Xưởng gỗ không phép vẫn tiếp tục hoạt động dù bị đình chỉ, yêu cầu tháo dỡ

Minh Chuyên |

Hoà Bình - Mặc dù chính quyền địa phương đã có văn bản yêu cầu đình chỉ, yêu cầu tháo dỡ, tuy nhiên xưởng gỗ không phép ở huyện Lương Sơn vẫn ngang nhiên hoạt động.

Đầu tháng 11.2023, Báo Lao Động đã có loạt bài phản ánh về việc dù đã ra quyết định xử phạt, yêu cầu tháo dỡ, tuy nhiên xưởng ván ép của Công ty TNHH lâm sản Vinh Vân (Công ty Vinh Vân) tại xóm Bằng Gà, xã Cao Sơn) hoạt động không phép gây ô nhiễm.

Ngay sau đó, chính quyền huyện Lương Sơn đã rốt ráo vào cuộc để xử lý. Ngày 8.11, UBND xã Cao Sơn đã có thông báo về việc yêu cầu dừng hoạt động của Công ty Vinh Vân.

Cụ thể, trong thời hạn 10 ngày (tính đến ngày 18.11.2023), yêu cầu Công ty Vinh Vân chấp hành cam kết dừng ngay mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đồng thời, chuyển toàn bộ nhà cửa, vật liệu, máy móc, phương tiện và các tài sản có liên quan ra khỏi khu vực. Nếu Công ty Vinh Vân cố tình không chấp hành, UBND xã Cao Sơn chủ trì tổ chức cưỡng chế, tháo dỡ theo quy định của pháp luật.

Toàn cảnh xưởng gỗ sản xuất ván ép của Công ty Vinh Vân. Ảnh: Minh Nguyễn
Toàn cảnh xưởng gỗ không phép sản xuất ván ép của Công ty Vinh Vân. Ảnh: Minh Nguyễn

Tuy nhiên, ngày 19.11, PV Báo Lao Động đã có mặt tại Công ty Vinh Vân, theo quan sát mọi hoạt động vẫn diễn ra bình thường với gần 10 công nhân đang làm việc mà không được trang bị các thiết bị bảo hộ lao động. Bên cạnh đó, nhà xưởng, máy móc vẫn chưa được được chuyển ra khỏi khu vực.

Bà Bùi Thị Bình (70 tuổi, nhà sát xưởng gỗ của Công ty Vinh Vân) cho biết, những ngày gần đây mọi hoạt động của xưởng gỗ vẫn diễn ra bình thường. Khói bụi, nước thải cũng chưa được xử lý.

Theo tìm hiểu của PV, trước khi Công ty Vinh Vân thành lập (năm 2020), ông Nguyễn Đức Vinh - người đại diện pháp luật Công ty này - đã được UBND huyện Lương Sơn đồng ý cho phương án sản xuất kinh doanh nông, lâm sản tại xóm Bằng Gà, xã Trường Sơn (nay là xã Cao Sơn), huyện Lương Sơn tại văn bản số 131 ngày 30.1.2019.

Diện tích thực hiện hơn 26.000 m2. Đây là phần diện tích đất nông nghiệp được ông Nguyễn Đức Vinh nhận chuyển nhượng từ một người khác.

Ghi nhận thực tế của PV Báo Lao Động tại xưởng gỗ không phép của Công ty Vinh Vân ngày 19.11.

Sau nhiều năm hoạt động, Công ty Vinh Vân vẫn không hoàn thiện các thủ tục về đất đai, xây dựng.

Công ty này đã sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác và xây dựng 3 nhà xưởng, nhà kho có kết cấu khung thép tiền chế, mái tôn, nền bêtông và các công trình phụ trợ khác để sản xuất ván ép trên diện tích gần 8.500 m2.

Với hành vi xây dựng 3 nhà xưởng khi chưa được cấp phép, ngày 9.7.2021, UBND Lương Sơn đã ra quyết định xử phạt Công ty Vinh Vân 40 triệu đồng.

Nước thải của Công ty Vân ngay sát nhà dân vẫn chưa được xử lý. Ảnh: Minh Nguyễn
Nước thải của Công ty Vinh Vân ngay sát nhà dân vẫn chưa được xử lý. Ảnh: Minh Nguyễn

Đồng thời, yêu cầu Công ty Vinh Vân phải làm thủ tục để cấp phép, nếu trong thời gian 60 ngày (kể từ ngày ra quyết định) không xuất trình được giấy phép xây dựng thì sẽ áp dụng buộc tháo dỡ công trình.

