Xe công nghệ tăng cước: Hệ lụy từ vị thế “độc quyền ngược”

Thế Lâm |

Với việc tăng cước gần đây của một số ứng dụng gọi xe công nghệ, giới tài xế không được bù đắp hoàn toàn khoản sụt giảm thu nhập do giá xăng leo thang, trong khi người tiêu dùng phải gánh thêm khoản tăng cước vô lý.

Khoản tăng cước vô lý đó chính là tỉ lệ chiết khấu trên dưới 30% mà giới tài xế xe công nghệ phải trả cho phía các ứng dụng.

Đơn cử, nếu mức cước tăng thêm 1.000 đồng/km, thì cứ mỗi 1km, người tiêu dùng phải thêm gánh nặng tăng cước 1.000 đồng. Nhưng trên thực tế, tài xế có thêm nhiều nhất chỉ 700 đồng hoặc thậm chí thấp hơn, bởi phía ứng dụng cũng đồng thời được hưởng ít nhất 300 đồng trong số tiền tăng cước.

Việc tăng cước để bù đắp cho tài xế có thể chấp nhận được. Song trên thực tế, phía ứng dụng không phải là đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp từ việc giá xăng tăng, chính là điều bất hợp lý.

Tuy nhiên, cho dù bất hợp lý nhưng một số ứng dụng vẫn quyết định tăng cước để có thêm thu nhập trong lúc cả tài xế và người tiêu dùng đang gặp khó khăn vì vật giá tăng cao.

Có thể thấy, một số ứng dụng gọi xe tăng cước bỏ qua quyền lợi của người tiêu dùng chính vì vị thế “độc quyền ngược”.

Vị thế “độc quyền ngược” được lý giải như sau: Trước năm 2014 khi chưa có dịch vụ xe công nghệ tại thị trường Việt Nam, taxi và xe ôm truyền thống chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường.

Từ sau năm 2014, xe công nghệ (gồm taxi và xe ôm công nghệ) dần dần giành lấy thị phần. Cho tới khoảng năm 2018, xe công nghệ đã chiếm đa phần thị phần dịch vụ xe ôm và taxi. Và từ đó tới nay, xe ôm và taxi truyền thống trở thành bên yếu thế. Hay nói chính xác hơn, dịch vụ xe công nghệ thống lĩnh thị trường, đang chiếm vị thế “độc quyền ngược”.

Trên thực tế, người tiêu dùng ngày nay nói chung phụ thuộc không ít vào xe công nghệ với các dịch vụ như chở khách, giao hàng, gọi đồ ăn, đi chợ hộ… Trong đó, riêng các dịch vụ như chở khách, gọi đồ ăn thì xe công nghệ gần như chiếm lĩnh hoàn toàn những phân khúc thị trường này.

Chính vì thế, khi các ứng dụng đặt xe/gọi đồ ăn tiến hành tăng cước, hệ lụy ngay lập tức tác động rộng rãi đến người tiêu dùng. Nếu người tiêu dùng không sử dụng dịch vụ thì cũng không có nhiều phương án lựa chọn khác.

Xe công nghệ mang lại nhiều lựa chọn mới và tiện ích mới trên thị trường cho người tiêu dùng. Song ngược lại, dịch vụ xe công nghệ một khi mạnh lên, rồi trở nên quá mạnh, thậm chí thống lĩnh thị trường ở nhiều phân khúc dịch vụ khiến người tiêu dùng ngày càng phụ thuộc sâu, thì hệ lụy xảy ra với người tiêu dùng càng lớn…

Các dấu hiệu về hệ lụy từ vị thế “độc quyền ngược” của xe công nghệ trong vài năm trở lại đây càng ngày càng rõ nét hơn. Và người tiêu dùng đã không ít lần cảm thấy quyền lợi bị ảnh hưởng từ những động thái mới của các ứng dụng đặt xe, như tăng cước hay thu thêm các loại phụ phí…

Điển hình trong số đó là đợt tăng cước mới đây của một số ứng dụng đã gây bức xúc cho dư luận.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Vì sao nhiều tài xế xe công nghệ “chán chạy” khi giá xăng tăng?

Thế Lâm |

Giá xăng tăng trong khoảng 2-3 tháng qua lên đến khoảng 25% của mức giá xấp xỉ 30.000 đồng/lít (A95) hiện tại khiến nhiều tài xế xe công nghệ chán nản, vì người thì ế khách, người thì tắt app để không nhận cuốc...

Dịch vụ xe công nghệ: “Ẵm” 30% khoản tăng cước, doanh nghiệp có minh bạch?

Thế Lâm |

Giá xăng tăng, các ứng dụng gọi xe đồng loạt tăng cước, người tiêu dùng phải gánh chịu thêm mức giá đắt đỏ. Với khoản tiền nhờ tăng cước, tài xế chỉ nhận được 70% (chưa trừ chi phí xăng, nhớt...), còn lại 30% chảy về túi doanh nghiệp vận hành ứng dụng xe công nghệ. Vô hình chung, cả tài xế và người dân đều gặp khó khăn vì chi phí tiêu dùng cao hơn, thì phía ứng dụng đặt xe lại “kiếm” ngon lành khoản 30% từ sự tăng giá.

Xe công nghệ: Gánh nặng giá xăng không thể cứ bắt người tiêu dùng gánh chịu

Thế Lâm |

Một số hãng xe công nghệ trong vài tuần trở lại đây đã lần lượt tăng giá cước ở từng khu vực, đối với một số dịch vụ, hoặc tăng trên phạm vi toàn quốc. Tăng cước được cho là để “cứu” tài xế…

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Vì sao nhiều tài xế xe công nghệ “chán chạy” khi giá xăng tăng?

Thế Lâm |

Giá xăng tăng trong khoảng 2-3 tháng qua lên đến khoảng 25% của mức giá xấp xỉ 30.000 đồng/lít (A95) hiện tại khiến nhiều tài xế xe công nghệ chán nản, vì người thì ế khách, người thì tắt app để không nhận cuốc...

Dịch vụ xe công nghệ: “Ẵm” 30% khoản tăng cước, doanh nghiệp có minh bạch?

Thế Lâm |

Giá xăng tăng, các ứng dụng gọi xe đồng loạt tăng cước, người tiêu dùng phải gánh chịu thêm mức giá đắt đỏ. Với khoản tiền nhờ tăng cước, tài xế chỉ nhận được 70% (chưa trừ chi phí xăng, nhớt...), còn lại 30% chảy về túi doanh nghiệp vận hành ứng dụng xe công nghệ. Vô hình chung, cả tài xế và người dân đều gặp khó khăn vì chi phí tiêu dùng cao hơn, thì phía ứng dụng đặt xe lại “kiếm” ngon lành khoản 30% từ sự tăng giá.

Xe công nghệ: Gánh nặng giá xăng không thể cứ bắt người tiêu dùng gánh chịu

Thế Lâm |

Một số hãng xe công nghệ trong vài tuần trở lại đây đã lần lượt tăng giá cước ở từng khu vực, đối với một số dịch vụ, hoặc tăng trên phạm vi toàn quốc. Tăng cước được cho là để “cứu” tài xế…