Bài học sau vụ đấu giá đất Thủ Thiêm: Chế tài xử lý bỏ cọc có quá dễ dàng?

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Trong buổi tọa đàm "Bài học Kinh nghiệm rút ra từ đấu giá đất Thủ Thiêm và những khuyến nghị về thể chế" diễn ra tại Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM ngày 23.2, nhiều chuyên gia đã đưa ra ý kiến đánh giá, nhìn nhận về quy định, thể chế hiện hành liên quan đến việc đấu giá sử dụng đất rút ra sau vụ đấu giá đất ở Thủ Thiêm (TPHCM).

PGS.TS Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM, đồng thời là người chủ trì tọa đàm cho rằng, cuộc đấu giá đất ở Thủ Thiêm vừa qua tạo ra tranh luận nhiều chiều trên thông tin đại chúng.

"Việc đưa giá đất lên cao có tác hại gì với mặt bằng giá đất của thành phố, ảnh hưởng như thế nào đến đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà ở. Giá đất tăng cao thời gian qua làm cho giấc mơ an cư, có nhà ở của người lao động trở nên xa vời. Buổi tọa đàm sẽ giúp thảo luận nhiều vấn đề và các chuyên gia sẽ đề xuất nhiều giải pháp”- ông Ngân nói.

 
PGS.TS Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM phát biểu mở màn buổi toạ đàm. Ảnh: Anh Tú.

Thất bại hay bài học kinh nghiệm?

Tham gia buổi tọa đàm, nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan cũng đã nêu ra các khúc mắc trong sự việc vừa qua. Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) chia sẻ góc nhìn về việc đấu giá đất thời gian qua. Theo ông Châu, Luật Đấu giá tài sản hiện nay đang đánh đồng các loại tài sản, một bức tranh, tài sản thanh lý, thu hồi chung với việc đấu giá đất đai để thực hiện việc phát triển dự án.

"Chúng ta phải xử lý ngay từ gốc. Luật Đấu giá tài sản hiện nay áp dụng chung cho đấu giá tài sản Nhà nước và tư nhân, chúng ta đang đánh đồng tài sản chung" - ông Châu nói.

Ông Châu nhận định qua cuộc đấu giá này, thành phố mất rất lớn. Giá đất được đẩy lên, trong khi đó 2 nhà đầu tư đã rút ra là 2 nhà đầu tư lớn nhất. "Số tiền nhà đầu tư bỏ cọc không đáng gì, thành phố không nhắm vào số tiền bỏ cọc đó mà vấn đề là phát triển Thủ Thiêm như thế nào?"- ông Châu nói.

Tọa đàm tại Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM ngày 23.2. Ảnh: Anh Tú.
Tọa đàm "Bài học Kinh nghiệm rút ra từ đấu giá đất Thủ Thiêm và những khuyến nghị về thể chế" tại Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM ngày 23.2. Ảnh: Anh Tú.

Ông Nguyễn Thanh Hải - Viện trưởng Viện Quy hoạch Xây dựng Miền Nam cho rằng, sau cuộc đấu giá đất ở Thủ Thiêm vừa qua, thành phố đã có một bài học lớn. "Bài học lớn lắm nhưng là bài học tốt, cho chúng ta và các nhà quản lý"- ông Hải nói.

Theo ông Hải, mặt bằng giá bất động sản của chúng ta hiện có vấn đề khi giá nào cũng mua, chúng ta để nhà đầu tư chưa trong sáng dẫn dắt thị trường thì không tốt, mà phải có sự điều tiết của Nhà nước.

Ngoài ra, ông Hải cho rằng câu chuyện này không liên quan đến quy hoạch vì Thủ Thiêm quy hoạch rất tốt, trên từng lô đất các chỉ tiêu đều có, có chức năng, chiều cao công trình... và nhà đầu tư cũng nắm rất rõ vấn đề này khi tham gia đấu giá.

Theo ông Hải, chúng ta cũng không nên suy diễn, hay có thuyết âm mưu về hành động của doanh nghiệp khi chưa có bằng chứng.

 
Ông Nguyễn Thanh Hải - Viện trưởng Viện Quy hoạch Xây dựng Miền Nam. Ảnh: Anh Tú.

