Bảo kê sai phạm, thất thoát tiền tỉ: Choáng váng cảnh đưa - nhận phong bì

Nhóm PV |

Hà Nội - Kinh doanh sử dụng đất trái phép, sai mục đích không chỉ diễn ra tại các khu đất công và dự án chậm tiến độ, nhiều khu đất nông nghiệp tại thủ đô đang bị san gạt, đổ bêtông nhằm cho thuê mặt bằng sai quy định. Tại sao những hành vi sai phạm diễn ra công khai trong thời gian dài lại qua mặt được cơ quan chức năng?

Góc khuất phía sau những khu đất nông nghiệp bị "bạo hành"

Thuộc địa bàn phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội, khu đất nông nghiệp nằm trên mặt đường Cương Kiên nhiều năm nay được quây kín tôn để sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.

Giới thiệu là người có nhu cầu thuê kho xưởng, PV được kết nối đến gặp người đàn ông tên Lương. Với giá 15 triệu đồng/tháng, Lương cho biết chúng tôi có thể thuê khu đất nông nghiệp rộng khoảng hơn 100m2.

Khu đất nông nghiệp tại phường Mễ Trì (Nam Từ Liêm - Hà Nội) bị đổ bêtông, san lấp, dựng lều lán cho thuê trái phép.
Khu đất nông nghiệp tại phường Mễ Trì (Nam Từ Liêm - Hà Nội) bị đổ bêtông, san lấp, dựng lều lán cho thuê trái phép.

Nói về cách thức "phù phép" đất nông nghiệp thành mặt bằng cho thuê, Lương cho biết được sự hỗ trợ của Hợp tác xã nông nghiệp; sau đó làm “luật” với các đơn vị như địa chính và công an rồi tự đổ bê tông và cho thuê lại để lấy chênh lệch:

"Thuê được tất thì 15 triệu đồng/tháng. Đất là đất ruộng anh thuê của dân qua hợp tác xã. Hợp tác xã gọi từng người dân lên, hợp tác xã cam kết thuê cùng với anh, anh trả tiền người ta. Anh hỏi, không có hợp tác xã thì ai đi đo đạc cho bọn anh, ai đi cắm mốc? Mà bây giờ ruộng toàn mênh mông tất cả thế này.

Sau đó anh cho thuê lại, mặt tiền 10 triệu, anh sẽ được 3-4 triệu một tháng".

Ảnh: Nội Không khó để bắt gặp các biển bảng quảng cáo cho thuê mặt bằng ngay tại các khu đất nông nghiệp ở Hà Nội.
Ảnh: Nội Không khó để bắt gặp các biển bảng quảng cáo cho thuê mặt bằng ngay tại các khu đất nông nghiệp ở Hà Nội.
Không khó để bắt gặp các biển bảng quảng cáo cho thuê mặt bằng ngay tại các khu đất nông nghiệp ở Hà Nội.

Không những vậy, Lương khẳng định tại khu đất này ai làm gì cũng phải "báo" với phường. Và, muốn yên ổn hoạt động thì phải "đóng sản" đúng cửa.

"Phường cũng biết hết đấy chứ. Mỗi một tháng nếu bình thường rửa xe không thì 500.000 đồng, để kho thì mất 1 triệu".

Đi thu tiền thì... mặc thường phục

Chứng minh về việc được sự tiếp tay của cán bộ phường để xây dựng, kinh doanh thậm chí cho thuê lại mặt bằng trên đất nông nghiệp, người đàn ông này cho biết nếu đồng ý thuê đất theo giá đưa ra, nhân dịp đến ngày làm “luật” theo quý sẽ kết nối để chúng tôi gặp mặt cán bộ địa chính.

Sau khi chuẩn bị “quà gặp mặt”, Lương hẹn chúng tôi đến buổi làm “luật” giữa Lương với một người tự nhận là cán bộ địa chính phường Mễ Trì (Nam Từ Liên, Hà Nội) tên L.

"Khi xuống thu tiền là họ mặc thường phục. Cậu L này tạo điều kiện mà", Lương nói.

