Vụ xin hơn 3 tỉ tháo dỡ trạm thu phí Cầu Rác: Sao phải bỏ ngân sách?

TRẦN TUẤN |

Sau thông tin Báo Lao Động phản ánh về việc Chi cục quản lý đường bộ 2.3 (Cục quản lý đường bộ 2, Tổng cục đường bộ Việt Nam) đã đề xuất trích hơn 3,3 tỉ đồng để tháo dỡ trạm thu phí Cầu Rác, hoàn trả lại mặt đường, dư luận rất quan tâm và đặt câu hỏi tại sao doanh nghiệp thu phí xong lại để nhà nước lấy ngân sách dọn "rác"?

Theo đó, ngày 31.5, Lao Động đã có bài viết Hà Tĩnh: Chi 3,3 tỉ đồng dỡ trạm thu phí Cầu Rác có hợp lý?, phản ánh Trạm thu phí Cầu Rác được chủ đầu tư là Công ty TNHH MTV Hạ tầng Sông Đà (Tổng Công ty Sông Đà) đưa vào hoạt động để thu phí từ năm 2009 cho Dự án đường tránh TP. Hà Tĩnh có chiều dài khoảng 16km.

Đến tháng 2.2019, Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu dừng thu phí để tính toán lại phương án tài chính của dự án. Đến tháng 12.2020, công trình trạm thu phí đó được giao cho Chi cục quản lý đường bộ 2.3 quản lý.

Từ khi dừng hoạt động, trạm thu phí này trở thành chướng ngại vật giữa Quốc lộ 1, gây mất an toàn giao thông, thực tế đã xảy ra một số vụ tai nạn khi phương tiện đâm vào trụ của trạm này.

Mới đây, Chi cục quản lý đường bộ 2.3 đã đề xuất lên cấp trên và được Tổng cục Đường bộ Việt Nam kiến nghị với Bộ GTVT xin được trích 3,3 tỉ đồng để thực hiện tháo dỡ với cái tên đầy đủ là công trình “Sửa chữa đột xuất tháo dỡ, thanh lý Trạm thu phí Cầu Rác Km539+100, Quốc lộ 1; hoàn trả nền mặt đường và hệ thống An toàn giao thông”.

Hình ảnh trạm thu phí Cầu Rác khi còn hoạt động có lần bị tài xế phản đối thu phí, tập trung gây ách tắc. Ảnh: TT.
Hình ảnh trạm thu phí Cầu Rác khi còn hoạt động có lần bị tài xế phản đối thu phí, tập trung gây ách tắc. Ảnh: TT.

Sau bài viết của Báo Lao Động, nhiều bạn đọc ở Hà Tĩnh và các địa phương trong khu vực Bắc Trung bộ cho rằng ngoài số tiền đề xuất để tháo dỡ trạm phu phí, hoàn trả lại mặt đường quá cao thì việc dùng ngân sách để thu dọn công trình mà tư nhân thu phí xong rồi bỏ “rác” lại như vậy là bất hợp lý.

Cụ thể bạn đọc Đặng Vân H. bày tỏ: Xây cái nhà to đùng hết 2 tỉ bạc, phá mấy cái cột bê tông này mà hết hơn 3 tỉ?. Bạn đọc Trần Minh V. viết “Ông nào xây thu phí thì tự tháo dỡ chơ?” Bạn đọc Anh Dũng D. giật mình: Cái gì, 3,3 tỉ luôn?. Bạn đọc Phạm Thành T., bình: Vậy thì phải đấu thầu công khai…

Bày tỏ quan điểm về vấn đề trên, Giám đốc một doanh nghiệp xây dựng ở Hà Tĩnh nói “Hơn 3 tỉ để tháo dỡ, hoàn trả mặt đường trạm thu phí đó thì cao quá. Nếu công ty chúng tôi được tham gia nhận thầu thì tầm khoảng hơn 2 tỉ là làm ngon rồi”.

Ông T. cũng cho rằng, lẽ ra chủ đầu tư Dự án BOT đã hoàn thành thu phí rồi thì phải tháo dỡ, hoàn trả lại mặt đường. Chứ để nhà nước lấy ngân sách xử lý là không hợp lý. Tuy nhiên, về việc tháo dỡ này, theo ông T ngay từ ban đầu khi làm hợp đồng BOT nhà nước cần xác định rõ trách nhiệm cho nhà đầu tư phải tháo dỡ khi hoàn thành thu phí luôn.

TRẦN TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Hà Tĩnh: Chi 3,3 tỉ đồng dỡ Trạm thu phí Cầu Rác có hợp lý?

TRẦN TUẤN |

Chi cục Quản lý đường bộ 2.3 (thuộc Cục quản lý đường bộ 2, Tổng cục đường bộ Việt Nam) đã lý giải về đề xuất trích 3,3 tỉ đồng để tháo dỡ Trạm thu phí Cầu Rác ở huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

Kẹt xe nghiêm trọng quốc lộ 51, chủ đầu tư xả 2 trạm thu phí

HÀ ANH CHIẾN |

Chiều ngày 2.5, dòng người đi du lịch tại Đà Lạt, Vũng Tàu, Phan Thiết bắt đầu trở về TPHCM khiến tình trạng kẹt xe xảy ra nghiêm trọng. Trên quốc lộ 51, chủ đầu tư đã phải xả 2 trạm thu phí để giảm ùn tắc.

Vì sao chưa tháo dỡ trạm thu phí Cầu Rác đã dừng thu phí 2 năm?

TRẦN TUẤN |

Việc xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông tại trạm thu phí Cầu Rác (đặt trên Quốc lộ 1A thuộc xã Cẩm Trung, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) dù trạm này đã dừng hoạt động hơn 2 năm qua khiến dư luận đặt câu hỏi tại sao chậm tháo dỡ?

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Hà Tĩnh: Chi 3,3 tỉ đồng dỡ Trạm thu phí Cầu Rác có hợp lý?

TRẦN TUẤN |

Chi cục Quản lý đường bộ 2.3 (thuộc Cục quản lý đường bộ 2, Tổng cục đường bộ Việt Nam) đã lý giải về đề xuất trích 3,3 tỉ đồng để tháo dỡ Trạm thu phí Cầu Rác ở huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

Kẹt xe nghiêm trọng quốc lộ 51, chủ đầu tư xả 2 trạm thu phí

HÀ ANH CHIẾN |

Chiều ngày 2.5, dòng người đi du lịch tại Đà Lạt, Vũng Tàu, Phan Thiết bắt đầu trở về TPHCM khiến tình trạng kẹt xe xảy ra nghiêm trọng. Trên quốc lộ 51, chủ đầu tư đã phải xả 2 trạm thu phí để giảm ùn tắc.

Vì sao chưa tháo dỡ trạm thu phí Cầu Rác đã dừng thu phí 2 năm?

TRẦN TUẤN |

Việc xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông tại trạm thu phí Cầu Rác (đặt trên Quốc lộ 1A thuộc xã Cẩm Trung, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) dù trạm này đã dừng hoạt động hơn 2 năm qua khiến dư luận đặt câu hỏi tại sao chậm tháo dỡ?