Xử lý nghiêm những kẻ thách thức pháp luật

LÊ PHI LONG |

Không hề vay mượn tiền, không liên quan gì đến vấn đề tài chính, đang yên đang lành nhưng nhiều người bỗng dưng như trở thành con nợ của công ty tài chính hoặc “của ai đó”; bức xúc hơn, cả gia đình, người thân cũng bị “khủng bố”.

Đó là những câu chuyện đang diễn ra mà chưa có biện pháp xử lý triệt để.

Tại Nghệ An, những ngày vừa qua, việc nhiều hiệu trưởng, giáo viên và cán bộ thuộc Sở GDĐT liên tục bị “khủng bố” qua điện thoại, bị vu khống, bôi nhọ trên mạng xã hội dù họ không hề vay tiền từ một công ty tài chính đã gây bức xúc cho dư luận.

Theo ông Nguyễn Trọng Giáp - Hiệu trưởng Trường THPT Yên Thành 2 (huyện Yên Thành), ông và nhiều giáo viên trong trường liên tục nhận được nhiều cuộc gọi từ nhiều số điện thoại khác nhau đe dọa với ngôn từ tục tĩu.

Nguyên nhân là do một giáo viên trong trường nợ tiền vay bằng hình thức tín chấp qua ứng dụng online của một công ty tài chính thuộc một ngân hàng, đến kỳ thanh toán nhưng chưa trả được. Nhiều đối tượng đã gọi điện cho ông Giáp và nhiều giáo viên khác trong trường yêu cầu phải ép giáo viên kia trả tiền vay.

Tương tự, sự việc cũng xảy ra tại Trường THCS Phan Đăng Lưu (huyện Yên Thành, Nghệ An), Trường Tiểu học Lê Mao (TP.Vinh, Nghệ An)...

Theo thống kê sơ bộ, đã có khoảng 30 trường tại TP.Vinh bị quấy rối. Có nhiều trường, toàn bộ giáo viên đều bị gọi điện để đe dọa, xúc phạm. Trong khi những người này không vay tiền, mà chỉ có một vài trường hợp có vay hoặc vay nhưng đã trả.

Các đối tượng còn cắt ghép hình ảnh, vu khống đăng lên mạng xã hội. Thậm chí, có trường hợp còn gọi 2 đại lý gas trên địa bàn chở đến trường 2 bình gas để đe dọa.

Tình trạng trên không chỉ xảy ra ở một tỉnh riêng lẻ như Nghệ An, mà nó đang diễn ra công khai ở rất nhiều địa phương khác trên cả nước. Thậm chí có trường hợp như ở Trường THCS Lê Hồng Phong (huyện U Minh, tỉnh Cà Mau), con của một nhân viên trong trường có vay 30 triệu đồng qua app, nhưng cả ban giám hiệu trường và lãnh đạo Phòng GDĐT huyện U Minh đã bị gọi điện “khủng bố”, đòi nợ.

Bức xúc, bất an, lo lắng là những trạng thái tâm lý khi gặp phải tình cảnh trên. Thực trạng trên xảy ra ngày càng nhức nhối, gây ra nhiều hệ lụy, bất bình trong xã hội.

Hình thức đòi nợ kiểu này xuất hiện cũng đã lâu, những người chịu cảnh “khủng bố” cũng đã trình báo với các cơ quan chức năng liên quan. Tuy nhiên, việc xử lý vẫn chưa quyết liệt, chưa đồng bộ khiến dư luận bức xúc.

Từ cuối năm 2019, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành thông tư quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính. Trong đó nêu rõ các biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ không bao gồm biện pháp đe dọa đối với khách hàng. Đặc biệt, yêu cầu các tổ chức tài chính không nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hàng đối với tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho công ty tài chính.

Tức là, việc “khủng bố”, đòi nợ như trên là sai quy định, là vi phạm pháp luật.

Vay thì phải trả, ai sai thì người đó chịu trách nhiệm, chứ không thể ngang nhiên vi phạm pháp luật, “khủng bố”, xúc phạm những người không liên quan khác.

Như vậy là quá coi thường pháp luật, thách thức dư luận, thách thức xã hội, thách thức chính quyền và các cơ quan chức năng.

Nếu không xử lý nghiêm, xử lý triệt để thì các đối tượng thêm "nhờn luật". Khi đó, tội nhất vẫn là những người dân lương thiện.

LÊ PHI LONG
TIN LIÊN QUAN

Bị khủng bố đòi nợ: Giáo viên cần có kỹ năng tự bảo vệ

QUANG ĐẠI |

Một số giáo viên phải bỏ nghề, nhiều đồng nghiệp khác cũng lao đao vì bị nhiều người gọi điện nhắn tin “khủng bố” đòi nợ.

Đòi nợ bằng cách "khủng bố" qua điện thoại là vi phạm pháp luật

Phan Tuấn |

Đắk Lắk, Đắk Nông - Sau khi Báo Lao Động phản ánh bài viết "Nhiều người ở Đắk Lắk không vay vốn, vẫn bị đòi nợ kiểu "khủng bố" thì đã có thêm nhiều người dân, thậm chí doanh nghiệp tiếp tục lên tiếng về việc thường xuyên bi người của các công ty tài chính sử dụng sim rác "quấy rối". Thậm chí, các đối tượng "đòi nợ thuê" suốt ngày đêm còn hăm dọa, thậm chí ép trả nợ thay.

Nhiều người ở Đắk Lắk không vay vốn, vẫn bị đòi nợ kiểu "khủng bố"

Tuấn - Dũng |

Đắk Lắk - Mặc dù nhiều người dân ở xã Ea H’đing, huyện Cư M’gar không vay tiền hoặc bảo lãnh cho người khác vay mượn nhưng liên tục bị các đối tượng "đòi nợ thuê" gọi điện, nhắn tin quấy rồi suốt ngày đêm. Các đối tượng này đã gây áp lực cho người dân nơi đây phải trả nợ thay, hoặc tác động để người vay trả nợ.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Bị khủng bố đòi nợ: Giáo viên cần có kỹ năng tự bảo vệ

QUANG ĐẠI |

Một số giáo viên phải bỏ nghề, nhiều đồng nghiệp khác cũng lao đao vì bị nhiều người gọi điện nhắn tin “khủng bố” đòi nợ.

Đòi nợ bằng cách "khủng bố" qua điện thoại là vi phạm pháp luật

Phan Tuấn |

Đắk Lắk, Đắk Nông - Sau khi Báo Lao Động phản ánh bài viết "Nhiều người ở Đắk Lắk không vay vốn, vẫn bị đòi nợ kiểu "khủng bố" thì đã có thêm nhiều người dân, thậm chí doanh nghiệp tiếp tục lên tiếng về việc thường xuyên bi người của các công ty tài chính sử dụng sim rác "quấy rối". Thậm chí, các đối tượng "đòi nợ thuê" suốt ngày đêm còn hăm dọa, thậm chí ép trả nợ thay.

Nhiều người ở Đắk Lắk không vay vốn, vẫn bị đòi nợ kiểu "khủng bố"

Tuấn - Dũng |

Đắk Lắk - Mặc dù nhiều người dân ở xã Ea H’đing, huyện Cư M’gar không vay tiền hoặc bảo lãnh cho người khác vay mượn nhưng liên tục bị các đối tượng "đòi nợ thuê" gọi điện, nhắn tin quấy rồi suốt ngày đêm. Các đối tượng này đã gây áp lực cho người dân nơi đây phải trả nợ thay, hoặc tác động để người vay trả nợ.