Tại buổi làm việc này, L tự giới thiệu là cán bộ địa chính phường, phụ trách về các công trình đất nông nghiệp trên địa bàn. L cho biết dù chưa biết được ai là người thuê đất, tuy nhiên do Lương đặt vấn đề nên người này đã chủ động đỡ lời khi công an quận hỏi đến.

"Hôm trước Ngọc ở chỗ đội kinh tế công an quận cũng hỏi. Tôi bảo đất người ta đang san cát thôi. Để tránh các anh ấy báo cáo về chỗ lãnh đạo công an quận, công an quận có ý kiến sang sẽ rất là dở. Vẫn chưa biết được ai thuê nhưng thôi mấy anh em ở đây cả. Nói cho anh ấy là thôi anh tạo điều kiện".

Ngay khi L dứt câu, Lương lấy ra hai phong bì chuẩn bị từ trước đặt vào tay L và nói: "Cái này là cái của em. Còn giúp anh lại gửi hộ như mọi năm. Anh đang làm mặt bằng cho các bạn. Hôm nào các bạn ấy về đây làm sẽ gặp em sau". Như một thói quen, L thản nhiên cất phong bì vào túi áo trước mặt PV.

L và Lương trao nhận phong bì
L và Lương trao nhận phong bì.

Cũng tại buổi gặp gỡ này, cán bộ địa chính phường Mễ Trì còn khẳng định, từ khi phường này có lãnh đạo mới, cơ chế với những người như Lương đã trở nên “thoáng hơn”: "Thực ra quan điểm thì ở phường cơ chế chắc anh Lương biết, chỗ này gác chặt lắm. Thời chủ tịch phường trước một năm ông ấy đi dập mấy lần vụ đấy, chẳng phải úp mở gì với nhau cả. Mấy sân bóng tiền tỉ cũng không làm được. Đi không đúng đường, gõ không đúng cửa thì là bị như thế.

Nhưng đời chủ tịch này thì không làm thế. Bây giờ thì có lãnh đạo mới, cơ chế nó thoáng hơn. Lãnh đạo cũng chỉ đạo bây giờ là phải có cơ chế rõ ràng. Đầu tiên nếu mình muốn thì nói chung phải báo cáo từ đầu quy mô như nào. Tớ sẽ báo cáo lãnh đạo, lãnh đạo có chỉ đạo".

Phường cũng phải có "cơ chế" với cấp trên?

Sau khi nhận "phí bôi trơn" của Lương, người tự nhận là cán bộ địa chính tên L khẳng định mặc dù là đất nông nghiệp nhưng với sự “che chở” của mình và phường, Lương có thể yên tâm cho thuê lại, xây lều lán, đổ bêtông tại đây trong nhiều năm nữa, thậm chí nếu kinh doanh còn có thể treo biển bảng. Chỉ cần đóng “luật” đúng hạn, nếu phường có kiểm tra thì sẽ được báo trước.

Anh em tạo điều kiện cho nhau, xử lý thì báo trước, anh em nhẹ nhàng. Bây giờ cơ chế thì lãnh đạo chỉ đạo. Bây giờ thì báo cáo theo quý. Nói chung là phường cũng phải lên quận chứ, phải lên báo cáo các anh trên đấy.

Nói chung sau này công việc hàng tháng, hàng quý sẽ làm việc với anh Lương nhé. Thực ra nó cũng là để phường có "cơ chế" với cấp trên thôi.

Khi PV ngỏ ý muốn đặt biển quảng cáo sau khi thuê mặt bằng, L khẳng định có thể làm thoải mái. Tuy nhiên để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh trái phép trên đất nông nghiệp được diễn ra thuận lợi, cán bộ địa chính khuyên chúng tôi nên lên làm việc thêm với công an phường Mễ Trì.

Cho biết thường xuyên làm luật theo năm cho cơ quan này, ngay lập tức Lương đã kết nối cho chúng tôi với đội trưởng đội trật tự phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm ngay tại trụ sở.

