Vướng thủ tục phức tạp, công nhân chật vật khi thuê nhà ở xã hội

Minh Hạnh |

Để thuê được nhà ở xã hội, công nhân cần rất nhiều giấy tờ chứng minh như: Sổ Bảo hiểm Xã hội, hợp đồng lao động, chứng nhận kết hôn, khai sinh... Tuy nhiên, thực tế cho thấy một số thủ tục gây khó khăn cho cả lao động và cơ quan quản lý.

Phản ánh đến Báo Lao Động, một số công nhân đang làm việc tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Hà Nội) cho hay, trong quá trình làm thủ tục thuê nhà ở xã hội dành cho công nhân, họ đã gặp nhiều khó khăn khi không ít thủ tục chồng chéo, gây khó cho cả lao động và doanh nghiệp.

Một trong các thủ tục thuê nhà ở xã hội là người lao động phải có đăng ký tạm trú, vì Xí nghiệp Quản lý và Phát triển nhà ở xã hội tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội (đơn vị cho thuê nhà) chỉ chấp nhận xác nhận tạm trú của xã Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội), còn người có tạm trú các xã khác thì không được.

Cho thuê nhà ở xã hội là chính sách nhân văn, hỗ trợ người lao động khi chưa có nhà ở nhưng thủ tục cơ quan Nhà nước yêu cầu và thực tế triển khai phát sinh nhiều vướng mắc, gây khó khiến người lao động không thể hoàn thiện hồ sơ, mặc dù đúng đối tượng được thụ hưởng.

Khu nhà ở xã hội tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Hà Nội. Ảnh: Minh Hạnh
Khu nhà ở xã hội tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội. Ảnh: Minh Hạnh

Theo anh Phạm Quang T (công nhân khu công nghiệp Bắc Thăng Long), do nhu cầu công việc và học tập của các con, vợ chồng anh làm đơn xin thuê nhà của Xí nghiệp Quản lý và Phát triển nhà ở xã hội (Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội). Tuy nhiên, công ty nơi anh T làm việc lại từ chối xác nhận chỗ ở hiện nay cho anh, cho rằng đây là việc của chính quyền địa phương và chỉ cấp giấy xác nhận theo mẫu sẵn có của công ty. Trong khi đó, Xí nghiệp Quản lý và Phát triển nhà ở xã hội lại không đồng ý mẫu của công ty nơi người lao động làm việc cấp.

Liên quan đến vấn đề này, chiều 21.11, trao đổi với PV Lao Động, ông Tô Hữu Huân – Phòng hành chính Xí nghiệp quản lý và Phát triển nhà ở xã hội, cho biết, đơn vị luôn tạo điều kiện cho công nhân thuê nhà khi có đầy đủ các thủ tục như: Đơn đăng ký, giấy xác nhận đối tượng, quá trình đóng BHXH, CCCD của người đứng đơn và người đi kèm, giấy chứng nhận kết hôn, giấy khai sinh của con và xác nhận cư trú, tạm trú.

Cũng trao đổi với PV, bà Chử Thị Thắng – Phó phòng Hành chính Công ty TNHH SD Việt Nam cho hay, lý do công ty không xác nhận vào giấy tờ của người lao động vì trong đó có mục chứng nhận họ không có đất, có nhà, việc này công ty không thể xác nhận được.

"Tất cả đơn của người lao động đều được công ty xác nhận, nhưng việc họ không có nhà, không có đất thì công ty không xác định và chứng minh được nên không thể ký, đóng dấu. Vấn đề này phải do chính quyền địa phương xác nhận. Tuy nhiên, công ty cũng tạo điều kiện, cho người lao động một front để khai báo, nếu người lao động gặp khó khăn cứ đến trực tiếp phòng nhân sự để trao đổi và có phương án hỗ trợ", bà Thắng cho biết.

Minh Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Đến hết năm 2023, Quảng Ninh sẽ có hơn 1000 căn hộ nhà ở xã hội

Đoàn Hưng |

Đến hết năm 2023, tỉnh Quảng Ninh sẽ hoàn thành hơn 1000 căn hộ thuộc dự án nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động có thu nhập thấp. Hiện các dự án đang được chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công, quyết tâm về đích sớm hơn so với kế hoạch đề ra.

Hết năm 2030, Hậu Giang dự kiến hoàn thành 1.572 căn nhà ở xã hội

Tạ Quang |

Hậu Giang - Cụ thể, năm 2025 dự kiến hoàn thành khoảng 110 căn; năm 2026 khoảng 220 căn; năm 2027 có 240 căn; năm 2028 là 285 căn; năm 2029 khoảng 310 căn và năm 2030 có khoảng 407 căn. Như vậy, tổng số căn nhà ở xã hội dự kiến hoàn thành đến hết năm 2030 là 1.572 căn.