"Tôi nghĩ họ (nhà đầu tư) đã lên kịch bản và cũng dự tính đương đầu với mọi tình huống, thậm chí cả những thông tin bất lợi cho họ cũng đều được tính toán. Có thể nói, nhà đầu tư đã làm đúng luật và đã tận dụng được những sơ hở trong pháp luật của chúng ta. Sự việc của Tân Hoàng Minh là một bài học cho các nhà quản lý, chúng ta cần xem lại hệ thống pháp luật, nhanh chóng kiện toàn khía cạnh pháp luật này để quản lý, làm sao quán xuyến được các tình huống có thể xảy ra, giảm bớt được những tác động xấu thông qua việc đấu giá này", ông Hải nói.

Ông Hải góp ý cần có văn bản pháp luật để giải quyết vấn đề này, để làm sao giống như nước ngoài, làm sai, làm không đúng thì thị trường đào thải ngay .

Đồng quan điểm với các chuyên gia khác, ông Nguyễn Thế Phượng - Uỷ viên BCH hội thẩm định giá Việt Nam cho rằng có 4 đơn vị trúng đấu giá, 2 đơn vị bỏ cọc và 2 chưa nộp tiền đầy đủ, thì có thể thấy năng lực tài chính của 4 đơn vị này có vấn đề.

"Thứ nhất chúng ta phải xem xét là đưa ra các điều kiện về năng lực tài chính của nhà đầu tư, thứ 2 là phải xem xét biện pháp xử lý bỏ cọc bị phạt như thế nào, ai được quyền phạt. Liệu nhà nước chúng ta có đã quá dễ không trong chế tài xử lý bỏ cọc"- ông Phượng nói.

Giải pháp nào để "xử lý ngay từ gốc"?

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA cho rằng chúng ta đấu giá lô đất phát triển dự án mà lại không thẩm định tương lai nhà đầu tư làm dự án như thế nào. Vì vậy, xây dựng pháp luật cần thay đổi, lấy luật chuyên ngành là gốc, như xây dựng thì quy chiếu về Luật Xây dựng.

"Đầu tiên, tại sao thành phố lựa chọn bằng phương án trả giá trực tiếp tại cuộc đấu giá, đây là phương án trả giá cho một sản phẩm đơn lẻ chứ không phải hình thức đấu giá cho một tài sản để phát triển một dự án bất động sản để phát triển kinh tế - xã hội"- ông Châu nói.

Ảnh: Anh Tú.
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA). Ảnh: Anh Tú.

Ông Châu cho rằng thực hiện đấu giá theo Điều 42 và 43 sẽ phù hợp hơn với đấu giá đất để làm dự án. Điều 42 thì quy định trả giá bằng bỏ phiếu trực tiếp, Điều 43 thì quy định bỏ phiếu gián tiếp. 

Bên cạnh đó, ông Châu cũng góp ý nên xác định tiêu chí những người tham gia đấu giá vì Luật Đấu giá tài sản quy định chưa chặt chẽ, có những đơn vị mới thành lập cũng tham gia đấu giá.

"Như Thủ Thiêm vừa rồi nhà đầu tư đấu giá số tiền gấp hàng chục lần so với tiền đặt cọc là không hợp lý. Cũng có thể người tham gia đấu giá chỉ đánh bóng thương hiệu, lấy sức hút cho cổ phiếu, trái phiếu. Nếu không có những thông điệp mạnh mẽ từ Chính phủ thì các nhà đầu tư lại thông qua huy động vốn từ ngân hàng" - ông Châu nói.

Nhiều chuyên gia tham dự cũng đã đồng tình với những nhận xét của ông Lê Hoàng Châu. GS. Nguyễn Trọng Hoài (Trường ĐH Kinh tế TPHCM) cũng đưa ra kiến nghị về việc bổ sung một số điều khoản luật đấu giá.

"Luật thì có nhưng con người vẫn có thể tìm cách nào đó để lách luật hoặc phá luật. Khái niệm về giá bất động sản đang đánh đồng với giá tài sản, những người đang "phá luật" họ đang đấu giá theo mức giá kỳ vọng của thị trường. Mặc dù họ bỏ giá và mất cọc nhưng họ có thể vẫn lời"- ông Hoài nói.

