Xin đừng “hiện đại hóa” di tích!

Trương Khắc Trà |

“Di tích” theo nghĩa chiết tự được hiểu là vết tích để lại, là dấu ấn của một thời kỳ lịch sử mà khi nhìn vào đó con người sẽ thấy được những thành quả của tổ tiên mình. Bởi vậy, giá trị của một di tích trước hết không nằm ở độ lớn bé, hoành tráng ra sao mà thể hiện ở thông điệp nó mang lại, thông qua đó hậu thế sẽ học hỏi được gì từ chính trị, kinh tế, văn hóa, tập tục, kiến trúc của tiền nhân truyền lại.

Đó có thể là một công trình đồ sộ như Vạn lý Trường thành ở Trung Quốc, Cung đình Huế, đấu trường Colosseum ở Italia, lăng mộ Tajimahan ở Ấn Độ hoặc đôi lúc chỉ mà cái miểng sành, cái bình sứ nhỏ xíu…

Di tích sẽ không còn là… di tích nếu nó đã được “hiện đại hóa” khoác tấm áo thô kệch của bê tông, sắt thép… Đó là thực trạng đáng buồn với Thành cổ Sơn Tây – Hà Nội, một trong 4 tòa thành nổi tiếng, tiêu biểu, đẹp nhất miền Bắc, được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia. Với vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc cùng không gian yên bình vốn có, nó đã được xếp vào nhóm “nghiêm cấm vi phạm”. Thế nhưng, người ta đang ngang nhiên “mổ xẻ”, rồi “bê tông hóa” Thành cổ Sơn Tây với những hạng mục công trình gượng ép, phản cảm, thậm chí là hết sức vô lý.          

Theo một số tài liệu, Thành cổ Sơn Tây được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 3 (1822) là tòa thành cổ duy nhất được xây bằng đá ong của Việt Nam có tổng diện tích 16ha với các kiến trúc độc đáo như: Tường thành bằng đá ong, 4 cổng thành xây bằng gạch cổ. Đây là một trong số ít tòa thành dưới thời Minh Mạng còn lại đến ngày nay, thành được xây dựng kiên cố để bảo vệ vùng đất phía Tây Bắc Thăng Long.

Chẳng biết sự “nhiệt tình” cải tạo Thành Sơn Tây được thôi thúc bởi cái gì? Phải chăng lại là một dự án mang tính kinh tế hơn là ý nghĩa tái hiện lại lịch sử oai hùng của dân tộc? Làng cổ Đường Lâm sẽ không còn là chính nó nếu thiếu cây đa, sân đình, thiếu những tấm ngói thủ công nhuốm rêu phong, thiếu những bức tường gạch nung đượm màu thời gian. Cũng giống như vậy, Thành cổ Sơn Tây sẽ mất đi giá trị khoa học nếu lối đi bằng gạch bị cạy lên, cánh cổng cốt thép được trùm lên bởi lớp bê tông vô cảm.          

Hãy tôn trọng di tích lịch sử giống như chúng ta tôn trọng sự thật, chân lý, “hiện đại hóa” di tích lịch sử chính là giết chết lịch sử, thiếu tôn trọng cổ nhân và phần nào đó nó cho thấy cái thô bạo, mông muội đến đáng trách của con người. Sẽ như thế nào nếu đến một lúc nào đó, chúng ta không còn những di sản minh chứng cho trí tuệ, tài năng của cha ông mình?          

Đừng nhân danh tu sửa để phá hoại di tích lịch sử, đừng vì cám dỗ của đồng tiền mà bất chấp lương tri trục lợi trên di sản của cha ông, đành rằng tôn tạo di tích là việc làm cần thiết để níu giữ những giá trị lịch sử, làm cơ sở để giáo dục các giá trị nhân văn truyền thống nhưng phải được làm một cách khoa học, sự đồng thuận của xã hội mà trước hết là cơ quan chủ quản và hội đồng chuyên môn.

