rộng đến hàng mấy chục ha, nhưng giờ doanh nghiệp đến lấn hết.
Nhiều người dân địa phương đang cho rằng, diện tích hồ đang bị lấn chiếm dần. Bà H.T.L (người dân xã Ngọc Thanh) nói: “Đất đổ vào công trường ở đây người ta toàn chở đêm thôi. Ngày xưa hồ rất rộng, nhưng giờ doanh nghiệp đến lấn hết".
“Ngày xưa chỉ có 1 hồ to Đại Lải, nhưng giờ bao nhiêu là hồ nhỏ, hồ tự tạo đầy. Ở đây họ lấn nhiều lắm, lấn mấy chục ha đất. Họ còn cho máy móc đóng cọc vào giữa lòng hồ, lấn xong xây dựng, nhưng làm gì được họ? Như chúng tôi dân ở quê kệ thôi, biết làm sao được!“, bà H.T.L nói thêm.
“Tôi ở đây từ nhỏ. Ngày xưa chỉ có 1 hồ to Đại Lải, nhưng giờ bao nhiêu là hồ nhỏ, hồ tự tạo đầy. Ở đây họ lấn nhiều lắm, lấn mấy chục ha đất. Họ còn cho máy móc đóng cọc vào giữa lòng hồ, lấn xong xây dựng, nhưng làm gì được họ? Như chúng tôi dân ở quê kệ thôi, biết làm sao được!“, bà H.T.L nói thêm.
Video: Doanh nghiệp ồ ạt "xẻ thịt" Hồ Đại Lải
Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp đua nhau "xẻ thịt" hồ Đại Lải

Nhóm PV |

Dù Luật Thủy lợi, Luật Đất đai đã quy định rõ những hành vi bị nghiêm cấm đối với hồ thủy lợi, tuy nhiên thời gian qua nhiều doanh nghiệp ngang nhiên san nền, xây tường kè, đắp đường ngăn hồ trái phép... uy hiếp nghiêm trọng đến hành lang hồ Đại Lải.

Vụ lấp hồ Đồng Mô (Hà Nội): Làm rõ trách nhiệm ai tiếp tay cho vi phạm

NHÓM PV |

Trước phản ánh của Lao Động về việc các resort lấp hồ Đồng Mô, Sở NNPTNT cho rằng, Cty MTV Thủy lợi Sông Tích (Cty Sông Tích) không lập biên bản vi phạm, không có biện pháp ngăn chặn, thông báo cho chính quyền địa phương và phối hợp xử lý về các hành vi vi phạm. 

Chùm ảnh: Lấp hồ Đồng Mô, khắc phục đến đâu?

Thông Chí - Cao Nguyên |

Sau khi loạt bài báo “Ồ ạt san lấp trái phép hồ Đồng Mô: Cơ quan quản lý tiếp tay cho vi phạm?”, vào chiều 3.7, tại khu resort G9 khu vực làm ta-luy đường dạo, một máy xúc đang hoạt động. Bên cạnh máy xúc là đống đất cao, máy xúc đất liên tục cào đất từ tà luy đường đổ vào. Trong khi đó, tại khu đất đồi Mơ do bà Lê Thị Thu Hiền đang sử dụng, đoạn rãnh mà dự án này đã lấp hồ có 3 lao động và một máy xúc đang làm việc.

Bi hài chuyện người già online: Suýt bị lừa gần 300 triệu đồng

BẠN ĐỌC NGUYỄN MINH ÚT |

Tôi nhận được một tin nhắn trên Facebook với nội dung vô cùng phấn khởi: “Xin chúc mừng tài khoản của bạn đã may mắn nhận được giải nhất từ sự kiện tuần lễ tri ân khách hàng năm 2022… Phần quà giải nhất của chị gồm: 1 xe máy Honda SH 150i; 1 phiếu quà tặng trị giá 200 triệu đồng tiền mặt… do tập đoàn Facebook tổ chức bình chọn…”.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Doanh nghiệp đua nhau "xẻ thịt" hồ Đại Lải

Nhóm PV |

Dù Luật Thủy lợi, Luật Đất đai đã quy định rõ những hành vi bị nghiêm cấm đối với hồ thủy lợi, tuy nhiên thời gian qua nhiều doanh nghiệp ngang nhiên san nền, xây tường kè, đắp đường ngăn hồ trái phép... uy hiếp nghiêm trọng đến hành lang hồ Đại Lải.

Vụ lấp hồ Đồng Mô (Hà Nội): Làm rõ trách nhiệm ai tiếp tay cho vi phạm

NHÓM PV |

Trước phản ánh của Lao Động về việc các resort lấp hồ Đồng Mô, Sở NNPTNT cho rằng, Cty MTV Thủy lợi Sông Tích (Cty Sông Tích) không lập biên bản vi phạm, không có biện pháp ngăn chặn, thông báo cho chính quyền địa phương và phối hợp xử lý về các hành vi vi phạm. 

Chùm ảnh: Lấp hồ Đồng Mô, khắc phục đến đâu?

Thông Chí - Cao Nguyên |

Sau khi loạt bài báo “Ồ ạt san lấp trái phép hồ Đồng Mô: Cơ quan quản lý tiếp tay cho vi phạm?”, vào chiều 3.7, tại khu resort G9 khu vực làm ta-luy đường dạo, một máy xúc đang hoạt động. Bên cạnh máy xúc là đống đất cao, máy xúc đất liên tục cào đất từ tà luy đường đổ vào. Trong khi đó, tại khu đất đồi Mơ do bà Lê Thị Thu Hiền đang sử dụng, đoạn rãnh mà dự án này đã lấp hồ có 3 lao động và một máy xúc đang làm việc.