Tuy nhiên, đã một thời gian dài trôi qua, mọi hoạt động của Công ty Vinh Vân vẫn diễn ra một cách ngang nhiên, thậm chí còn gây ô nhiễm môi trường khiến người dân bức xúc.

Minh Chuyên
TIN LIÊN QUAN

Đình chỉ, yêu cầu tháo dỡ xưởng ván ép không phép mà Lao Động phản ánh

Minh Nguyễn |

Hoà Bình - Cơ quan chức năng đã đình chỉ hoạt động, yêu cầu tháo dỡ xưởng ván ép không phép, gây ô nhiễm môi trường trong nhiều năm mà Báo Lao Động phản ánh.

Hơn 2 năm bất lực nhìn xưởng gỗ không phép liên tục mở rộng, gây ô nhiễm môi trường

Minh Chuyên |

Hoà Bình - Mặc dù đã ra quyết định xử phạt, yêu cầu tháo dỡ tuy nhiên xưởng ván ép gây ô nhiễm tại huyện Lương Sơn vẫn ngang hiên hoạt động không phép. Cho đến khi Báo Lao Động lên tiếng thì các cơ quan chức năng mới rốt ráo vào cuộc.

Xưởng ván ép rộng gần 2ha hoạt động không phép, bức tử môi trường

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Nhiều năm qua, xưởng ván ép ở huyện Lương Sơn hoạt động không phép gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới cuộc sống người dân nhưng chưa được xử lý dứt điểm.

Bộ Thông tin và Truyền thông có tân Thứ trưởng 40 tuổi

PHẠM ĐÔNG |

Ông Bùi Hoàng Phương (40 tuổi) vừa được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Câu lạc bộ Viettel lấy lại tên Thể Công

AN NGUYÊN |

Câu lạc bộ Viettel chính thức đổi tên thành câu lạc bộ bóng đá Thể Công - Viettel ngay trong mùa giải V.League 2023-2024.

Các tác phẩm văn học về công nhân, công đoàn sinh động và gây xúc động mạnh

Chí Long - Huyền Chi |

Ngày 20.11.2023, Họp báo Tổng kết và trao giải Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn diễn ra tại trụ sở Báo Lao Động (số 6 Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy, Hà Nội).

Cảnh giác biên lai chuyển khoản giả từ các hội nhóm mạng xã hội

MAI LINH |

Thời gian gần đây trên mạng xã hội xuất hiện ngày càng nhiều các hội nhóm chuyên cung cấp dịch vụ làm biên lai chuyển khoản giả mạo. Đáng chú ý, các hội nhóm này thu hút số lượng thành viên đông đảo lên tới cả chục nghìn người.

Việc giảm 2% thuế VAT có thể kéo dài sau ngày 30.6.2024

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Theo tờ trình của Chính phủ, việc giảm 2% thuế VAT dự kiến giảm thu ngân sách nhà nước khoảng 4,175 nghìn tỉ/tháng, nếu áp dụng trong 6 tháng đầu năm 2024 thì tương đương khoảng 25 nghìn tỉ đồng.

Đình chỉ, yêu cầu tháo dỡ xưởng ván ép không phép mà Lao Động phản ánh

Minh Nguyễn |

Hoà Bình - Cơ quan chức năng đã đình chỉ hoạt động, yêu cầu tháo dỡ xưởng ván ép không phép, gây ô nhiễm môi trường trong nhiều năm mà Báo Lao Động phản ánh.

Hơn 2 năm bất lực nhìn xưởng gỗ không phép liên tục mở rộng, gây ô nhiễm môi trường

Minh Chuyên |

Hoà Bình - Mặc dù đã ra quyết định xử phạt, yêu cầu tháo dỡ tuy nhiên xưởng ván ép gây ô nhiễm tại huyện Lương Sơn vẫn ngang hiên hoạt động không phép. Cho đến khi Báo Lao Động lên tiếng thì các cơ quan chức năng mới rốt ráo vào cuộc.

Xưởng ván ép rộng gần 2ha hoạt động không phép, bức tử môi trường

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Nhiều năm qua, xưởng ván ép ở huyện Lương Sơn hoạt động không phép gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới cuộc sống người dân nhưng chưa được xử lý dứt điểm.