Xã thu “tiền mượn đất” của dân để trả tiền ăn nhậu và xây nhà văn hóa?

HƯNG THƠ |

Vào thế khó, người dân phải đi vay đi mượn tiền nộp cho xã để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Thu được tiền, chính quyền xã trả tiền tiếp khách ăn nhậu ở các hàng quán và làm vốn đối ứng để xây dựng công trình.

Muốn cấp đất phải nộp tiền

Ông L.C.S (trú tại thôn Tân xá, xã Ba Lòng (trước kia là thôn Tân Trà, xã Hải Phúc) huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị) có 1,2 ha đất đã canh tác khoảng 15 năm. Khi đang đi làm ở xa thì ông S nhận được thông tin từ cán bộ xã Hải Phúc (nay đã sát nhập vào xã Ba Lòng) phải quay trở về nhà để đo đất, làm sổ đỏ.

Cán bộ xã Hải Phúc nói với ông S rằng, phải có khoảng 20 triệu thì xã mới làm sổ đỏ, nên ông S phải đi vay mượn. Khi đến trụ sở UBND xã Hải Phúc nộp tiền, cán bộ xã này không đưa giấy xác nhận đã nhận tiền. Đến khi công S đề nghị, thì người thu tiền đưa cho một tờ giấy biên nhận có nội dung “tiền mượn đất”.

Tương tự, ông N.N.Th (trú tại thôn Tân Xá, xã Ba Lòng) có khai hoang 1,7ha đất tại xã Hải Phúc cũ từ 16 năm trước. Mỗi năm, gia đình ông Th phải nộp 500 nghìn đồng/ha/năm vì sử dụng đất do xã quản lý. Sau đó, ông Th nhận được thông báo của xã Hải Phúc là nộp tiền thì sẽ được làm sổ đỏ cho phần đất đang canh tác với lý do xã thiếu tiền làm công trình công cộng. Sau đó, ông Th đã nộp 25,5 triệu đồng cho cán bộ xã.

Ngoài ông S và ông Th, ở xã Hải Phúc cũ, không ít hộ đã phải nộp tiền cho xã để được làm sổ đỏ như trên. Do có hoàn cảnh khó khăn, nên nhiều hộ xin được giảm tiền, nhưng cán bộ xã kiên quyết không đồng ý, khiến người dân phải đi vay đi mượn khắp nơi.

Giấy xác nhận “Tiền mượn đất” mà xã đã thu của người dân. Ảnh: NĐ.
Giấy xác nhận “Tiền mượn đất” mà xã đã thu của người dân. Ảnh: NĐ.

Làm vốn đối ứng xây công trình và trả cho hàng quán?

Tìm hiểu cho thấy, khoảng tháng 4.2019, UBND xã Hải Phúc lập danh sách những hộ dân có nguyện vọng cấp đất sản xuất. Sau đó, xã làm tờ trình đề nghị huyện Đakrông cấp sổ đỏ cho các hộ dân dựa trên số liệu Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Đakrông đo đạc. Việc làm và cấp sổ đỏ cho người dân là hoàn toàn miễn phí.

Vậy tại sao người dân phải nộp tiền để được cấp sổ đỏ?, trước câu hỏi này, ông Hồ Xuân Hoàng - Chủ tịch UBND xã Ba Lòng (trước khi sáp nhập là Chủ tịch UBND xã Hải Phúc) nói rằng UBND xã Hải Phúc không buộc người dân nộp tiền để cấp đất. Mà người dân đã tự nguyện đóng góp để xã xây dựng nông thôn mới.

Cũng theo ông Hoàng, có 9 hộ dân ở thôn Tân Trà (nay sát nhập thành thôn Tân Xá) có sử dụng đất do xã quản lý, đã tự nguyện đóng góp tiền cho xã. Số tiền thu được ông Hoàng không nhớ rõ, nhưng đã sử dụng để đối ứng công trình xây dựng nông thôn mới và trả nợ ở các hàng quán mà xã đã tiếp khách.

Ông Nguyễn Trí Tuân – Bí thư huyện Đakrông nói rằng, sẽ đề nghị Thanh tra huyện vào tìm hiểu thông tin vụ việc nói trên. “Ngay khi có kết quả, nếu sai thì chúng tôi sẽ kiên quyết xử lý theo đúng quy định” – ông Tuân, cho biết.

HƯNG THƠ
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Xã đuối lý, Chủ tịch bị đe dọa, cấp sổ đỏ cho đất công bị lấn chiếm

Phan Anh - Ngô Cường |

Liên quan đến những phản ánh về sai phạm đất đai trên địa bàn xã Hữu Hòa (Thanh Trì, Hà Nội), lãnh đạo xã thừa nhận tình trạng lấn chiếm đất công trên địa bàn. Chủ tịch xã Hữu Hòa cũng cho biết, ông từng bị đe dọa khi cố gắng giải quyết sai phạm đất đai.

Xác minh thông tin hộ nghèo bị cán bộ địa chính làm mất "sổ đỏ"

ANH THƯ |

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội yêu cầu kiểm tra thông tin và có biện pháp hỗ trợ một gia đình nghèo ở xã Thạch Kim (huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) phản ánh nộp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho cán bộ địa chính nhưng đã bị làm mất "sổ đỏ".

Cần nghiêm khắc với cán bộ huyện nợ tiền tỉ của dân để ăn uống, liên hoan

TRẦN VƯƠNG |

Câu chuyện huyện uỷ, UBND huyện Yên Định tỉnh Thanh Hoá nợ tiền người dân để ăn uống, sửa xe… lên tới hơn 50 tỉ đồng mà không có khả năng chi trả đang xôn xao dư luận. Điều đáng nói là vấn đề này không chỉ xảy ra ở Yên Định. Cơ quan cấp trên ở nhiều tỉnh đã phải đau đầu về vấn đề cấp huyện nợ tiền tỉ ăn uống, tiếp khách lâu nay.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Hà Nội: Xã đuối lý, Chủ tịch bị đe dọa, cấp sổ đỏ cho đất công bị lấn chiếm

Phan Anh - Ngô Cường |

Liên quan đến những phản ánh về sai phạm đất đai trên địa bàn xã Hữu Hòa (Thanh Trì, Hà Nội), lãnh đạo xã thừa nhận tình trạng lấn chiếm đất công trên địa bàn. Chủ tịch xã Hữu Hòa cũng cho biết, ông từng bị đe dọa khi cố gắng giải quyết sai phạm đất đai.

Xác minh thông tin hộ nghèo bị cán bộ địa chính làm mất "sổ đỏ"

ANH THƯ |

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội yêu cầu kiểm tra thông tin và có biện pháp hỗ trợ một gia đình nghèo ở xã Thạch Kim (huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) phản ánh nộp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho cán bộ địa chính nhưng đã bị làm mất "sổ đỏ".

Cần nghiêm khắc với cán bộ huyện nợ tiền tỉ của dân để ăn uống, liên hoan

TRẦN VƯƠNG |

Câu chuyện huyện uỷ, UBND huyện Yên Định tỉnh Thanh Hoá nợ tiền người dân để ăn uống, sửa xe… lên tới hơn 50 tỉ đồng mà không có khả năng chi trả đang xôn xao dư luận. Điều đáng nói là vấn đề này không chỉ xảy ra ở Yên Định. Cơ quan cấp trên ở nhiều tỉnh đã phải đau đầu về vấn đề cấp huyện nợ tiền tỉ ăn uống, tiếp khách lâu nay.