Xẻ gỗ cây xanh đô thị ở Đà Nẵng: "Mượn gió bẻ măng"

Thanh Hải |

Mỗi mùa mưa bão, Đà Nẵng có hàng vạn cây xanh đô thị bị bật gốc, ngã đổ. Trong đó, phần lớn cây hư hại là cây thân gỗ, cổ thụ. Thay vì "dưỡng thương", dựng, trồng lại thì Cty Công viên cây xanh - đơn vị quản lý cây xanh đô thị TP.Đà Nẵng đã tập kết về... bãi rác. Thậm chí ngang nhiên cho xẻ lấy gỗ.

Những đoạn video clip mà phóng viên Báo Lao Động vừa ghi lại cho thấy từng đoàn xe tải, xe múc vào khu vực bãi rác nam cầu Cẩm Lệ (xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang) xẻ cây xanh có đường kính từ 10-50 cm3 để mang đi nơi khác. Hàng chục người vác cưa máy, xe tải, công khai xẻ các loại cây như muồng đen, lim xẹt... thành từng lóng, trong khi phần lớn cây xanh cổ thụ này còn tươi tốt, chi chít chồi non, hoàn toàn có thể trồng lại.

Với các đô thị ở miền Trung, trước mùa mưa bão, cây xanh thường bị chặt tỉa trơ trụi, hoặc cũng bị gió bão trút sạch lá, chỉ sang xuân thì cây mới đâm chồi, xanh tươi trở lại. Vì vậy, thoáng nhìn qua, rất khó phân biệt cây bị chết hay còn tươi, sống. Sau bão, cây đổ, nghiêng, bậc gốc đã không được Cty Công viên cây xanh Đà Nẵng trồng lại hay di dời để dưỡng thương như cách làm của TP Huế, mà loại thải và tận dụng cây to để xẻ lấy gỗ.

Đáng nói là hàng năm, Đà Nẵng đã chi gần 200 tỉ đồng để phát triển cây xanh đô thị, nhưng một phần do mưa bão thường xuyên, phần khác là chặt hạ, di dời để mở đường, chỉnh trang đô thị nên đô thị này gần như không còn cây cổ thụ.

Nay, với việc trồng, chăm sóc, quản lý, xử lý cây xanh sau mưa bão còn nhiều bất cập, khuất tất như vậy thì còn lâu Đà Nẵng mới đạt được tiêu chí TP môi trường- xanh- sạch đẹp như mục tiêu đã đề ra.

Chưa kể, trong lúc cả nước đang ra sức thi đua trồng cây gây rừng. Thủ tướng Chính phủ vừa phát động, kêu gọi trồng 1 tỉ cây xanh (kể cả rừng trồng và cây xanh đô thị), thì giữa Đà Nẵng lại diễn ra cảnh xẻ cổ thụ, cây xanh đường phố một cách công khai, phản cảm, gây bất bình đến như vậy.

Đà Nẵng có hẳn những quy định, quy chế rõ ràng, phân cấp cụ thể để quản lý, trồng, chăm sóc, xử lý... cây xanh đô thị, nhưng với cách hành xử, tập kết cây xanh ngã đổ thành bãi rác, cho xẻ gỗ vô tội vạ như hiện nay thì có bỏ ra cả ngàn tỷ đồng mỗi năm cũng khó mong có ngày TP này được rợp mát cây xanh, cổ thụ.

Thanh Hải
TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng: Sẽ xử kỷ luật luật cán bộ tiếp tay "xẻ" cây xanh mang đi bán

Hữu Long |

Công ty Công viên cây xanh Đà Nẵng hiện đang kiểm tra, xử lý kỷ luật đối với cán bộ liên quan đến hành vi tiếp tay "xẻ" cây xanh ngã đổ do mưa bão mang đi bán. Lãnh đạo công ty cũng thừa nhận thiếu sót trong công tác quản lý, chỉ đạo để cán bộ cấp dưới trục lợi.

Thực hư Cty cây xanh Đà Nẵng cho phép "xẻ"cây đổ do bão mang đi bán?