Ông Hoài cũng cho rằng, luật có nhiều điều khoản, nhưng phải có điều khoản đánh giá về năng lực của người tham gia đấu thầu chứng minh dòng tiền của người tham gia có minh bạch, các dự án tương lai...

KHÁNH LINH - ANH TÚ
TIN LIÊN QUAN

Hai lô đất bị bỏ cọc ở Thủ Thiêm sẽ được đấu giá lại như thế nào?

B. Chương |

TPHCM - Xung quanh những lùm xùm về việc các doanh nghiệp tham gia đấu giá rồi bỏ cọc 2 lô đất tại Thủ Thiêm, dư luận đang quan tâm sẽ có những giải pháp như thế nào cho hợp lý ở lần đấu giá tiếp theo.

Sau vụ bỏ cọc ở Thủ Thiêm: Siết cơ chế giám sát, kiểm soát đấu giá

Cao Nguyên |

Hiện tượng doanh nghiệp trúng đấu giá đất cao bất thường rồi đơn phương chấm dứt hợp đồng (bỏ cọc) dù không vi phạm pháp luật nhưng theo các chuyên gia, luật sư qua sự việc ở Thủ Thiêm cho thấy nhiều kẽ hở của pháp luật về đấu giá. Ngoài việc nhà nước phải bổ sung các quy định, chế tài thì cơ chế giám sát, kiểm soát là rất quan trọng.

Sau vụ bỏ cọc ở Thủ Thiêm: Luật còn khe hở để doanh nghiệp lách

Cao Nguyên |

Việc liên tiếp doanh nghiệp bỏ cọc sau trúng đấu giá đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP.Thủ Đức, TPHCM) đang gây xáo động tới nhà đầu tư thực và tạo ra nhiều hệ lụy cho thị trường bất động sản. Sau vụ việc này các Bộ, ngành cũng như địa phương đã vào cuộc và đưa ra các biện pháp để tăng cường giám sát, quản lý việc đấu giá đất. Tuy nhiên, ở góc độ chuyên gia, nhiều người góp ý rằng luật pháp hiện hành vẫn còn bộc lộ nhiều vấn đề, khe hở để doanh nghiệp lách luật.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Hai lô đất bị bỏ cọc ở Thủ Thiêm sẽ được đấu giá lại như thế nào?

B. Chương |

TPHCM - Xung quanh những lùm xùm về việc các doanh nghiệp tham gia đấu giá rồi bỏ cọc 2 lô đất tại Thủ Thiêm, dư luận đang quan tâm sẽ có những giải pháp như thế nào cho hợp lý ở lần đấu giá tiếp theo.

Sau vụ bỏ cọc ở Thủ Thiêm: Siết cơ chế giám sát, kiểm soát đấu giá

Cao Nguyên |

Hiện tượng doanh nghiệp trúng đấu giá đất cao bất thường rồi đơn phương chấm dứt hợp đồng (bỏ cọc) dù không vi phạm pháp luật nhưng theo các chuyên gia, luật sư qua sự việc ở Thủ Thiêm cho thấy nhiều kẽ hở của pháp luật về đấu giá. Ngoài việc nhà nước phải bổ sung các quy định, chế tài thì cơ chế giám sát, kiểm soát là rất quan trọng.

Sau vụ bỏ cọc ở Thủ Thiêm: Luật còn khe hở để doanh nghiệp lách

Cao Nguyên |

Việc liên tiếp doanh nghiệp bỏ cọc sau trúng đấu giá đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP.Thủ Đức, TPHCM) đang gây xáo động tới nhà đầu tư thực và tạo ra nhiều hệ lụy cho thị trường bất động sản. Sau vụ việc này các Bộ, ngành cũng như địa phương đã vào cuộc và đưa ra các biện pháp để tăng cường giám sát, quản lý việc đấu giá đất. Tuy nhiên, ở góc độ chuyên gia, nhiều người góp ý rằng luật pháp hiện hành vẫn còn bộc lộ nhiều vấn đề, khe hở để doanh nghiệp lách luật.