Xin đừng chạy đua tiệc cưới

Nguyễn Thị Loan |

"Tục lệ" của làng quê ấy là nhà nào có cưới cũng phải làm cỗ để đãi thiên hạ mà không cần biết nhà đó khá giả hay nghèo khó. Chính vì tục "trả nợ miệng" đã ăn sâu vào đời sống, nếp nghĩ của người dân quê như vậy nên cho dù có nghèo khó cũng không thể không làm tiệc cỗ để "trả nợ".
Trung tuần tháng 12 vừa rồi, tôi về dự đám cưới nhà người chú bên họ nội tại một huyện ngoại thành Hà Nội. Gia đình người thân của tôi rất nghèo, kinh tế eo hẹp đến mức mỗi năm thiếu gạo ăn vài tháng là chuyện thường tình, còn muốn có một khoản tiền nào cỡ vài ba triệu dùng để lo đóng học phí cho con học trên thành phố hay lo xây dựng kiến thiết gì đó... đều phải đi vay mượn. Khổ nỗi, "tục lệ" của làng quê ấy là nhà nào có cưới cũng phải làm cỗ để đãi đằng thiên hạ, mà không cần biết nhà đó có khá giả hay nghèo khó. Chính vì tục "trả nợ miệng" đã ăn sâu vào đời sống, nếp nghĩ của người dân quê ở đây như vậy nên nhà chú tôi không thể không làm tiệc cỗ để "trả nợ", bởi tất cả đám cưới nào trong làng, trong xã diễn ra thì các thành viên trong gia đình của chú tôi đều tham dự và ăn cỗ.

Việc làm tiệc cỗ để "trả nợ miệng" cũng chỉ là một nhẽ, song nếu gia đình nhà nào đó không làm tiệc cỗ mà cưới theo kiểu tiệc ngọt, tiệc trầu nước tiết kiệm thì không chỉ bị xóm làng cười chê, bàn ra tán vào này, nọ mà còn không có cơ hội để "đòi nợ" tiền mừng cưới của thiên hạ, bởi theo lẽ thông thường phải tổ chức tiệc cỗ thì người ta mới đến ăn, rồi mới mừng phong bao chúc phúc...

Chính vì rơi vào tình cảnh oái oăm đó, nên kiểu gì nhà chú tôi cũng phải đi vay mượn để lo tiệc cỗ sao cho tươm tất, linh đình để thiên hạ đỡ cười chê. Qua tiếp xúc, tôi được biết, chú tôi vay lãi bên ngoài tới 70 triệu đồng chỉ để lo cho khoản nấu khoảng 120 mâm cỗ, nghĩa là trung bình cỡ gần 600 ngàn đồng/mâm. Tôi nhẩm tính, với số tiền gần 600 ngàn đồng mà mua thực phẩm về tự chế biến, nấu nướng thì 1 mâm cỗ như vậy cũng khá là tươm tất, đủ đầy các món. Thế nhưng, vợ chú tôi lại buồn buồn bảo rằng: "Cỗ nhà mình nấu gần 600 ngàn đồng/mâm đã ăn thua gì đâu, còn thua chị kém em nhiều lắm. Nhiều gia đình ở làng này cưới con họ đặt cỗ cả triệu bạc/mâm, thậm chí là hơn thế... Chẳng qua nhà mình nghèo quá, tiền phải đi vay hoàn toàn nên cố san sẻ làm cho nó đủ số lượng mâm, chứ để dân làng, quan khách kéo tới mà thiếu cỗ thì xấu mặt...".

Rồi thím tôi kể rằng, người ở quê thường hay đàm tiếu chuyện trò, bình phẩm... về cỗ cưới rất nhiều, rất lâu. Nếu như nhà nào làm cỗ úi xùi, cỗ nhỏ, không nhiều món ngon... cũng bị "soi" và nhỏ to cũng tới tai gia chủ, để rồi gia chủ phải cảm thấy ái ngại. Những hộ làm cỗ to, nhiều món ngon linh đình thường được tán dương, được khen mãi khiến gia chủ cảm thấy... mát mặt!

Chính vì chuyện cỗ bàn ở làng quê nặng nề như vậy nên nhà nào có cưới bất luận kiểu gì cũng phải làm cỗ, mà phải làm tiệc cỗ to, làm cho ra làm chứ không thể úi xùi, tiết kiệm, hay bôi bác. Cuộc chạy đua tiệc cỗ vì thế mà không có điểm dừng, bởi nhà nọ "ngóng" nhà kia, để làm sao tiệc cưới nhà mình không chịu kém cạnh, thậm chí là to hơn. Chỉ khổ cho những gia đình nông dân nghèo khó như nhà chú tôi, chỉ vì chạy đua với thiên hạ, xóm làng để lo đủ tiền làm cỗ mà phải vất vả, gồng mình để làm sao cho mỗi mâm cỗ to hơn, nhiều món tươm tất hơn...

Chẳng vậy mà chú tôi cũng ngao ngán thốt ra khi tôi có ý phản đối chuyện chạy đua tiệc cỗ ở quê. Chú bảo: "Chú đâu có muốn làm cỗ và cỗ to, đâu muốn nợ nần chồng chất, nhưng lệ làng là vậy nên đành phải tuân theo. Chẳng riêng gia đình chú, mà khối gia đình nghèo khác lo "đẹp mặt" với thiên hạ để rồi đám cưới con qua đi mà vài năm còn chưa trả hết tiền nợ, thậm chí là nợ lãi cao... Ngay như nhà chú đây, vay 70 triệu đồng tiền làm cỗ, cộng với khoảng 30 triệu đồng tiền mua sắm vật dụng, chi trả khác..., liệu tiền mừng có nổi 40-50 triệu đồng không(?!). Cứ chắc chắn lõm cỡ 50 triệu đồng là ít bởi dân quê họ mừng tiền ít lắm...".

Theo như tôi biết, từ lâu, người dân ở rất nhiều các vùng quê vẫn lưu giữ hủ tục "trả nợ miệng" trong lễ cưới khiến cho nhà nào có cưới cũng phải làm cỗ, gây tốn kém tiền bạc và là gánh nặng cho những gia đình nghèo khó. Thiết nghĩ, mọi người, mọi nhà không nên tự làm khổ mình, làm khổ nhau vì hủ tục ấy, mà nên bãi bỏ để tổ chức tiệc cưới lượng theo sức mình, nghĩa là có đến đâu làm đến đó, chứ không nên chạy đua để làm tiệc cỗ, và cỗ to... Tốt hơn hết là nên tổ chức tiệc cưới theo hình thức nếp sống mới bằng tiệc ngọt là bánh kẹo, hay tiệc trà nước giản đơn, tiết kiệm..., như vậy niềm vui không hề giảm, mà lại không phải lo nợ nần...

Nguyễn Thị Loan
TIN LIÊN QUAN

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.