Bất động sản lân cận Hà Nội và TP HCM tiếp tục "nóng" trong năm 2021

Minh An |

Nhận định về thị trường bất động sản trong năm 2021, Công ty Chứng khoán VNDirect cho rằng làn sóng “di cư” đến các tỉnh lân cận TP HCM và Hà Nội sẽ tiếp tục là xu hướng chính, chủ yếu do giá bán tại các khu vực này vẫn ở mức thấp hơn, tương đương giá bán tại các khu vực trung tâm 4-5 năm trước đây.

Bất động sản vùng ven được kích cầu nhờ hạ tầng

Theo VNDirect, khu vực lân cận Hà Nội và TP HCM hứa hẹn một tiềm năng sinh lời hấp dẫn cho các nhà đầu tư do các chủ đầu tư mua đất ở đây có chi phí thấp hơn các khu trung tâm. Ngoài ra, những dấu hiệu tích cực về hoạt động đầu tư công trong năm 2020, đặc biệt là việc phát triển cơ sở hạ tầng cũng có khả năng kích cầu bất động sản.

VNDirect dẫn chứng việc chính phủ đã đề xuất chi ngân sách cho đầu tư công 2,75 triệu tỉ (119,56 tỉ USD) cho giai đoạn 2021-2025, tăng 37,5% so với giai đoạn 2016-2020, phê duyệt mở rộng tuyết đường cao tốc TP HCM - Long Thành và khởi công xây dựng đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết vào tháng 9/2020. Tại TP HCM, việc mở rộng đường cao tốc đến khu vực phía Tây và ven biển với các dự án hạ tầng đang triển khai như Bến Lức – Long Thành, Dầu Giây – Phan Thiết đã nâng giá đất tại một số khu vực như Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Phan Thiết, Bình Thuận và Đồng Nai lên 50-100% trong vòng một năm.

Tương tự như TP HCM, các dự án lớn ở các tỉnh lân cận Hà Nội cũng được kỳ vọng sẽ chiếm lĩnh thị trường. Hải Phòng, Thái Nguyên, Hoà Lạc, Quảng Ninh là các khu vực được kỳ vọng sẽ bùng nổ nhu cầu nhờ việc mở rộng các tuyến đường cao tốc đến biên giới và ven biển ở miền Bắc cùng các tuyến đường cao tốc đang được xây dựng/quy hoạch như Vân Đồn – Móng Cái, Ninh Bình – Hải Phòng, Hữu Nghị - Chị Lăng.

Bất động sản Bình Dương đang nóng lên

VNDirect chỉ ra rằng việc Bình Dương nổi lên với vai trò trung tâm công nghiệp của phía Nam khiến tỉnh này có khả năng thu hút hàng chục nghìn chuyên gia, kỹ sư, công nhân, từ đó giúp tăng nhu cầu về căn hộ, đất nền và nhà phố từ phân khúc bình dân tới cao cấp.

VNDirect dẫn số liệu từ CBRE cho thấy trong 9 tháng đầu năm 2020, nguồn cung căn hộ mới tại Bình Dương đạt 8.289 căn từ 8 dự án, chỉ kém 10% so với TP HCM. Tỷ lệ hấp thụ tại Bình Dương đạt 96,6%, tương đương với TP HCM nhờ nhu cầu cao tới từ các chuyên gia, kỹ sư và công nhân tại khu vực này. Tính đến tháng 10/2020, giá căn hộ đã đạt xấp xỉ 30-40 triệu/m2, tăng đáng kể từ mức 20-25 triệu/m2 trong năm 2018.

Không có bong bóng bất động sản trong ngắn hạn

Việc thị trường suy giảm cùng với giá nhà đất tăng mạnh làm gia tăng lo ngại về bong bóng bất động sản tương tự như năm 2009-2010.

Bong bóng bất động sản đã khiến thị trường chao đảo và đóng băng cho tới năm 2013.

Tuy nhiên, VNDirect cho rằng vấn đề của năm 2019- 2020 hoàn toàn khác với năm 2009-2010.

"Một thập kỷ trước, hàng hóa quá nhiều trong khi lượng người mua hạn chế, từ đó đã dẫn đến lượng hàng tồn kho cao với giá trị lên tới 200 nghìn tỉ đồng, cùng với giá bán nhà đất cao hơn nhiều so với giá trị thực và một lượng lớn dự án “ma” – tất cả các yếu tố này đã cấu thành nên sự sụp đổ của thị trường", VNDirect phân tích.