Hãy tham gia Diễn đàn! Bạn đọc có thể bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình tại phần Bình luận sau mỗi bài viết; bấm vào chuyên mục "Làm báo cùng Lao Động" hoặc gửi vào địa chỉ email: bandoclaodong@gmail.com; Fanpage Báo Lao Động: www.facebook.com/laodongonline. Bài viết của bạn đọc sẽ được trả nhuận bút. Bình luận (comment) của bạn đọc nhận được nhiều lượt thích (like) sẽ có phần thưởng xứng đáng. Trân trọng cảm ơn mọi đóng góp của bạn đọc.
Trương Khắc Trà
TIN LIÊN QUAN

Cần kiểm tra, làm rõ việc trùng tu, sửa chữa di tích Thành cổ Sơn Tây

Minh Đức |

Vừa qua, trên Báo Lao động đã đăng tải bài viết của tác giả Đức Văn, phản ánh “Thành cổ Sơn Tây - một trong 4 tòa thành nổi tiếng, tiêu biểu, đẹp nhất miền Bắc, đã đi vào lịch sử, được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1994, nổi tiếng khắp đó đây với vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc cùng không gian yên bình vốn có đã được xếp vào nhóm “Nghiêm cấm vi phạm”. Thế nhưng, người ta đang ngang nhiên “xẻ thịt”, rồi “bêtông hóa” thành cổ Sơn Tây với những hạng mục công trình xấu xí, phản cảm, thậm chí là hết sức vô lý”.

“Bêtông hóa” thành cổ, “nhốt” di tích trong cũi sắt

ĐỨC VÂN |

Thành cổ Sơn Tây - một trong 4 tòa thành nổi tiếng, tiêu biểu, đẹp nhất miền Bắc, đã đi vào lịch sử, được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1994, nổi tiếng khắp đó đây với vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc cùng không gian yên bình vốn có đã được xếp vào nhóm “Nghiêm cấm vi phạm”. Thế nhưng, người ta đang ngang nhiên “xẻ thịt”, rồi “bêtông hóa” thành cổ Sơn Tây với những hạng mục công trình xấu xí, phản cảm, thậm chí là hết sức vô lý.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Dự báo diễn biến không khí lạnh mạnh giáp Tết Nguyên đán 2023

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh sẽ tác động mạnh hết ngày mai 17.1.2023 (tức ngày 26 Tết Nguyên đán).

Nguyễn Thái Luyện kháng cáo sau khi bị tuyên án chung thân

Anh Tú |

TPHCM - Sau khi bị TAND TPHCM tuyên án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba) vừa có đơn kháng cáo kêu oan cho rằng mình không lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Công ty Alibaba không gian dối khi cung cấp thông tin về các thửa đất để bán cho khách hàng.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Nhân tố bất ngờ có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina

Ngọc Vân |

Thời tiết mùa đông ấm áp bất thường trong năm nay có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina.

Cần kiểm tra, làm rõ việc trùng tu, sửa chữa di tích Thành cổ Sơn Tây

Minh Đức |

Vừa qua, trên Báo Lao động đã đăng tải bài viết của tác giả Đức Văn, phản ánh “Thành cổ Sơn Tây - một trong 4 tòa thành nổi tiếng, tiêu biểu, đẹp nhất miền Bắc, đã đi vào lịch sử, được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1994, nổi tiếng khắp đó đây với vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc cùng không gian yên bình vốn có đã được xếp vào nhóm “Nghiêm cấm vi phạm”. Thế nhưng, người ta đang ngang nhiên “xẻ thịt”, rồi “bêtông hóa” thành cổ Sơn Tây với những hạng mục công trình xấu xí, phản cảm, thậm chí là hết sức vô lý”.

“Bêtông hóa” thành cổ, “nhốt” di tích trong cũi sắt

ĐỨC VÂN |

Thành cổ Sơn Tây - một trong 4 tòa thành nổi tiếng, tiêu biểu, đẹp nhất miền Bắc, đã đi vào lịch sử, được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1994, nổi tiếng khắp đó đây với vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc cùng không gian yên bình vốn có đã được xếp vào nhóm “Nghiêm cấm vi phạm”. Thế nhưng, người ta đang ngang nhiên “xẻ thịt”, rồi “bêtông hóa” thành cổ Sơn Tây với những hạng mục công trình xấu xí, phản cảm, thậm chí là hết sức vô lý.