Hữu Long |

Bãi tập kết rác cây xanh nằm giữa trung tâm thành phố Đà Nẵng không có bảo vệ nên nhiều người đưa xe tải vào cưa xẻ các loại cây gỗ đổ do bão. Nhiều cây xanh có đường kính từ 20-50cm, còn dấu hiệu sự sống nhưng đều bị cưa hạ từng lóng. Đáng nói, khu vực tập kết này lâu nay được xem là điểm đen ô nhiễm môi trường trong khu dân cư.

Hạ tầng Đà Nẵng thiếu đồng bộ, khó tiếp cận đất đai khiến doanh nghiệp nản

THUỲ TRANG |

Ngành công nghiệp hỗ trợ còn mờ nhạt, thu hút đầu tư vào khu công nghiệp (KCN) và khu công nghệ cao (CNC) chiếm tỷ trọng rất thấp, chỉ khoảng 11%... là những hạn chế của thu hút đầu tư tại Đà Nẵng. Dù chính quyền đã có rất nỗ lực trong những năm qua nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn lắc đầu khi không thể tiếp cận với các quỹ đất lớn.

Bờ biển Đà Nẵng tan hoang, người dân vội vã dời tài sản

Hữu Long |

Đà Nẵng có đường bờ biển từng được đánh giá đẹp nhất hành tinh. Thế nhưng trong vài năm trở lại đây, nhiều tuyến bờ biển bị sóng đánh nham nhở, tan nát. Để bảo vệ tài sản trước sự xâm lấn của sóng biển, người dân mưu sinh dọc tuyến biển phải khẩn trương thu dọn tài sản và mong muốn chính quyền sớm có giải pháp hiệu quả

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Đà Nẵng: Sẽ xử kỷ luật luật cán bộ tiếp tay "xẻ" cây xanh mang đi bán

Hữu Long |

Công ty Công viên cây xanh Đà Nẵng hiện đang kiểm tra, xử lý kỷ luật đối với cán bộ liên quan đến hành vi tiếp tay "xẻ" cây xanh ngã đổ do mưa bão mang đi bán. Lãnh đạo công ty cũng thừa nhận thiếu sót trong công tác quản lý, chỉ đạo để cán bộ cấp dưới trục lợi.

Thực hư Cty cây xanh Đà Nẵng cho phép "xẻ"cây đổ do bão mang đi bán?

Hữu Long |

Bãi tập kết rác cây xanh nằm giữa trung tâm thành phố Đà Nẵng không có bảo vệ nên nhiều người đưa xe tải vào cưa xẻ các loại cây gỗ đổ do bão. Nhiều cây xanh có đường kính từ 20-50cm, còn dấu hiệu sự sống nhưng đều bị cưa hạ từng lóng. Đáng nói, khu vực tập kết này lâu nay được xem là điểm đen ô nhiễm môi trường trong khu dân cư.

Hạ tầng Đà Nẵng thiếu đồng bộ, khó tiếp cận đất đai khiến doanh nghiệp nản

THUỲ TRANG |

Ngành công nghiệp hỗ trợ còn mờ nhạt, thu hút đầu tư vào khu công nghiệp (KCN) và khu công nghệ cao (CNC) chiếm tỷ trọng rất thấp, chỉ khoảng 11%... là những hạn chế của thu hút đầu tư tại Đà Nẵng. Dù chính quyền đã có rất nỗ lực trong những năm qua nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn lắc đầu khi không thể tiếp cận với các quỹ đất lớn.

Bờ biển Đà Nẵng tan hoang, người dân vội vã dời tài sản

Hữu Long |

Đà Nẵng có đường bờ biển từng được đánh giá đẹp nhất hành tinh. Thế nhưng trong vài năm trở lại đây, nhiều tuyến bờ biển bị sóng đánh nham nhở, tan nát. Để bảo vệ tài sản trước sự xâm lấn của sóng biển, người dân mưu sinh dọc tuyến biển phải khẩn trương thu dọn tài sản và mong muốn chính quyền sớm có giải pháp hiệu quả