Xe ôm "thâm canh" sang giao hàng gỡ gạc thu nhập mùa dịch COVD-19

Trần Kiều |

Ít khách, thu nhập bị giảm sút trầm trọng do ảnh hưởng của dịch COVID-19, một số hành nghề xe ôm đã quyết định bỏ nghề. Song cũng có nhiều người chuyển sang giao hàng để gỡ gạc lại thu nhập.

"Đói khách" khiến thu nhập giảm sút 

Làm lái xe công nghệ đã được 2 năm, chưa bao giờ anh Nguyễn Văn Tuấn (quê Thanh Hóa) rơi vào tình cảnh vắng khách như hiện nay. Cả một ngày dài “phơi mặt” ngoài đường nhưng anh cũng chỉ nhận được từ 7-8 cuốc xe với tổng thu về từ 100.000 – 200.000 đồng.

Dù vậy, anh Tuấn vẫn may mắn hơn rất nhiều tài xế xe ôm khác. Bởi, có người chờ đợi cả một ngày dài nhưng cũng chỉ chạy được 3 chuyến là nhiều. Thậm chí có người lại không được chuyến nào.

Theo các xe ôm công nghệ và xe ôm truyền thống, từ khi có dịch COVID-19, người dân hạn chế đi lại nên họ có rất ít khách. Chưa kể sinh viên và học sinh được nghỉ dài ngày nên khách đi xe ôm càng giảm sút.

Như trước đây, khách đông, chạy xe một tháng cũng giúp anh Tuấn có được mức thu nhập từ 10 – 15 triệu đồng. Còn giờ, anh Tuấn cho biết, mức thu của anh đã sụt giảm còn khoảng 5 triệu đồng/tháng.

Anh Nguyễn Văn Hào (quê Ninh Bình), cũng chạy xe ôm công nghệ cho hay: "Tôi cố chạy hết tháng này rồi về quê thôi. Khách không có, mà nhiều anh em chạy xe quá. Chẳng biết bao giờ dịch mới hết nên cứ chủ động về quê tìm việc gì đó làm. Chứ ở trên này, giờ hàng quán nào cũng đóng cửa thì biết tìm việc gì làm. Tốt nhất là cứ về quê làm quanh quanh rồi khi nào hết dịch lại lên làm tiếp".

Còn đối với nhiều lái xe ôm truyền thống, ngày thường họ cũng đã ít khách chạy thì giờ lại càng ế ẩm hơn.

Ông Trương Vũ Khánh (quê Nam Định) lên Hà Nội thuê trọ và chạy xe ôm đã được 20 năm nay. Ông thường cắm chốt chờ khách ở khu vực gần cổng Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (quận Hoàn Kiếm).

Ông Khánh cho biết, gần 2 tháng nay, không có khách đi xe ôm mấy nên có ngày ông ở nhà trọ. Nhưng chán quá lại mang xe ra vỉa hè ngồi, may mắn được khách nào thì đi, còn không thì ngồi nhìn đường phố cho đỡ tù túng. Nhiều hôm ông đánh giấc dài trên xe luôn vì đợi mãi không có ai gọi chở đi.

“Dịch dã ảnh hưởng chung chứ chẳng riêng ai. Người nào cố được thì vẫn cố bám trụ theo kiểu “vơ bèo gạt tép”. Chứ mấy ông bạn già chạy xe ôm với tôi là quyết định “treo xe” về quê rồi đấy. Vì ở trên này tiền thuê trọ rồi ăn uống, xăng xe mà đi làm lại không có khách thì không kham nổi. Trước còn được tầm 5 triệu rưỡi, giờ thế này thì liệu được mấy đâu. Thu nhập bập bõm lắm” – ông Khánh nói.

Ship đồ để gỡ gạc

Từ việc ế ẩm vắng khách, nhiều xe ôm quyết định tạm dừng chở khách và chuyển hướng sang giao hàng hoặc ship đồ ăn. Với hướng chọn lựa này, nhiều người đã gỡ gạc được nguồn thu nhập trong mùa đại dịch COVID-19.

Anh Hoàng Văn Hiệp (Đan Phượng - Hà Nội) cũng chạy xe ôm từ hơn 1 năm nay, nhưng khi lượng khách giảm sâu, anh bắt đầu chuyển hướng sang giao hàng.