Bốc thăm chọn nhà đầu tư nhà ở xã hội quá phụ thuộc may rủi

Tuyết Lan |

Sở Xây dựng Hà Nội đề xuất Luật Đấu thầu có quy định riêng về việc chọn chủ đầu tư nhà ở xã hội qua hình thức bốc thăm giống nhiều nước trên thế giới đang triển khai, giúp rút ngắn thời gian. Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng việc bốc thăm chọn nhà đầu tư dựa vào quá nhiều yếu tố may rủi.

Trợ lực về quỹ đất sạch để Công đoàn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho thuê

Vương Trần |

Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, quy định để Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê là rất nhân văn. Bên cạnh đó, cần có cơ chế hỗ trợ, trợ lực về quỹ đất sạch... để quy định này có thể đi vào thực tế.

Giáo viên mầm non ủng hộ giảm tuổi nghỉ hưu sớm 5 năm so với hiện hành

trà my |

Giáo viên mầm non vui mừng trước đề xuất bổ sung giáo viên mầm non vào nhóm lao động nặng nhọc, độc hại, từ đó hưởng chính sách nghỉ hưu sớm 5 năm so với quy định hiện hành.

Thanh Hóa vẫn loay hoay tìm hướng cho trung tâm hội nghị trăm tỉ hồi sinh

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Liên quan đến Trung tâm hội nghị Hàm Rồng (ở phường Hàm Rồng, TP. Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, đến nay, tỉnh Thanh Hóa vẫn đang “loay hoay” tìm các phương án để đưa trung tâm này “hồi sinh” trở lại.

Dự án khắc phục khẩn cấp hậu quả mưa lũ nhưng triển khai ì ạch, bị cắt vốn

HƯNG THƠ |

Công trình thủy lợi phục vụ tưới cho hàng nghìn ha lúa ở Quảng Trị bị hư hỏng nặng do mưa lũ, được Chính phủ hỗ trợ kinh phí khắc phục khẩn cấp. Tuy nhiên, với nhiều lý do, công trình ì ạch triển khai, chậm giải ngân nên bị cắt vốn, bị nợ động và ảnh hưởng đến công năng của công trình.

Nhờ đối thoại, 5 phúc lợi cho lao động nữ cao hơn so với luật định

HÀ ANH CHIẾN |

Tại tỉnh Đồng Nai, Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Shingmark Vina (tại Khu công nghiệp Bàu Xéo, huyện Trảng Bom) với hơn 3.300 lao động - đã đối thoại trực tiếp với Ban Giám đốc của công ty giúp tăng thêm phúc lợi cho lao động nữ.

Đến hết năm 2023, Quảng Ninh sẽ có hơn 1000 căn hộ nhà ở xã hội

Đoàn Hưng |

Đến hết năm 2023, tỉnh Quảng Ninh sẽ hoàn thành hơn 1000 căn hộ thuộc dự án nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động có thu nhập thấp. Hiện các dự án đang được chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công, quyết tâm về đích sớm hơn so với kế hoạch đề ra.

Hết năm 2030, Hậu Giang dự kiến hoàn thành 1.572 căn nhà ở xã hội

Tạ Quang |

Hậu Giang - Cụ thể, năm 2025 dự kiến hoàn thành khoảng 110 căn; năm 2026 khoảng 220 căn; năm 2027 có 240 căn; năm 2028 là 285 căn; năm 2029 khoảng 310 căn và năm 2030 có khoảng 407 căn. Như vậy, tổng số căn nhà ở xã hội dự kiến hoàn thành đến hết năm 2030 là 1.572 căn.

Bốc thăm chọn nhà đầu tư nhà ở xã hội quá phụ thuộc may rủi

Tuyết Lan |

Sở Xây dựng Hà Nội đề xuất Luật Đấu thầu có quy định riêng về việc chọn chủ đầu tư nhà ở xã hội qua hình thức bốc thăm giống nhiều nước trên thế giới đang triển khai, giúp rút ngắn thời gian. Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng việc bốc thăm chọn nhà đầu tư dựa vào quá nhiều yếu tố may rủi.

Trợ lực về quỹ đất sạch để Công đoàn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho thuê

Vương Trần |

Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, quy định để Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê là rất nhân văn. Bên cạnh đó, cần có cơ chế hỗ trợ, trợ lực về quỹ đất sạch... để quy định này có thể đi vào thực tế.