Sau khi nghe Lương trình bày, đội trật tự phường Mễ Trì nói: "Muốn gặp anh để làm cho yên tâm chứ gì? Anh trả lời như thế này nhé. Không phải là anh có thể khẳng định cái đó mình sẽ duy trì được lâu dài.

Thứ hai ủy ban người ta ra quân anh cũng không khẳng định được. Nói tóm lại mình rửa xe thì anh này làm đấy anh biết rồi. Hàng tháng “duy trì” thế nào thì bảo anh Lương, qua anh Lương. Không thì lấy số máy của anh", người này nói.

Hoạt động công khai, kinh doanh kiếm lời bạc triệu từ các dự án bỏ hoang, đất nông nghiệp chưa được sử dụng… nhờ hành vi hối lộ dưới cái tên mĩ miều “làm luật” với một số cán bộ tại các địa phương diễn ra nhiều năm nay.

Hành vi trục lợi này còn vẫn diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật, ngay trước mắt các cơ quan hữu quan. Dấu hiệu chống lưng, “bảo kê”, “tham nhũng vặt” này rất cần cơ quan chức năng làm rõ và kiên quyết xử lý.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Cận cảnh việc “làm luật”, hô biến đất nông nghiệp thành bãi kinh doanh

NHÓM PV |

Hà Nội - Trên mặt đường Cương Kiên (Nam Từ Liêm, Hà Nội), một loạt diện tích đất nông nghiệp được quây tôn để kinh doanh bãi đỗ xe, kho xưởng, quán ăn... Bằng cách "làm luật" với cơ quan chức năng và chính quyền địa phương, đất nông nghiệp được "hô biến" trở thành đất kinh doanh như thế nào?

Bảo kê sai phạm, thất thoát tiền tỉ: Lật tẩy chiêu trò "phù phép" đất công

Nhóm PV |

Không dừng lại ở những dự án bỏ hoang, hoạt động kinh doanh, trục lợi còn diễn ra tại những khu đất công "đắp chiếu" trên địa bàn Hà Nội.

Trục lợi từ các dự án "đắp chiếu": Bí mật bên trong các công trình nham nhở

NHÓM PV |

Hà Nội - Khác với vẻ hoang tàn bên ngoài, sau lớp rào tôn của nhiều công trình bỏ hoang tại Hà Nội, hoạt động trông giữ xe, kho hàng, xưởng sản xuất thậm chí phòng cho công nhân thuê ở… diễn ra rầm rộ, bất kể ngày đêm. Bí mật gì đang diễn ra bên trong các công trình nham nhở này?

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Cận cảnh việc “làm luật”, hô biến đất nông nghiệp thành bãi kinh doanh

NHÓM PV |

Hà Nội - Trên mặt đường Cương Kiên (Nam Từ Liêm, Hà Nội), một loạt diện tích đất nông nghiệp được quây tôn để kinh doanh bãi đỗ xe, kho xưởng, quán ăn... Bằng cách "làm luật" với cơ quan chức năng và chính quyền địa phương, đất nông nghiệp được "hô biến" trở thành đất kinh doanh như thế nào?

Bảo kê sai phạm, thất thoát tiền tỉ: Lật tẩy chiêu trò "phù phép" đất công

Nhóm PV |

Không dừng lại ở những dự án bỏ hoang, hoạt động kinh doanh, trục lợi còn diễn ra tại những khu đất công "đắp chiếu" trên địa bàn Hà Nội.

Trục lợi từ các dự án "đắp chiếu": Bí mật bên trong các công trình nham nhở

NHÓM PV |

Hà Nội - Khác với vẻ hoang tàn bên ngoài, sau lớp rào tôn của nhiều công trình bỏ hoang tại Hà Nội, hoạt động trông giữ xe, kho hàng, xưởng sản xuất thậm chí phòng cho công nhân thuê ở… diễn ra rầm rộ, bất kể ngày đêm. Bí mật gì đang diễn ra bên trong các công trình nham nhở này?