"Thời gian này chạy xe ôm không được nhưng chuyển qua ship đồ thì không hết việc, đặc biệt là đồ ăn. Đa phần mọi người đều hạn chế đến các quán ăn, nơi tụ tập đông người nên họ hay chọn cách đặt đồ ăn mang về.

Đợt 8.3 vừa qua, đơn hàng về liên tục nên tôi làm cả ngày.  Thu nhập cao hơn hẳn so với chở khách -  anh Hiệp chia sẻ.

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, việc linh hoạt chuyển đổi cách thức làm việc đã "cứu cánh" cho các xe ôm, đặc biệt là xe ôm công nghệ.

Mặt khác, các cửa hàng kinh doanh đồ ăn cũng chuyển qua xu hướng bán hàng online. Sự "cộng sinh" này đã giúp cho cả xe ôm và nhà hàng cùng cơ lợi. Nhờ đó, họ có thể duy trì được mức thu nhập nhất định trong giai đoạn khó khăn chung này.

Trần Kiều
TIN LIÊN QUAN

Dự án BOT Quốc lộ 19: Thu không đủ, doanh nghiệp muốn bỏ cuộc

minh hạnh |

Dự án BOT cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 19 đoạn qua tỉnh Bình Định và tỉnh Gia Lai có tổng mức đầu tư 1.460 tỉ đồng mới đi vào hoạt động một thời gian ngắn nhưng đã trở thành gánh nặng cho cả nhà đầu tư, ngân hàng, lẫn các cơ quan quản lý nhà nước. Nguyên nhân chính do số thu thực tế tại Dự án không đủ để trả lãi ngân hàng trái với kỳ vọng của nhà đầu tư và nhà tài trợ vốn. Đây là một trong những khó khăn điển hình mà các doanh nghiệp BOT đang muốn tháo chạy.

Những “điểm đen” tài xế công nghệ sợ đón khách: Vì sao vẫn tồn tại

CAO NGUYÊN - THÔNG CHÍ |

Báo Lao Động đã có bài phản ánh về tình trạng ở Hà Nội có một số “điểm đen” mà các tài xế công nghệ không dám đến đón khách. Cho đến nay, tình trạng này vẫn còn tồn tại. Nhiều trường hợp lái xe công nghệ đến đón khách đã bị dọa nạt, thậm chí bị đánh…

Cần xử lý nghiêm tài xế che biển số xe khi tham gia giao thông

Trần Kiều |

Tình trạng tài xế xe ôm và nhiều thanh thiếu niên che biển số xe khi tham gia giao thông diễn ra khá phổ biến trên các tuyến đường của Hà Nội. Nhiều bạn đọc bày tỏ quan điểm cần phải xử lý nghiêm đối với hành vi này.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Dự án BOT Quốc lộ 19: Thu không đủ, doanh nghiệp muốn bỏ cuộc

minh hạnh |

Dự án BOT cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 19 đoạn qua tỉnh Bình Định và tỉnh Gia Lai có tổng mức đầu tư 1.460 tỉ đồng mới đi vào hoạt động một thời gian ngắn nhưng đã trở thành gánh nặng cho cả nhà đầu tư, ngân hàng, lẫn các cơ quan quản lý nhà nước. Nguyên nhân chính do số thu thực tế tại Dự án không đủ để trả lãi ngân hàng trái với kỳ vọng của nhà đầu tư và nhà tài trợ vốn. Đây là một trong những khó khăn điển hình mà các doanh nghiệp BOT đang muốn tháo chạy.

Những “điểm đen” tài xế công nghệ sợ đón khách: Vì sao vẫn tồn tại

CAO NGUYÊN - THÔNG CHÍ |

Báo Lao Động đã có bài phản ánh về tình trạng ở Hà Nội có một số “điểm đen” mà các tài xế công nghệ không dám đến đón khách. Cho đến nay, tình trạng này vẫn còn tồn tại. Nhiều trường hợp lái xe công nghệ đến đón khách đã bị dọa nạt, thậm chí bị đánh…

Cần xử lý nghiêm tài xế che biển số xe khi tham gia giao thông

Trần Kiều |

Tình trạng tài xế xe ôm và nhiều thanh thiếu niên che biển số xe khi tham gia giao thông diễn ra khá phổ biến trên các tuyến đường của Hà Nội. Nhiều bạn đọc bày tỏ quan điểm cần phải xử lý nghiêm đối với hành vi này.