Ở thời điểm hiện tại, VNDirect nhận định vấn đề nằm ở việc thiếu thay vì thừa nguồn cung; đồng thời, nhu cầu vẫn đang rất cao cùng với dòng tiền dồi dào đổ vào thị trường bất động sản.

Vì vậy, VNDirect khẳng định không nhận thấy rủi ro bong bóng bất động sản trong ngắn hạn.

Minh An
TIN LIÊN QUAN

"Ông lớn" môi giới bất động sản Đất Xanh bị ‘bêu tên’ vì nợ thuế

Tùng Thư |

Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh (HOSE:DXG) vừa bị Cục Thuế TP HCM “xướng danh” trong danh sách các doanh nghiệp nợ thuế kỳ 2 năm 2020.

TPHCM: Cuối năm, thị trường bất động sản cho thuê vẫn ảm đạm

NGUYỄN HUY |

Mặc dù cuối năm là thời điểm kinh tế, tiêu dùng có nhiều hoạt động nhộn nhịp, tuy nhiên, thị trường bất động sản cho thuê vẫn khá ảm đạm. Nhiều mặt bằng treo bảng cho thuê, sang nhượng hàng tháng ròng vẫn chưa thoát cảnh “ế”.

Tương phản bức tranh tài chính của các “ông lớn” bất động sản

Minh An |

Trải qua 3/4 chặng đường của năm 2020, nhiều doanh nghiệp bất động sản vẫn trụ vững và tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận; nhưng không ít “ông lớn” lại “lao dốc”, báo lỗ lớn nhất từ trước đến nay.

Tiềm ẩn nguy cơ tai nạn vì xe “độ chế” trung chuyển du khách tại Kỳ Co

Hoài Luân |

Bình Định - Để trung chuyển du khách từ đỉnh đèo xuống đến bãi biển tại Dự án điểm du lịch Kỳ Co, chủ đầu tư dùng các xe "độ chế", không có dây an toàn khiến nhiều người ngồi trên xe cảm thấy lo lắng, bất an.

Novaland muốn hoán đổi trái phiếu lấy bất động sản: Cẩn thận dao hai lưỡi

Đức Mạnh |

Một số doanh nghiệp hiện nay đã đàm phán thanh toán gốc, lãi trái phiếu bằng cổ phần hoặc sản phẩm bất động sản. Tuy nhiên giải pháp "hàng đổi hàng" này lại được các chuyên gia cho rằng rất cần lưu ý.

Bế tắc tìm việc làm

LƯƠNG HẠNH |

Đã hơn 1 tháng sau Tết Nguyên đán, chị Thắm vẫn chưa tìm được công việc phù hợp. Rơi vào bế tắc, thậm chí, chị đã nảy sinh ý định xuất khẩu lao động để thoát cảnh thất nghiệp.

Chính thức thành lập một số đơn vị hành chính cấp huyện, xã của 10 tỉnh

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành các nghị quyết về việc thành lập một số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 10 tỉnh An Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn, Bến Tre, Bình Dương, Đắk Lắk, Quảng Nam, Thái Nguyên, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.

Hà Nội chốt thi 3 môn vào lớp 10: Phụ huynh thở phào nhẹ nhõm

KHÁNH AN |

Nhiều phụ huynh cho biết cảm thấy bớt áp lực sau khi đọc được thông tin Hà Nội chốt thi 3 môn vào lớp 10.

"Ông lớn" môi giới bất động sản Đất Xanh bị ‘bêu tên’ vì nợ thuế

Tùng Thư |

Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh (HOSE:DXG) vừa bị Cục Thuế TP HCM “xướng danh” trong danh sách các doanh nghiệp nợ thuế kỳ 2 năm 2020.

TPHCM: Cuối năm, thị trường bất động sản cho thuê vẫn ảm đạm

NGUYỄN HUY |

Mặc dù cuối năm là thời điểm kinh tế, tiêu dùng có nhiều hoạt động nhộn nhịp, tuy nhiên, thị trường bất động sản cho thuê vẫn khá ảm đạm. Nhiều mặt bằng treo bảng cho thuê, sang nhượng hàng tháng ròng vẫn chưa thoát cảnh “ế”.

Tương phản bức tranh tài chính của các “ông lớn” bất động sản

Minh An |

Trải qua 3/4 chặng đường của năm 2020, nhiều doanh nghiệp bất động sản vẫn trụ vững và tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận; nhưng không ít “ông lớn” lại “lao dốc”, báo lỗ lớn nhất từ trước đến nay.